COVID-19: Phục hồi chức năng
cho bệnh nhân COVID-19 Chia sẻ
- GIỚI THIỆU
- KỸ THUẬT PHỤC HỒI CHỨC NĂNG ÁP DỤNG CHO NGƯỜI BỆNH COVID-19
- Mức độ nhẹ
- Kỹ thuật 01: Tập thở chúm môi – tập thở hoành
- Kỹ thuật 02: Tập ho hiệu quả
- Kỹ thuật 03: Tập thở chu kỳ chủ động
- Kỹ thuật 04: tập thở với dụng cụ trợ giúp hô hấp
- Kỹ thuật tập vận động
- Mức độ nặng hoặc nguy kịch
- Kỹ thuật điều chỉnh tư thế người bệnh
- Kỹ thuật tập vận động thụ động
- Kỹ thuật dẫn lưu tư thế
- Kỹ thuật vỗ, rung lồng ngực
- Kỹ thuật thở có trợ giúp
- Sau ra viện
- TÀI LIỆU THAM KHẢO
GIỚI THIỆU
Phục hồi chức năng dựa trên mức độ nặng của bệnh đối với người bệnh nằm viện và sau ra viện
Người bệnh mức độ nhẹ, ý thức tỉnh, có thể tự thực hiện các kỹ thuật chủ
động theo hướng dẫn qua băng hình hoặc điều khiển từ xa, tờ rơi dưới sự giám sát
của nhân viên y tế để đảm bảo người bệnh thực hiện đúng kỹ thuật và đảm bảo đủ
thời gian.
Kỹ thuật tập các kiểu thở
- Mục đích của kỹ thuật: Làm giãn nở lồng ngực, tăng khả năng tống thải đờm dịch giúp tăng không khí vào phổi.
- Tư thế: có 03 tư thế nằm ngửa đầu gối gập 45 độ, tư thế ngồi hay đứng để người bệnh COVID-19 để thực hiện các bài tự tập thở.
Người bệnh ngồi
Bước | Mô tả |
---|---|
1 | Người bệnh hít thật sâu từ từ bằng mũi đồng thời bụng phình lên. |
2 | Chúm môi từ từ thở ra thật hết đồng thời bụng hóp lại. |
Bước | Mô tả |
---|---|
1 | Thở chúm môi (hít thật sâu, từ từ bằng mũi, chúm môi từ từ thở ra cho tới hết khả năng) khoảng 5 - 10 lần giúp đẩy đờm từ phế quản nhỏ ra các phế quản vừa |
2 | Tròn miệng, hà hơi 5 - 10 lần, tốc độ tăng dần: Giúp đẩy đờm từ phế quản vừa ra khí quản. |
3 | Ho, hít vào thật sâu, nín thở và ho liên tiếp 2 lần, lần 1 nhẹ, lần 2 nhanh mạnh để đẩy đờm ra ngoài. |
Bước | Mô tả |
---|---|
1 | Thở có kiểm soát: Hít thở nhẹ nhàng trong 20 đến 30 giây (hít vào thật sâu, từ từ bằng mũi). |
2 | Căng giãn lồng ngực: Hít thật sâu bằng mũi, nín thở 2 đến 3 giây và thở ra nhẹ nhàng, lặp lại 3 đến 5 lần. |
3 | Hà hơi: Hít thật sâu, nín thở 2 đến 3 giây và tròn miệng hà hơi đẩy mạnh dòng khí ra ngoài. Lặp lại 1 đến 2 lần. |
4 | Khạc đờm và xử lý đờm: khạc vào cốc đựng đờm, dùng khăn giấy lau miệng rồi bỏ luôn khăn giấy vào cốc. Tiếp theo đổ ngập dung dịch Javen 1% rồi đậy kín nắp. |
Bóng cao su, bóng bay và
dụng cụ chuyên dụng tập chức năng hô hấp Spiroball
Gắn liền với hoạt động hàng ngày để duy trì, tăng sức
mạnh của cơ vùng chi, thân mình và đầu cổ.
- Mục đích để thư giãn cơ hoành giúp hô hấp dễ dàng hơn.
- Đặt người bệnh ngồi hơi gập người về phía trước hoặc nằmđầu cao 30o - 600 , khớp gối hơi gập.
- Trường hợp ARDS nặng, thở máy đặt người bệnh nằm sấp khi có chỉ định của bác sĩ điều trị.
- Thực hiện lăn trở thường xuyên 2 giờ/lần, kiểm tra tình trạng da, đặc biệt các điểm tỳ đè.
- Khuyến khích sử dụng đệm hơi để phòng loét.
- Thực hiện ngày 3 lần (sáng, chiều, tối).
- Mục đích duy trì tầm vận động của khớp, chống teo cơ, ngăn ngừa co rút khớp và huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT).
- Thực hiện tập vận động thụ động các khớp vai, khớp khuỷu tay, khớp cổ tay, khớp háng, khớp gối, khớp cổ chân theo tầm vận động khớp. Mỗi lần thực hiện 15 đến 30 phút.
- Mục đích phòng ứ động đờm rãi và dẫn lưu các đờm dịch ra ngoài.
- Điều chỉnh tư thế sao cho vùng phổi tổn thương lên trên và có ứ đọng dịch lên trên (dựa vào phim X-quang ngực để đánh giá). Mỗi lần thực hiện 10 - 15 phút
- Mục đích làm rung cơ học, long đờm ứ đọng và đẩy ra phế quản rộng hơn để thoát ra ngoài.
- Vỗ rung áp dụng trên thành ngực ở vị trí tương ứng với các phân thuỳ phổi có chỉ định dẫn lưu. Mỗi lần vỗ rung lồng ngực 10 - 15 phút
- Mục đích giúp tống thải đờm từ các phế quản nhỏ ra đường thở lớn hơn.
- Ép bàn tay vào lồng ngực theo hướng di chuyển của khung sườn ở thì thở ra của người bệnh
- Mục đích phục hồi lại sức khỏe và các chức năng sinh hoạt hàng ngày để trở lại công việc thường ngày, hòa nhập cộng đồng.
- Đối với người bệnh viêm phổi thể nhẹ, khi ra viện cần được hướng dẫn người bệnh tăng cường tập các bài tập vận động, các bài tập thở và điều chỉnh tâm lý.
- Đối với người bệnh đã từng bị thể nặng hoặc nguy kịch, khi ra viện cần đánh giá về tổn thương chức năng phổi của người bệnhvà đưa ra phương án phục hồi chức năng phù hợp gồm tập vận động, tập thở, tâm lý trị liệu, chế độ dinh dưỡng.