COVID-19: Điều trị bội nhiễm
cho bệnh nhân COVID-19 Chia sẻ
- GIỚI THIỆU
- ĐIỀU TRỊ BỘI NHIỄM THEO PHÂN TẦNG BỆNH NHÂN COVID-19
- Mức độ nhẹ
- Mức độ trung bình
- Mức độ nặng
- Mức độ nguy kịch có nhiều kỹ thuật-thủ thuật xâm lấn
- NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG KHÁNG SINH
- ĐÁNH GIÁ YẾU TỐ NGUY CƠ NHIỄM VI KHUẨN ĐA KHÁNG THUỐC
- Nguy cơ chung
- Nguy cơ nhiễm Tụ cầu vàng kháng methicilin (MRSA)
- Nguy cơ nhiễm vi khuẩn gram âm đường ruột sinh men Betalactamase phổ rộng (ESBL)
- Nguy cơ nhiễm Pseudomonas spp. hoặc Acinetobacter baumanni đa kháng thuốc
- Nguy cơ nhiễm các vi khuẩn khác
- NGUY CƠ NHIỄM NẤM CANDIDA XÂM LẤN
- Chẩn đoán
- Điều trị thuốc kháng nấm
- Giai đoạn tấn công
- Giai đoạn duy trì
- MỘT SỐ PHÁC ĐỒ KHÁNG SINH KINH NGHIỆM ĐIỀU TRỊ CÁC NHIỄM KHUẨN THƯỜNG GẶP TRÊN NGƯỜI BỆNH COVID-19
- Nhiễm khuẩn huyết
- Viêm phổi
- Nhiễm khuẩn tiết niệu
- Nhiễm khuẩn da - mô mềm
- LIỀU KHÁNG SINH - KHÁNG NẤM
- Liều kháng sinh - kháng nấm cho bệnh nhân người lớn KHÔNG CÓ suy gan, suy thận
- Liều dùng và hiệu chỉnh liều kháng sinh, kháng nấm trên bệnh nhân nặng có suy giảm chức năng thận
- Colistin
- Vancomycin
- Hiệu chỉnh liều kháng sinh, kháng nấm ở bệnh nhân béo phì
- Một số chỉ số cân nặng thông thường áp dụng trong tính liều kháng sinh ở bệnh nhân béo phì
- Chế độ liều dựa trên kinh nghiệm được khuyến cáo của các thuốc kháng sinh, kháng nấm thường dùng trên bệnh nhân nặng có can thiệp CRRT, ECMO, lọc máu hấp phụ (HP) hoặc có tăng thanh thải thận (ARC)
- TÀI LIỆU THAM KHẢO
GIỚI THIỆU
Điều trị bội nhiễm bao gồm nhiễm khuẩn và nhiễm nấm cần dựa vào phân tầng mức độ nặng của bệnh nhân COVID-19, tuân thủ các nguyên tắc sử dụng kháng sinh, đánh giá các yếu tố nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm nấm để quyết định điều trị ban đầu theo kinh nghiệm hướng đến tác nhân. Liều thuốc cần được tính toán dựa theo mức lọc cầu thận, tình trạng suy chức năng gan thận đi kèm nếu có.
Xem thêm: công cụ tính mức lọc cầu thận GFR và BMI
Không sử dụng kháng sinh (KS), kháng nấm nếu không có bằng chứng nhiễm trùng.
Chỉ điều trị KS khi nghi ngờ có bằng chứng nhiễm trùng.
Dùng kháng sinh theo kinh nghiệm phụ thuộc yếu tố nguy cơ của bệnh nhân
hoặc theo kháng sinh đồ nếu có.
Dùng kháng sinh theo kinh nghiệm phụ thuộc yếu tố nguy cơ của bệnh nhân
hoặc theo kháng sinh đồ nếu có.
- Khi có biểu hiện nghi ngờ nhiễm khuẩn, cần làm xét nghiệm công thức máu, bilan viêm (CRP hoặc tốt hơn là procalcitonin, PCT), chẩn đoán hình ảnh (X-quang) trước khi sử dụng kháng sinh.
- Khuyến khích lấy mẫu bệnh phẩm (máu, đờm, dịch tiết phế quản, và/hoặc các bệnh phẩm khác tùy theo vị trí nhiễm trùng nghi ngờ theo hướng dẫn của Khoa Xét nghiệm) để tìm tác nhân gây bệnh trước hoặc trong vòng 24 h sau khi sử dụng kháng sinh nhưng tránh làm trì hoãn việc sử dụng kháng sinh, nuôi cấy, định danh và làm kháng sinh đồ.
- Kết quả CRP > 10 mg/dl hoặc PCT > 0,5 ng/ml kết hợp với tình trạng lâm sàng để sử dụng kháng sinh.
