ICU & ED
For Doctors and Nurses
VIP score
Đăng nhập
TÌM KIẾM

VIP score

Visual Infusion Phlebitis Score (điểm viêm tĩnh mạch do tiêm truyền dựa vào quan sát)
 cập nhật: 16/5/2023
Chia sẻ
×

Chia sẻ

Dùng Camera điện thoại(người nhận) quét mã QR Code



Tiêu chí Điểm
Quan sát các dấu hiệu
0
1
2
3
4
5
Tổng điểm

GIỚI THIỆU
Đánh giá tình trạng viêm tĩnh mạch do tiêm truyền thuốc.
Điểm Tình trạng Can thiệp
0 Không có dấu hiệu viêm tĩnh mạch
  • Theo dõi, đánh giá ít nhất 2 lần/ngày
1 Có thể là giai đoạn sớm của viêm tĩnh mạch
  • Tăng cường theo dõi, đánh giá ít nhất mỗi 6 giờ/lần
2 Giai đoạn sớm của viêm tĩnh mạch
  • Thay đường truyền, đặt tại vị trí khác
  • Ghi chép hồ sơ bệnh án
  • Cân nhắc điều trị
3 Giai đoạn trung bình của viêm tĩnh mạch
  • Thay đường truyền, đặt tại vị trí khác
  • Ghi chép hồ sơ bệnh án
  • Điều trị
4 Giai đoạn tiến triển của viêm tĩnh mạch hoặc bắt đầu huyết khối tĩnh mạch
  • Thay đường truyền, đặt tại vị trí khác
  • Cân nhắc điều trị kháng sinh, cấy máu, cấy dịch chân kim
  • Ghi chép hồ sơ bệnh án
  • Điều trị
5 Giai đoạn tiến triển của huyết khối tĩnh mạch
  • Thay đường truyền, đặt tại vị trí khác
  • Cân nhắc điều trị kháng sinh, cấy máu, cấy dịch chân kim
  • Ghi chép hồ sơ bệnh án
  • Điều trị

