ICU & ED
For Doctors and Nurses
Toan hô hấp
Đăng nhập
TÌM KIẾM

Toan hô hấp

Respiratory acidosis
 cập nhật: 21/2/2023
Chia sẻ
×

Chia sẻ



GIỚI THIỆU
Do giảm đào thải CO2 ở phổi. Toan hô hấp là tình trạng tăng PaCO2 máu có hoặc không kèm theo tăng HCO3, pH thường thấp nhưng có thể gần như bình thường. Toan hô hấp có hai loại cấp và mạn tính. Để phân biệt hai tình trạng này cần tính:
∆pH/∆PaCO2 = (7.4 - pH) / (PaCO2 - 40)
Nếu:
  • ∆pH/∆PaCO2 = 0.008 thì cho thấy đây là tình trạng toan hô hấp cấp tính.
  • ∆pH/∆PaCO2 = 0.003 thì cho thấy đây là tình trạng toan hô hấp mãn tính.
  • ∆pH/∆PaCO2 trong khoảng từ 0.003 đến 0.008 cho thấy toan hô hấp cấp trên nền toan hô hấp mãn tính vd: COPD.
  • ∆pH/∆PaCO2 < 0.003 cho thấy toan hô hấp phối hợp với kiềm chuyển hóa.
  • ∆pH/∆PaCO2 > 0.008 cho thấy toan hô hấp phối hợp với toan chuyển hóa.
Xem thêm: ABG - khí máu động mạch

Sinh lý bệnh của nhiễm toan hô hấp là tình trạng giảm thông khí ở phế nang dẫn đến tăng CO2 máu. Cách tiếp cận và chẩn đoán phân biệt chứng tăng CO2 máu được thảo luận trong: Tiếp cận suy hô hấp. Bất kỳ thành phần nào của cơ chế thông khí đều có thể tham gia, bao gồm cả hệ thần kinh trung ương hoặc ngoại biên, mối nối thần kinh cơ, cơ hô hấp, thành ngực, màng phổi, đường dẫn khí lớn, đường dẫn khí nhỏ hoặc nhu mô phổi. Các nguyên nhân thường gặp như:
  • Ức chế hệ thống thần kinh trung ương (thuốc, nhiễm trùng, tổn thương não).
  • Bệnh thần kinh cơ (bệnh cơ, hội chứng Guillain Barre).
  • Bệnh phổi: đợt cấp BPTNMT, hen phế quản, bệnh phổi hạn chế, viêm phổi nặng …

  • Kích động, hoa mắt, phù gai thị, nhức đầu, ngủ gà, hôn mê.
  • Tăng huyết áp, tim nhanh, suy tim và rối loạn nhịp tim.
  • pH máu giảm.
  • PaCO2 tăng.
  • HCO3- bình thường hoặc tăng (tùy vào tình trạng nhiễm toan hô hấp cấp hay mạn).

  • Đo các chất khí trong máu có pH giảm (pH < 3.5) và PaCO2 tăng (PaCO2 > 45 mmHg).
  • HCO3- bình thường hoặc tăng.

  • Điều chỉnh tình trạng giảm thông khí phế nang là phương pháp điều trị chính và đòi hỏi phải điều trị nguyên nhân cơ bản của tình trạng giảm thông khí.
  • Điều này có thể bao gồm thuốc giãn phế quản (dành cho bệnh nhân hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính[COPD]), đảo ngược tác dụng của thuốc, điều trị phù phổi, điều trị các bệnh về thần kinh cơ và thở máy (thông qua áp lực dương không xâm lấn[NIV] hoặc qua đặt nội khí quản).
  • Cần đặc biệt thận trọng khi thông khí cơ học cho bệnh nhân nhiễm toan hô hấp mạn tính đã đáp ứng bù trừ đầy đủ với sự tăng cao của HCO3- huyết thanh, vì việc điều chỉnh nhanh có thể gây ra nhiễm kiềm chuyển hóa đe dọa tính mạng.
  • Natri bicarbonate không được khuyến cáo trong nhiễm toan hô hấp vì nó có thể làm trầm trọng thêm tình trạng tăng CO2 và phù phổi hoặc gây nhiễm kiềm chuyển hóa. Liều nhỏ natri bicarbonate có thể được xem xét trong trường hợp tăng CO2 khó điều trị với nhiễm toan nặng (pH <7,1).

TÀI LIỆU THAM KHẢO
  1. Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí hồi sức tích cực. số 1493/QĐ-BYT ngày 22/04/2015 của Bộ Y Tế.
  2. Common Equations and Rules of Thumb in the Intensive Care Unit. Critical Care 2018
TÀI LIỆU THAM KHẢO
  1. Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí hồi sức tích cực. số 1493/QĐ-BYT ngày 22/04/2015 của Bộ Y Tế.
  2. Common Equations and Rules of Thumb in the Intensive Care Unit. Critical Care 2018
 309 lượt xem VIP

DANH MỤC

Bố cục nội dung


ICU & ED chuyển đổi số !

Chuyên về công cụ hỗ trợ thực hành (tools), cập nhật phác đồ điều trị (protocols), hướng dẫn về thủ thuật (procedures), tra cứu về thuốc (drugs) và xét nghiệm (tests), sơ đồ tiếp cận (approach algorithm). Giúp cải thiện tốc độ và độ chính xác trong chẩn đoán và điều trị.
Chuyên về công cụ hỗ trợ thực hành (tools), cập nhật phác đồ điều trị (protocols), hướng dẫn về thủ thuật (procedures), tra cứu về thuốc (drugs) và xét nghiệm (tests), sơ đồ tiếp cận (approach algorithm). Giúp cải thiện tốc độ và độ chính xác trong chẩn đoán và điều trị.
×

Chia sẻ

Phiên bản miễn phí
Phiên bản VIP