Ngộ độ Ciguatera
Sau ăn cá hồng chuối, cá nhồng, cá mú.. Chia sẻ
GIỚI THIỆU
Nguồn gốc căn nguyên của tình trạng này được khởi nguồn từ một loại vi tảo biển có tên là dinoflagellate thuộc chi Gambierdiscus xuất hiện ở những khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới, sinh sống ở các rạn san hô, tầng nước sâu. Loài tảo dinoflagellate này sinh ra chất ciguatoxin và/hoặc tiền chất của ciguatoxin gọi là gambiertoxin. Khi các loài cá ăn phải loại tảo này, gambiertoxin sẽ chuyển hoá thành độc tố Ciguatoxin tích trữ trong các mô thịt của cá, các loài cá lớn hơn ăn phải những con cá có độc tố này cũng bị tích trữ độc tố. Các loại cá thường bị nhiễm độc tố gây ra tình trạng ngộ độc như: Các hồng chuối, cá nhồng, một số loài cá mú, cá hổ phách, cá chình Moray, cá vẹt.. Chất ciguatoxin không bị ảnh hưởng khi nấu ăn hoặc làm đông lạnh. Khi con người ăn phải cá có độc tố này ở một mức độ nồng độ độc tố nhất định vượt quá khả năng xử lý đào thải của cơ thể sẽ dẫn đến tình trạng ngộ độc gọi là ngộ độc Ciguatera. Các triệu chứng thường xuất hiện trong vòng 6 giờ sau khi ăn cá (có khi trễ đến 30 giờ)với các triệu chứng nghiêm trọng như mạch chậm huyết áp tụt, kẹt kèm theo các triệu chứng của tình trạng ngộ độc thức ăn như nôn ói, tiêu chảy, tê rần vùng miệng lưỡi, tê bì, yếu, bủn rủn tay chân, ngứa, châm chích, tăng cảm giác đau.
Hiếm khi xảy ra tình trạng suy hô hấp do yếu cơ hô hấp hoặc hôn mê cần phải kiểm soát đường thở và thông khí. Tuy nhiên, tiếp cận ABC cũng cần được đảm bảo các chức năng sinh lý ổn định bệnh nhân ban đầu.
Mất nước do tiêu chảy, nôn ói và tình trạng hạ huyết áp nên cần truyền dịch tinh thể (NaCl 0.9%), thường 20ml/kg, khoảng 1 lít trong cấp cứu ban đầu, nhu cầu bổ sung tùy vào đánh giá tình trạng mất nước và các chỉ số huyết động, sinh hóa (lactate).
Để điều trị nhịp chậm đơn thuần có thể sử dụng:
- Atropin 0.5 mg IV, mỗi 5 phút, nhắc lại khi cần (không có liều tối đa, tuy nhiên theo ACLS tối đa 3mg).
Trong trường hợp có kèm theo tụt huyết áp có thể sử dụng:
- Dopamin 5 - 20 mcg/kg/phút hoặc
- Adrenaline 2 - 10 mcg/ phút.
Đối với đường truyền ngoại vi nên pha loãng.
Tiêu chảy và nôn ói là biện pháp loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể, thường không được điều trị, tránh sử dụng các thuốc làm giảm nhu động ruột. Tuy nhiên, có thể xem xét điều trị nôn khan với Ondasetron.
Có thể được điều trị bằng khám histamin H1: Diphenhydramin, cetirizine, loratadin, ..
Mặc dù bằng chứng còn yếu và mâu thuẫn, tuy nhiên có thể cân nhắc sử dụng một liều duy nhất 0.5 - 1g/kg truyền trong vòng 1 giờ, sử dụng trong 48 giờ đầu ở bệnh nhân không bị mất nước hoặc sốc mà có triệu chứng thần kinh gây dị cảm, yếu nhược đáng kể.
- Gabapentin và Pregabalin có thể hiệu quả để điều trị đau và dị cảm với lạnh kéo dài, tuy nhiên có tác dụng phụ là an thần, nguy cơ lệ thuộc thuốc.
- Amitriptyline có thể điều trị dị cảm mãn tính và ngứa, tuy nhiên có thể không có hiệu quả đối với chứng rối loạn tiêu hóa do nhiệt độ.
Paracetamol là lựa chọn phù hợp
Có thể xem xét Nifedipine, nhưng tránh dùng ở giai đoạn cấp vì nguy cơ gây tụt huyết áp nghiêm trọng
Fluoxetine có thể được xem xét
- Những bệnh nhân sau khi bị ngộ độc nên tránh ăn cá, uống cà phê, rượu và ăn các loại hạt trong vòng 6 tháng sau ngộ độc, nguy cơ tái phát triệu chứng.
- Lần ngộ độc sau thường nặng hơn lần ngộ độc trước
- Bệnh nhân nữ quan hệ tình dục có thể gây đau, nên sử dụng biện pháp hạn chế hoặc thay thế cho đến khi hết triệu chứng.