Làm thế nào để sử dụng siêu âm trong ngừng tim
How to use ultrasound in cardiac arrest Chia sẻ
- GIỚI THIỆU
- SIÊU ÂM ĐỂ XÁC NHẬN NGỪNG TIM VÀ HƯỚNG DẪN XỬ TRÍ TRONG QUÁ TRÌNH HỒI SINH TIM PHỔI
- Hình 1: Siêu âm trong quá trình hồi sinh tim phổi
- ĐÁNH GIÁ CHUNG NGAY SAU KHI TÁI LẬP TUẦN HOÀN TỰ NHIÊN (ROSC)
- Đánh giá huyết động và hỗ trợ tuần hoàn
- Siêu âm ngoài tim
- GÓC NHÌN TIẾP THEO
- THÔNG ĐIỆP MANG VỀ NHÀ
- TÀI LIỆU THAM KHẢO
GIỚI THIỆU
Các hướng dẫn Hồi sinh tim phổi nâng cao (ACLS) khuyến cáo một phương pháp tiếp cận được tiêu chuẩn hóa để quản lý ngừng tim, bao gồm hồi sinh tim phổi (CPR), khử rung tim và sử dụng các loại thuốc như epinephrine . Siêu âm (US) phải được thực hiện bởi một kỹ thuật viên chuyên siêu âm song song với quá trình hồi sức mà không ảnh hưởng đến CPR. Nó cũng có thể giúp trong giai đoạn sau hồi sức để tối ưu hóa chức năng huyết động và đánh giá các biến chứng đa cơ quan, chẳng hạn như tràn khí màng phổi, dập phổi và rối loạn chức năng cơ quan ngoại biên.
Chúng tôi minh họa cách sử dụng siêu âm từ đầu đến chân một cách thuận lợi trong quá trình CPR và ngay sau khi tái lập tuần hoàn tự nhiên (ROSC). Chúng tôi mong muốn cung cấp một cách tiếp cận thực tế và chủ yếu tập trung vào việc sử dụng siêu âm tim qua thành ngực (TTE) mặc dù siêu âm tim qua thực quản (TEE) có thể có những ưu điểm và ứng dụng trong bối cảnh này. Mặc dù các phác đồ khác nhau đã được mô tả nhưng các nguyên tắc cốt lõi của chúng giống hệt nhau và không có giao thức nào được chứng minh là vượt trội so với các giao thức khác (ví dụ: SESAME protocol và POCUS-CA siêu âm tại chỗ trong ngừng tim).
Với bối cảnh thời gian nguy kịch của tình trạng ngừng tim, sự lãnh đạo(Leadership) phù hợp và phối hợp với kỹ thuật viên siêu âm là rất quan trọng. Việc đánh giá siêu âm phải được thực hiện nhanh chóng bởi một kỹ thuật viên đã được đào tạo để có được tất cả thông tin liên quan trong quá trình ép tim(ấn ngực) và tạm dừng để đánh giá mạch và nhịp. Khuyến cáo gợi ý rằng cá nhân thực hiện quét(siêu âm) không phải là trưởng nhóm (Team Leader).
Trong quá trình ép tim, cửa sổ dưới xương ức(subxiphoid window) mang lại tầm nhìn về tim dễ dàng nhất đồng thời tránh bị gián đoạn khi ép tim. Siêu âm có thể được sử dụng để đánh giá hiệu quả của việc ép tim bằng cách cung cấp quan sát trực tiếp, theo thời gian thực về tình trạng ép/giãn nở của buồng tim trong quá trình ép tim. Mặc dù đặt tay ở vị trí thích hợp trên ngực, vùng bị ép tối đa có thể liên quan đến gốc động mạch chủ hoặc đường ra thất trái hơn là tâm thất trái, dẫn đến dòng máu chảy về phía trước bị cản trở. Trong trường hợp này, siêu âm có thể hỗ trợ điều chỉnh vị trí tay để tối ưu hóa việc ép tim.
Trong 10 giây đánh giá mạch và nhịp thông thường theo hướng dẫn hồi sức, hầu như tất cả các mặt cắt siêu âm qua thành ngực(TTE) đều có thể được sử dụng (mặc dù mặt cắt dưới sườn[subcostal view][cửa sổ siêu âm dưới xương ức] được khuyến cáo để giảm thiểu sự gián đoạn trong quá trình ép tim) và hình ảnh hai chiều ổn định và có thể giải nghĩa chính xác. Mặc dù quá trình quyết định giữa nhịp có thể sốc và không thể sốc phụ thuộc vào điện tâm đồ, siêu âm có thể phát hiện tình trạng ngừng tim giả. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng 10% đến 35% bệnh nhân vô tâm thu có hiện tượng co bóp cơ tim rõ ràng. Tuy nhiên, 'chuyển động của tim' không được xác định một cách thống nhất, do đó sự thống nhất giữa những người quan sát về chẩn đoán tình trạng ngừng tim chỉ ở mức vừa phải. Mặc dù sự hiện diện của hoạt động tim đã được gợi ý là có liên quan đến kết cục tốt hơn, nhưng bằng chứng về việc sử dụng siêu âm như một công cụ tiên lượng trong quá trình CPR có độ chắc chắn rất thấp xuất phát từ các nghiên cứu có nhiều thiên kiến(còn tranh cãi).