Tiêm truyền tĩnh mạch giúp thuốc nhanh chóng đạt được nồng độ điều trị nhưng cũng tiềm tàng nguy cơ gây hại nếu thực hành không đúng. Để đảm bảo an toàn, bên cạnh tuân thủ các kỹ thuật tiêm truyền, nhân viên y tế cần thực hiện theo khuyến cáo về hoàn nguyên, pha loãng, tiêm truyền thuốc với nồng độ, tốc độ phù hợp.
Một số dược chất được bào chế dạng bột khô thay vì dung dịch do kém ổn định. Trước khi dùng, thuốc được hoàn nguyên với một lượng dung môi theo qui định của nhà sản xuất để đảm bảo độ tan và độ ổn định. Ví dụ: Nexium IV cần 5ml NaCl 0.9% để hoàn nguyên thuốc mà không phải là dung môi khác.
Không phải thuốc nào cũng cần pha loãng trước tiêm truyền kể cả thuốc có thể tích rất nhỏ. Đối với dược chất tan kém trong nước hoặc thân dầu nên dùng thuốc trực tiếp hoặc nếu cần thiết, pha loãng theo khuyến cáo để tránh bị kết tủa, ví dụ: Diazepam, Digoxin, Vitamin K1…
Với các thuốc dễ gây kích ứng, cần được pha loãng với dung môi và nồng độ phù hợp.
- Dung môi pha loãng
  • Các dung môi thường dùng là dung dịch đẳng trương như NaCl 0.9%, Glucose 5%.
  • Trong đó, NaCl 0.9% được ưu tiên sử dụng do độ ổn định thuốc sau pha tốt hơn và tương hợp với hầu hết các loại dược chất.
  • Tuy nhiên, một số thuốc chỉ nên pha với Glucose 5% như Amphorericin B, Amiodaron, Irinotecan, Oxaliplatin.
  • Trường hợp phải sử dụng dung môi khác (Ringer lactat, NaCl 0.45%,…), cần tra cứu thông tin tương hợp và cách pha trước khi dùng.
- Nồng độ pha loãng
  • So với tĩnh mạch trung tâm, tĩnh mạch ngoại vi dung nạp được khoảng pH hẹp hơn (pH 5-9), áp suất thẩm thấu thấp hơn (< 600 mOsmol/l) nên cần pha loãng thuốc tới nồng độ phù hợp để giảm kích ứng ven, viêm mạch, thoát mạch và các phản ứng có hại khác, ví dụ: nồng độ pha loãng khi truyền ngoại vi nên là: Nicardipin ≤ 0.1mg/ml, KCl ≤ 40mmol/L.
  • Lưu ý, trên đối tượng bệnh nhân hạn chế dịch, nồng độ pha thuốc có thể đậm đặc hơn nhưng không được vượt quá mức tối đa khuyến cáo để đảm bảo an toàn cho người bệnh, ví dụ: Nicardipin ≤ 0.2mg/ml, KCl ≤ 80mmol/L.
Một số thuốc tiêm truyền cần pha loãng và lưu ý
Tên thuốc Cách pha Nồng độ tối đa
Adrenalin Tiêm, truyền TM: pha loãng với NS/G5. TMNV: 0.1mg/ml
TMTT: 0.5mg/ml
Alteplase Tiêm, truyền TM: hoàn nguyên với lọ dung môi đi kèm (50ml) ⇨ dùng trực tiếp hoặc pha loãng với NS/G5. 1mg/ml
Amiodarone Tiêm TMC: không pha loãng hoặc pha loãng 1 ống (150mg) với 10ml G5 truyền hơn 10 phút.
Truyền TM: pha loãng với G5.
TMNV: 2mg/ml
TMTT: 900mg/50ml
Dopamin Truyền TM: pha loãng với NS/G5. TMNV: 3.2 mg/ml
TMTT: 8 mg/ml
Dobutamin Truyền TM: pha loãng với NS/G5. TMNV: 5 mg/ml
TMTT: 10 mg/ml
Esomeprazole Tiêm TMC: hoàn nguyên 40mg với 10ml NS.
Truyền TM: pha loãng (sau hoàn nguyên) với NS/G5.
Glyceryl trinitrate Truyền TM: không pha loãng hoặc pha loãng 1 ống (10mg) với 100ml - 400ml NS/G5.
Human Insulin Truyền TM: pha loãng mỗi 0.5 ml (50IU) Insulin với 50ml NS/G5/G10 để được dung dịch nồng độ 1 IU/ml.
Nicardipine Truyền TM: pha loãng với NS/G5 khi truyền ngoại vi. TMNV: 0.2mg/ml
Noradrenaline Truyền TM: pha loãng với NS/G5. Nên truyền tĩnh mạch trung tâm. TMNV: 16mg/250ml
TMTT: 16 mg/50ml
KCl Truyền TM: pha loãng với NS/G5/G10/RL hoặc 1/2NS. TMNV: 80mmol/L
TMTT: 400mmol/L
TM: tĩnh mạch, TMC: tĩnh mạch chậm, TMTT: tĩnh mạch trung tâm, TMNV: tĩnh mạch ngoại vi, NSX: nhà sản xuất, NS: NaCl 0.9%, 1/2NS: NaCl 0.45%, G5: glucose 5%, RL: Ringer lactat, ICU: Intensive care unit, CICU: cardiac intensive care unit
- Tốc độ tiêm truyền
  • Tiêm truyền thuốc với tốc độ phù hợp giúp giảm nguy cơ xảy ra các phản ứng bất lợi của thuốc, đảm bảo hiệu quả và an toàn điều trị. Có thuốc cần tiêm truyền chậm như kháng sinh, kháng nấm, thuốc điều trị ung thư…nhưng cũng có thuốc yêu cầu tiêm rất nhanh để phát huy tác dụng như Adenosin.
  • Cần tuân thủ hướng dẫn của thuốc và cân nhắc thêm đặc điểm người bệnh (tình trạng bệnh lý, tuổi, cân nặng...) để điều chỉnh tốc độ tiêm truyền hợp lý.
- Tương kỵ thuốc tiêm
  • Khi trộn chung nhiều thuốc trong một chai dịch/xylanh, hoặc tiêm truyền nhiều thuốc qua một đường truyền hoặc chạc ba, có thể dẫn đến tương kỵ khiến thuốc không còn an toàn và/hoặc hiệu quả.
  • Quá trình này có thể phát hiện được bằng mắt thường (kết tủa, tạo bọt khí, đổi màu..) hoặc không.
  • Để hạn chế tương kỵ, nên giảm tối đa việc trộn lẫn hoặc truyền chung thuốc với nhau, cần tra cứu thông tin về tương hợp/ tương kỵ giữa thuốc - dung môi, thuốc - thuốc trước khi dùng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
  1. Được đề xuất bởi. Lê Ngọc Đức Việt. Vinmec Nha Trang
  2. VinmecDR.COM Phụ lục 01: Thang điểm VIP score và hướng dẫn can thiệp
  3. VIP Score. IV Team
  4. An toàn sử dụng thuốc tiêm truyền tĩnh mạch. Bản tin thông tin thuốc. tháng 5/2023. Vinmec
TÀI LIỆU THAM KHẢO
  1. Được đề xuất bởi. Lê Ngọc Đức Việt. Vinmec Nha Trang
  2. VinmecDR.COM Phụ lục 01: Thang điểm VIP score và hướng dẫn can thiệp
  3. VIP Score. IV Team
  4. An toàn sử dụng thuốc tiêm truyền tĩnh mạch. Bản tin thông tin thuốc. tháng 5/2023. Vinmec
 242 lượt sử dụng

DANH MỤC


ICU & ED chuyển đổi số !

Chuyên về công cụ hỗ trợ thực hành (tools), cập nhật phác đồ điều trị (protocols), hướng dẫn về thủ thuật (procedures), tra cứu về thuốc (drugs) và xét nghiệm (tests), sơ đồ tiếp cận (approach algorithm). Giúp cải thiện tốc độ và độ chính xác trong chẩn đoán và điều trị.
Chuyên về công cụ hỗ trợ thực hành (tools), cập nhật phác đồ điều trị (protocols), hướng dẫn về thủ thuật (procedures), tra cứu về thuốc (drugs) và xét nghiệm (tests), sơ đồ tiếp cận (approach algorithm). Giúp cải thiện tốc độ và độ chính xác trong chẩn đoán và điều trị.
×

Kích vào đây để tải về

Chia sẻ

Dùng Camera điện thoại quét mã QR Code