Hướng dẫn kiểm soát đường huyết ở trẻ em trong hồi sức tích cực 2024
Đăng nhập
TÌM KIẾM

Hướng dẫn kiểm soát đường huyết ở trẻ em trong hồi sức tích cực 2024

Guidelines on Glycemic Control for Critically Ill Children 2024
 cập nhật: 12/5/2024
Chia sẻ
×

Chia sẻ



GIỚI THIỆU
Duy trì kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân hồi sức tích cực có thể ảnh hưởng đến kết cục như khả năng sống sót, nhiễm trùng và phục hồi thần kinh cơ, nhưng cần có sự cân bằng về nồng độ mục tiêu trong máu, tần suất theo dõi và phương pháp.

Mức độ khuyến cáo
Ký hiệu Mô tả
C (Conditional) Có điều kiện
S (Strong) Mạnh
BP (Best Practice) Thực hành tốt
S (Research) Nghiên cứu
IOP (In Our Practice) Trong thực hành của chúng tôi
Chất lượng bằng chứng
Ký hiệu Mô tả
H (High) Cao
M (Moderate) Trung bình
L (Low) Thấp
VL (Very Low) Rất thấp
N (No evidence) Không ghi nhận bằng chứng
Các thuật ngữ dịch thuật được sử dụng:
  • Recommendation: khuyến cáo
  • Suggest: đề nghị, hoặc gợi ý
  • Critically ill: trong hồi sức tích cực, hoặc bị bệnh nặng
  • Against: không nên
  • The pediatric panel: hội đồng nhi khoa 
Trẻ em được định nghĩa theo hội đồng nhi khoa: là ≥ 42 tuần tuổi
  • Tuần tuổi điều chỉnh của trẻ = tuần tuổi tính từ lúc được sinh ra - tuần tuổi sinh non(sớm hơn bao nhiêu tuần)

Các bác sĩ lâm sàng nên bắt đầu các phác đồ và quy trình quản lý đường huyết để điều trị tình trạng tăng đường huyết dai dẳng, ≥ 10 mmol/L (180 mg/dL) ở trẻ em trong hồi sức tích cực.
BP
N
Thực hành tốt(Best Practice), không ghi nhận bằng chứng(No evidence)
Chuyển đổi đơn vị: Glucose (mg/dL) = glucose (mmol/L) x 18
Các bác sĩ lâm sàng nên sử dụng các phác đồ và quy trình quản lý đường huyết được chứng minh nguy cơ thấp hạ đường huyết thấp ở trẻ trong hồi sức tích cực và nên điều trị hạ đường huyết ngay mà không trì hoãn.
BP
N
Thực hành tốt(Best Practice), không ghi nhận bằng chứng(No evidence)
Chúng tôi khuyến cáo không nên kiểm soát glucose máu tích cực(INT): 4,4-7,7 mmol/L (80-139 mg/dL) so với kiểm soát đường máu thông thường(CONV): 7,8-11,1 mmol/L (140-200 mg/dL) ở trẻ em(được xác định bởi hội đồng nhi khoa là tuổi thai điều chỉnh ≥ 42 tuần) trong hồi sức tích cực.
C
M
Khuyến cáo có điều kiện(Conditional), chất lượng bằng chứng trung bình(Moderate)
Chúng tôi không đưa ra khuyến cáo nào về việc sử dụng truyền tĩnh mạch liên tục đối với liệu pháp insulin thay vì tiêm insulin dưới da ngắt quãng trong việc xử trí cấp tính tình trạng tăng đường huyết ở bệnh nhân nhi trong hồi sức tích cực được chỉ định liệu pháp insulin. Tuy nhiên, trong thực hành của chúng tôi, các thành viên hội đồng chuyên gia nhi khoa của chúng tôi sử dụng truyền IV liên tục thay vì tiêm insulin dưới da ngắt quãng ở những bệnh nhi trong hồi sức tích cực với tăng đường huyết.
IOP
N
Trong thực hành của chúng tôi (In Our Practice), không ghi nhận bằng chứng(No evidence)
Chúng tôi không đưa ra khuyến cáo nào về tần suất theo dõi đường huyết thường xuyên(cách nhau ≤ 1 giờ, liên tục hoặc gần liên tục) hoặc ít thường xuyên hơn (> 1 giờ) ở bệnh nhân nhi trong hồi sức tích cực đang điều trị bằng truyền insulin. Tuy nhiên, trong thực hành của chúng tôi hầu như luôn sử dụng hệ thống theo dõi thường xuyên(cách nhau ≤ 1 giờ) hoặc liên tục hoặc gần liên tục (nếu sẵn có) ở trẻ em được điều trị bằng liệu pháp truyền insulin.
IOP
N
Trong thực hành của chúng tôi (In Our Practice), không ghi nhận bằng chứng(No evidence)
Chúng tôi đề nghị sử dụng các công cụ hỗ trợ ra quyết định rõ ràng thay vì không sử dụng các công cụ như vậy ở bệnh nhân nhi trong hồi sức tích cực được truyền insulin qua đường tĩnh mạch(IV) để quản lý tình trạng tăng đường huyết.
C
L
Khuyến cáo có điều kiện(Conditional), chất lượng bằng chứng thấp(Low)
Chúng tôi đặc biệt khuyến cáo nghiên cứu chất lượng cao về việc sử dụng các công cụ hỗ trợ ra quyết định rõ ràng để chuẩn độ truyền insulin ở bệnh nhi.
R
N
Nghiên cứu(Research), không ghi nhận bằng chứng(No evidence)

TÀI LIỆU THAM KHẢO
  1. Guidelines on Glycemic Control for Critically Ill Children and Adults. SCCM 2024
  2. Society of Critical Care Medicine Guidelines on Glycemic Control for Critically Ill Children and Adults 2024
  3. Corrected gestational age for premature babies
 11 lượt xem VIP

DANH MỤC

Bố cục nội dung


ICU & ED chuyển đổi số !

Chuyên về công cụ hỗ trợ thực hành (tools), cập nhật phác đồ điều trị (protocols), hướng dẫn về thủ thuật (procedures), tra cứu về thuốc (drugs) và xét nghiệm (tests), sơ đồ tiếp cận (approach algorithm). Giúp cải thiện tốc độ và độ chính xác trong chẩn đoán và điều trị.
Chuyên về công cụ hỗ trợ thực hành (tools), cập nhật phác đồ điều trị (protocols), hướng dẫn về thủ thuật (procedures), tra cứu về thuốc (drugs) và xét nghiệm (tests), sơ đồ tiếp cận (approach algorithm). Giúp cải thiện tốc độ và độ chính xác trong chẩn đoán và điều trị.
×

Chia sẻ

Phiên bản miễn phí
Phiên bản VIP