Ngoài ra, siêu âm là một phương pháp tiếp cận hữu ích để xác định kịp thời các nguyên nhân gây ngừng tim có thể đảo ngược nhanh chóng (Hình 1 bên dưới). Thăm khám tim, phổi và các tĩnh mạch gần của chi dưới có thể được sử dụng để loại trừ chèn ép tim, giảm thể tích máu nặng, thuyên tắc mạch phổi và tràn khí màng phổi áp lực. Vì hạn chế về thời gian, việc đánh giá siêu âm phải cực kỳ tập trung(focus, có trọng điểm) và được hướng dẫn bởi biểu hiện lâm sàng. Ở những bệnh nhân chấn thương, siêu âm chủ yếu tìm kiếm tràn khí màng phổi áp lực và giảm thể tích máu nặng. Ở bệnh nhân tăng huyết áp có biểu hiện đau ngực dịch chuyển, phải loại trừ tình trạng chèn ép tim do hội chứng động mạch chủ cấp tính. Ở những bệnh nhân sau phẫu thuật hoặc ung thư, thuyên tắc động mạch phổi diện rộng được tìm kiếm đầu tiên. Mặc dù sự giãn nở thất phải(RV) đã được ủng hộ như một dấu hiệu của nguyên nhân tắc nghẽn cấp tính, RV giãn nở cấp tính sau vài phút ngừng tim do máu được chuyển từ tĩnh mạch chủ sang các khoang tim phải dọc theo gradient(chênh lệch) áp suất của nó. Theo đó, chẩn đoán thuyên tắc phổi diện rộng không nên chỉ dựa vào sự giãn nở RV ở bệnh nhân CPR kéo dài.
Siêu âm tim qua thành ngực(TEE) có trọng điểm(focus) có thể được sử dụng một cách thuận lợi trong quá trình CPR vì nó không cản trở việc ép tim và cung cấp hình ảnh chất lượng cao cũng như các cửa sổ bổ sung cho tim và các mạch máu lớn. Ngoài hiệu quả chẩn đoán của siêu âm tim qua thành ngực(TTE), siêu âm tim qua thực quản(TEE) có thể cung cấp thông tin chẩn đoán có giá trị (ví dụ, huyết khối kẹt trong động mạch phổi đoạn gần, đè ép trung thất do khối máu tụ, tổn thương vỡ động mạch chủ ngực) và hướng dẫn đặt máy tạo nhịp tim tạm thời hoặc ống thông(cannula) hỗ trợ sự sống ngoài cơ thể (ECLS).
Khi khả thi, siêu âm cũng có thể hữu ích trong quá trình CPR để xác nhận vị trí ống nội khí quản thích hợp và cung cấp thông tin về sự hiện diện của phù não và tưới máu (siêu âm não). Cuối cùng, siêu âm có thể được sử dụng để hỗ trợ việc đặt đường truyền tĩnh mạch ngoại biên hoặc trung tâm (Hình 1).
Minh họa trình tự theo thời gian của việc sử dụng siêu âm hồi sức tích cực để giúp hướng dẫn quản lý cấp tính bệnh nhân trong khi ngừng tim và sau khi tái lập tuần hoàn tự nhiên(ROSC).
- Siêu âm tim: trong khi ngừng tim, hình ảnh mặt cắt dưới sườn(dưới mũi ức) giúp hình ảnh về tim dễ dàng nhất đồng thời giảm thiểu sự gián đoạn của việc ép tim. Nó cho phép xác nhận ngay lập tức tim 'đứng yên' so với tim co bóp, và nhịp có thể sốc được hay không (hình A ). Nó cũng cho phép xác nhận tính hiệu quả của việc ép tim với tống máu thất trái được thuận lợi (hình B). Siêu âm tim cũng có thể nhanh chóng xác định các nguyên nhân gây ngừng tim có thể đảo ngược, chẳng hạn như bệnh tim phổi cấp tính liên quan đến thuyên tắc mạch phổi lớn (hình C : mặt cắt trục ngắn dưới sườn mô tả sự phồng lên nghịch đảo cuối tâm thu của vách ngăn liên thất về phía khoang thất trái; mũi tên trắng), hoặc sinh lý học chèn ép tim (hình D : mặt cắt trục dài dưới sườn cho thấy tràn dịch màng ngoài tim do chèn ép với khoang thất phải xẹp; mũi tên trắng). Cuối cùng, trong giai đoạn sau ROSC, siêu âm tim cung cấp đánh giá huyết động toàn diện để hướng dẫn điều trị tốt nhất, bao gồm cả việc sử dụng tiếp cận qua thực quản nếu được chỉ định (hình E).
