ICU & ED
For Doctors and Nurses
Tính liều insulin mỗi 6 giờ
Đăng nhập
TÌM KIẾM

Tính liều insulin mỗi 6 giờ

Sử dụng insulin Regular
 cập nhật: 4/8/2024
Chia sẻ
×

Chia sẻ



GIỚI THIỆU
Đối với bệnh nhân với mức đường huyết không quá cao(ví dụ: < 14.0 mmol/L), chưa từng điều trị insulin ngoại trú, chưa dung nạp thức ăn qua đường tiêu hóa hoặc lượng dinh dưỡng đưa vào/dung nạp không ổn định, việc kiểm soát đường huyết với insulin Regular(insulin phổ biến) mỗi 6 giờ (4 lần/ngày) cho hiệu quả kiểm soát đường huyết tối ưu. Là lựa chọn đầu tay hoặc là lựa chọn tiếp theo sau liệu pháp truyền insulin liên tục(giúp tận dụng lượng insulin Regular còn dư, tránh lãng phí). Công cụ này giúp Điều Dưỡng viên tự thực hiện, giúp giảm tải công việc cho Bác sĩ.

Cân nặng bệnh nhân
Liều cài đặt(a)
Liều điều chỉnh(b)
Thực hiện
(a) 1-4 UI insulin cho mỗi 2.8 mmol/L glucose tăng lên trên 8.3 mmol/L, theo mức độ nhạy với insulin của bệnh nhân, số càng lớn độ nhạy càng giảm. Liều cài đặt tự động theo quy tắc 1800.
(b) Bổ sung thêm + 1-2UI mỗi lần vào liều cài đặt. Sử dụng khi liều cài đặt ở mức 4 hoặc liều cài đặt là tự động mà đường huyết xu hướng vẫn còn cao sau 1-2 ngày điều trị