- Chọn phác đồ kháng sinh phù hợp nhất phù hợp nhất dựa trên vị trí nhiễm khuẩn, vi sinh vật có thể liên quan (Gram dương, Gram âm, kỵ khí hoặc vi khuẩn không điển hình), mức độ nặng của bệnh và nguy cơ kháng thuốc của vi sinh vật gây bệnh (đánh giá thông tin chăm sóc y tế, sử dụng kháng sinh, các yếu tố bệnh nền và các can thiệp xâm lấn thực hiện trên bệnh nhân)
- Phác đồ kháng sinh kinh nghiệm với các tình trạng nhiễm khuẩn có sẵn từ các ca bệnh trong cộng đồng vào thẳng Trung tâm (chẩn đoán trong vòng 48 giờ sau khi nhập Trung tâm) cần ưu tiên kháng sinh phổ hẹp trên các vi khuẩn gây nhiễm trùng cộng đồng. Chỉ sử dụng kháng sinh phổ rộng hoặc phối hợp kháng sinh cho những bệnh nhân có nguy cơ nhiễm vi khuẩn kháng thuốc.
- Phác đồ kháng sinh cho nhiễm khuẩn nặng, thứ phát trong điều trị nội trú ở bênh viện tuyến dưới hoặc tại Trung tâm (đặc biệt trên bệnh nhân thở máy) cần ưu tiên phối hợp kháng sinh có phổ trên vi khuẩn Gram âm, có thể phối hợp thêm kháng sinh tác dụng trên vi khuẩn Gram dương (tụ cầu hoặc Enterococcus) như vancomycin hay linezolid khi có yếu tố nguy cơ, hoặc trong nhiễm khuẩn nặng, viêm phổi liên quan đến thở máy, sốc nhiễm trùng. Chỉ cân nhắc phối hợp thêm các kháng sinh với mục đích bao phủ trên vi khuẩn không điển hình (như azithromycin, fluoroquinolon) khi có bằng chứng xét nghiệm hoặc dấu hiệu lâm sàng rất gợi ý.
- Chỉ cân nhắc sử dụng kháng nấm trong các tình huống lâm sàng đặc biệt sau khi đã đánh giá các yếu tố liên quan đến nhiễm nấm xâm lấn và lâm sàng của bệnh nhân.
- Kháng sinh cần được chỉ định càng sớm càng tốt sau khi có chẩn đoán nhiễm khuẩn (tốt nhất trong vòng 6 giờ). Trong các nhiễm khuẩn nặng và sốc nhiễm khuẩn, kháng sinh kinh nghiệm nên được thực hiện trong vòng 1 giờ sau khi có chẩn đoán.
- Áp dụng nguyên tắc Dược động học - Dược lực học trong hiệu chỉnh liều để tăng hiệu quả điều trị, giảm độc tính của kháng sinh. Chú ý các bệnh nhân thừa cân, béo phì, giảm albumin máu, sốc nhiễm trùng phụ thuốc vận mạch, tăng thanh thải thận (ở người trẻ tuổi, phụ nữ có thai), suy giảm chức năng thận (ở bệnh nhân cao tuổi hoặc có bệnh nền) hay thực hiện can thiệp điều trị thay thế thận (ngắt quãng hoặc liên tục), lọc máu hấp phụ, ECMO có thể ảnh hưởng đến Dược động học của kháng sinh và hiệu quả điều trị, do đó cần tham khảo liều cho phù hợp theo mức lọc cầu thận CrCl.
- Đánh giá đáp ứng điều trị thường xuyên (quan trọng nhất sau 48 - 72 h sau khi khởi đầu phác đồ điều trị), điều chỉnh kháng sinh sau khi có kết quả vi sinh và đánh giá đáp ứng lâm sàng của bệnh nhân. Cân nhắc ngừng kháng sinh khi đủ liệu trình điều trị, bilan viêm (số lượng bạch cầu, bạch cầu trung tính, CRP hoặc PCT trở về bình thường hoặc giảm ít nhất 80% so với thời điểm trước điều trị) và chỉ định lâm sàng cho phép. Thời gian điều trị kháng sinh thông thường từ 5 - 7 ngày. Có thể kéo dài hơn (10 - 14 ngày) trong một số trường hợp đáp ứng điều trị chậm, nhiễm khuẩn nghi ngờ hoặc xác định do căn nguyên kháng thuốc, ổ nhiễm trùng sâu, không thể xử lý triệt để ổ nhiễm; hoặc trên người bệnh suy giảm miễn dịch.
- Cân nhắc xuống thang: cắt vancomycin hoặc linezolid sau 5 ngày nếu cấy vi sinh âm tính với tụ cầu hoặc lâm sàng không còn nghi ngờ nhiễm khuẩn do vi khuẩn Gram dương; cân nhắc ngừng kháng sinh nếu không còn dấu hiệu lâm sàng và xét nghiệm nghi ngờ nhiễm khuẩn (cấy vi sinh âm tính, PCT < 0,5 ng/ml), chuyển kháng sinh uống có phổ tác dụng tương tự nếu điều kiện lâm sàng cho phép (cắt sốt ít nhất 48 giờ, xét nghiệm bạch cầu trở về bình thường, bệnh nhân tỉnh táo, không có rối loạn nuốt, không còn ăn qua sonde hay các tình trạng khác ảnh hưởng đến hấp thu thuốc qua đường tiêu hóa).