- Siêu âm phổi: có thể giúp xác nhận thông khí hai bên phổi và xác định các nguyên nhân có thể đảo ngược của ngừng tim do thiếu oxy. Phổi thông khí được đặc trưng bởi sự hiện diện của phổi trượt(Lung sliding) trong thời gian thực liên quan đến các đường A (hình F, mũi tên trắng). Ngược lại, sự vắng mặt của cả phổi trượt(Lung sliding) và sự hiện diện của điểm phổi(Lung point) phù hợp với tràn khí màng phổi căn bản (hình G, M-mode). Trong giai đoạn sau ROSC, siêu âm phổi có thể cho phép đánh giá cụ thể hơn về chức năng phổi và thông khí: Các đường B liên quan đến phù phổi kẽ không đặc hiệu (hình H, mũi tên trắng); phổi đông đặc trên diện rộng cho thấy tình trạng mất thông khí ở các vùng phổi (hình I); tràn dịch màng phổi có thể được đánh giá bán định lượng (hình J, dấu hoa thị).
- Siêu âm bụng: có thể cung cấp chẩn đoán kịp thời các nguyên nhân có thể đảo ngược (hình K: phình động mạch chủ lớn với sự hình thành huyết khối trong lòng thành mạch không ổn định) và có thể giúp đánh giá tưới máu cơ quan trong giai đoạn sau ROSC (hình L).
- Siêu âm não: có thể giúp xác định phù não và tăng áp lực nội sọ (hình M: sóng Doppler xung mạch được hướng dẫn bằng bản đồ Doppler màu mô tả tốc độ dòng máu trong động mạch não giữa với chỉ số xung mạch tăng lên; đo đường kính ống thần kinh thị giác (mũi tên đen); siêu âm não dùng để đánh giá sự hiện diện của xuất huyết nội sọ và dịch chuyển đường giữa).
- Siêu âm mạch máu: hướng dẫn tốt nhất việc đặt catheter tĩnh mạch ngoại vi và trung tâm (hình N và P). Ngoài ra, siêu âm đoạn gần tĩnh mạch chi dưới có thể nhanh chóng mô tả sự hình thành huyết khối chịu trách nhiệm cho tắc mạch phổi gây tử vong (hình O, mũi tên trắng).
Khi đã đạt được ROSC, siêu âm cho phép đánh giá toàn diện hơn để hướng dẫn điều trị bổ sung (Hình 1).
Trong giai đoạn này, có thể thực hiện đánh giá toàn diện hơn về tim (ví dụ, các bất thường về vận động thành tim vùng mới[rối loạn vận động vùng], bệnh van tim cấp tính), hồ sơ huyết động của sốc, đánh giá khả năng đáp ứng dịch và chuẩn độ thuốc tăng co bóp, và quản lý ECLS có thể được thực hiện.
Việc đặt các đường truyền tĩnh mạch/động mạch được hỗ trợ bởi hướng dẫn của siêu âm, bao gồm các Cannulas khẩu kính lớn hơn để hỗ trợ sự sống ngoài cơ thể (ECLS).
Sau khi đặt ống nội khí quản, siêu âm phổi là một công cụ đáng tin cậy để đánh giá thông khí phổi toàn bộ và khu vực. Xẹp phổi hoặc tràn khí màng phổi thứ phát sau quá trình hồi sức có thể được xác định và điều trị.
Sau tái lập tuần hoàn tự nhiên(ROSC), mục tiêu tối ưu cho tưới máu các cơ quan vẫn là chủ đề tranh luận và nghiên cứu. Ngày càng có nhiều tài liệu nghiên cứu việc đánh giá huyết động học khu vực trong ổ bụng bằng chỉ số trở kháng Doppler màu (ví dụ, thận), trong đó các bất thường xảy ra trước rối loạn chức năng cơ quan và thay đổi sinh hóa.
Cuối cùng, huyết động học não sau hồi sức có thể được xác định bằng cách sử dụng phổ Doppler dạng sóng, chỉ số xung mạch và tốc độ dòng chảy trung bình của các động mạch não chính. Kiểm tra Doppler xuyên sọ tuần tự và đánh giá đường kính vỏ bọc ống thần kinh thị giác bằng siêu âm(ONSD) có thể giúp đánh giá không xâm lấn về phù não thứ phát sau hội chứng tái tưới máu-thiếu máu cục bộ và các biến chứng khác.
Trong quá trình ngừng tim, mục tiêu chính của siêu âm là xác nhận hiệu quả của việc ép tim, xác định hoạt động của tim khi không chắc chắn và xác định kịp thời nguyên nhân có thể đảo ngược được. Siêu âm nên được thực hiện cùng với hồi sinh tim phổi, nhưng giảm thiểu can thiệp vào việc ép tim. Do thiếu dữ liệu về độ chính xác chẩn đoán của siêu âm và tác động đến kết cục, nên các nghiên cứu quy mô lớn được đảm bảo tiêu chuẩn hóa đánh giá siêu âm trong quá trình CPR, xác nhận các tiêu chí về hiệu quả của CPR, cải thiện tiên lượng và nhắm mục tiêu cải thiện lưu lượng khu vực/cơ quan trong và sau CPR.