Bác sĩ lựa chọn độ phác đồ, xuất ra file word, in ra giấy cho Điều Dưỡng thực hiện, sau 1-2 ngày nếu đường huyết không được kiểm soát trong phạm vi mục tiêu thì điều chỉnh(sau khi điều chỉnh thì xuất file word mới và in ra để thực hiện):
  • Nếu đường huyết xu hướng thấp hơn mục tiêu: giảm mức độ liều cài đặt xuống: 4 > 3 > 2 > 1
  • Ngược lại, nếu xu hướng đường huyết cao hơn mục tiêu: tăng mức độ liều cài đặt lên: 1 > 2 > 3 > 4. Nếu liều cài đặt đã lên tới 4 mà xu hướng đường huyết vẫn cao hơn mục tiêu thì thêm liều điều chỉnh + 1-2 UI so với liều điều chỉnh trước đó. Ví dụ: Liều cài đặt 4, liều điều chỉnh: 0 thì liều điều chỉnh tiếp theo là 1 hoặc 2
  • Trường hợp liều cài đặt ban đầu chọn "tự động" theo quy tắc 1800 thì khi cần điều chỉnh có thể chỉ cần điều chỉnh [liều điều chỉnh] nếu đường huyết xu hướng cao, hoặc chuyển sang liều cài đặt từ 1-4 chọn giá trị gần nhất thấp hơn liều cài đặt tự động nếu đường huyết có xu hướng thấp.
Lưu ý: Chế độ liều này không sử dụng bổ sung insulin nền hoặc bất kỳ loại thuốc hạ đường huyết bổ sung nào khác.
Mục tiêu Khuyến cáo
Mục tiêu glucose máu bất kỳ
Chỉnh liều insulin hiệu chỉnh
7,8 – 10,0 mmol/L
(140 – 180 mg/dL)
Ở hầu hết bệnh nhân, đặc biệt là bệnh nhân ICU.
6,1 – 7,8 mmol/L
(110 – 140 mg/dL)
Bệnh nhân trẻ nếu có thể đạt được mục tiêu này mà không có hạ đường huyết đáng kể.
Mục tiêu glucose máu lúc đói
Chỉnh liều insulin nền
5,5 – 7,2 mmol/L
(99– 130 mg/dL)
Đường máu lúc đói được định nghĩa là đường máu sau khi nhịn ăn hoặc không cung cấp dinh dưỡng trong ít nhất 8 giờ.
Insulin Regular tiêm dưới da, được dùng mỗi 6 giờ.
  • Nếu Glucose máu > 8,3 mmol/L, cho từ 1 - 4 UI insulin với mỗi 2,8 mmol/L Glucose máu tăng thêm, dựa trên dự đoán mức độ nhạy cảm với insulin của người bệnh. Hoặc tính tự động dựa trên yếu tố hiệu chỉnh (CF) theo quy tắc 1800.
  • Được điều chỉnh liều từ 1 - 2 UI/ liều sau mỗi 1 -2 ngày nếu bệnh nhân đáp ứng không đầy đủ. Điều chỉnh theo mục tiêu đường máu bất kỳ 6.1 - 10.0 mmol/L, cụ thể tùy theo nhóm bệnh nhân.
  • Tổng liều insulin hằng ngày (TDI) (IU) = 0.55 x cân nặng (kg)
  • Yếu tố hiệu chỉnh (CF: có nghĩa là 1 UI insulin sẽ giảm được bao nhiêu ?  mg/dL glucose) = 1800 / TDI 
  • Hay CF(1 UI insulin sẽ giảm được ? mmol/L glucose) = 100 /  TDI
  • Do đó để giảm A (mmol/L) thì cần (? UI insulin)= A / (100 / TDI) = A x TDI / 100
  • Đối với bệnh nhân < 70 tuổi và CrCl ≥ 50 mL/phút, bị tiểu đường lâu năm với HbA1C cao, tình trạng tăng đề kháng insulin như dùng corticoid, vận mạch, nhiễm trùng nặng.. nên ưu tiên liều cài đặt ban đầu cao, ví dụ: 4 hoặc 3
  • Ngược lại, bệnh nhân lớn tuổi (≥ 70 tuổi), chức năng thận giảm CrCl < 50 ml/phút (đặc biệt < 10 ml/phút), bệnh tiểu đường mới hoặc không nặng HbA1C không quá cao, ít có yếu tố nguy cơ gây gia tăng đề kháng insulin: nên ưu tiên liều cài đặt ban đầu thấp, ví dụ: 1 hoặc 2
  • Các trường hợp khó phân định, hoặc chưa thể tính toán cân đo đầy đủ, nên chọn chế độ liều cài đặt: tự động
Khi Glucose máu: 2.8-4.0 mmol/L có thể xuất hiện triệu chứng hạ đường huyết :
  • Nhịp tim nhanh, nhịp thở nhanh
  • Vã mồ hôi, tay chân lạnh
  • Lơ mơ, hôn mê
Xử trí
Hạ đường huyết khi Glucose máu: 3.9 mmol/L
Nếu Glucose máu (2.8 - 3.9 mmol/L): 
  • Ngừng insulin.
  • Nếu có triệu chứng hoặc không thể đánh giá, 25 g lucose IV (125ml Glucose 20% hoặc 83ml Glucose 30%).
  • Kiểm tra lại Glucose máu mỗi 15 phút.
  • Nếu không có triệu chứng, cân nhắc 12,5g Glucose IV (63 ml Glucose 20% hoặc 42ml Glucose 30%) hoặc uống nước hoa quả.
  • Kiểm tra lại sau mỗi 15–30 phút.
  • Nhắc lại khi cần, cho đến khi đường huyết đạt mục tiêu
  • Giảm liều insulin tiếp theo
Nếu Glucose máu<50 mg / dL(2.8 mmol/L):
  • Ngừng insulin và cho 25 g lucose IV (125ml Glucose 20% hoặc 83ml Glucose 30%).
  • Kiểm tra lại Glucose máu mỗi 10–15 phút.
  • Nhắc lại khi cần, cho đến khi đường huyết đạt mục tiêu
  • Giảm liều insulin tiếp theo

TÀI LIỆU THAM KHẢO
  1. Tiếp cận kiểm soát đường máu ở bệnh nhân nội trú. HSCC.VN
  2. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường típ 2. Quyết định số 5481/ QĐ-BYT. 30.12.202
TÀI LIỆU THAM KHẢO
  1. Tiếp cận kiểm soát đường máu ở bệnh nhân nội trú. HSCC.VN
  2. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường típ 2. Quyết định số 5481/ QĐ-BYT. 30.12.202
 68 lượt xem VIP

DANH MỤC

Bố cục nội dung


ICU & ED chuyển đổi số !

Chuyên về công cụ hỗ trợ thực hành (tools), cập nhật phác đồ điều trị (protocols), hướng dẫn về thủ thuật (procedures), tra cứu về thuốc (drugs) và xét nghiệm (tests), sơ đồ tiếp cận (approach algorithm). Giúp cải thiện tốc độ và độ chính xác trong chẩn đoán và điều trị.
Chuyên về công cụ hỗ trợ thực hành (tools), cập nhật phác đồ điều trị (protocols), hướng dẫn về thủ thuật (procedures), tra cứu về thuốc (drugs) và xét nghiệm (tests), sơ đồ tiếp cận (approach algorithm). Giúp cải thiện tốc độ và độ chính xác trong chẩn đoán và điều trị.
×

Chia sẻ

Phiên bản miễn phí
Phiên bản VIP