- Có điều trị ≥ 5 ngày tại các cơ sở y tế trong vòng 90 ngày hoặc có điều trị tại hồi sức > 2 ngày.
- Đang có đặt dụng cụ xâm lấn lưu > 7 ngày hoặc thủ thuật, phẫu thuật.
- Có dùng KS tĩnh mạch trong 30 ngày.
- Dùng corticoid kéo dài (prednisolon 0,2 mg/kg/ngày > 3 tháng hoặc 1 mg/kg/ngày trong 1 tuần trong vòng 3 tháng trước nhập viện).
- Bệnh lý mạn tính kèm theo (đái tháo đường, xơ gan, suy thận mạn giai đoạn cuối có chạy thận, bệnh cấu trúc phổi, giảm bạch cầu hạt, suy giảm miễn dịch, xơ gan).
- Bệnh nhân ghép tủy xương, ghép tạng, giảm bạch cầu hạt do hóa trị.
- Tuổi > 60.
- Có tiếp xúc người nhiễm vi khuẩn đa kháng thuốc.
- Có dùng fluoroquinolon đơn trị liệu trong 90 ngày.
- HIV/AIDS chưa điều trị hoặc CD4 < 50 tế bào/uL.
- Đặt catheter tĩnh mạch trung tâm hoặc thông tiểu lưu.
- Tiền căn nhiễm hoặc phơi nhiễm MRSA.
- Sử dụng ma túy đường tĩnh mạch.
- Quan hệ tình dục không an toàn.
- Sử dụng corticoid kéo dài.
- Đặt thông dạ dày nuôi ăn, thông tiểu lưu.
- Tiền căn nhiễm/ phơi nhiễm trực khuẩn gram âm đường ruột sinh ESBL.
- Điều trị tại cơ sở y tế dài hạn.
- Chạy thận nhân tạo.
- Đặt catheter tĩnh mạch trung tâm.
- Đang điều trị tại ICU > 5 ngày.
- Có thiết bị xâm lấn.
- Nằm liệt giường trong cơ sở y tế.
- Có dùng cephalosporin phổ rộng, aminoglycosid, carbapenem, fluoroquinolon hoặc dùng nhiều loại KS.
- Đái tháo đường.
- Có phẫu thuật, thủ thuật xâm lấn.
- Nghi ngờ nhiễm Stenotrophomonas maltophilia: cotrimoxazol, levofloxacin hoặc ceftazidim.
- Nghi ngờ nhiễm Burkholderia cepacia: meropenem, ceftazidim hoặc cotrimoxazol.
Nguy cơ nhiễm nấm Candida theo thang điểm Candida index ≥ 3 điểm VÀ nhiễm trùng huyết có giảm bạch cầu hạt hoặc sử dụng KS phổ rộng >
7 ngày mà còn sốt/sốc không giải thích được nguyên nhân.
- Dùng kháng nấm tĩnh mạch.
- Echinocandins: caspofugin hoặc micafungin là ưu tiên hàng đầu.
- Nếu không có caspofugin hoặc micafungin: fluconazol, amphotericin hoặc voriconazol.
- Thời gian điều trị ít nhất là 7 ngày và đến khi có kết quả 2 mẫu cấy bệnh phẩm liên tiếp âm tính
- Dùng kháng nấm uống fluconazol hoặc voriconazol, ít nhất 2 tuần.
- Cấy tìm nấm mỗi ngày hay cách ngày liên tục để theo dõi hiệu quả điều trị và quyết định thời gian ngừng kháng nấm.
- Thời điểm ngừng cấy tìm nấm khi bệnh nhân lâm sàng ổn định và 2 mẫu cấy liên tiếp âm tính.
- Kết quả CRP (< 10 mg/dl) hoặc PCT (< 0,5 ng/ml) thấp gợi ý ít có nguy cơ đồng nhiễm vi khuẩn. Kết quả xét nghiệm cao (> 20 mg/dl với CRP hoặc > 10 ng/ml với PCT) hoặc tăng bất thường trong quá trình điều trị là dấu hiệu gợi ý tình trạng nhiễm khuẩn thứ phát.
- Phác đồ kháng sinh kinh nghiệm gợi ý cho một số nhiễm khuẩn thường gặp trên người bệnh nhiễm COVID-19.
Hàm lượng 1.000.000 IU (lọ)
- Liều nạp tính theo cân nặng
- Liều duy trì tính theo mức lọc cầu thận (CrCl) sử dụng sau 8-12 giờ sử dụng liều nạp
- IHD: 2 MUI mỗi 12 giờ, dùng sau lọc
Hàm lượng 500mg (bột pha tiêm)Cách pha dung dịch
truyền:
- Liều nạp theo cân nặng
- Liều duy trì (dùng ngay sau liều nạp) theo mức lọc cầu thận CrCl
- ≤ 1000 mg pha trong 250ml, truyền trong 60 phút
- 1000 mg – 1500 mg pha trong 250 ml, truyền trong 90 phút
- 1500 mg pha trong 500ml, truyền trong 120 phút
Dung môi: natri clorid
0,9% hoặc
glucose 5%
Hiệu chỉnh liều theo cân nặng và mức lọc cầu thận