Hồi sức sơ sinh ngạt trong sản khoa
Ngạt là tình trạng trẻ đẻ ra không thở, không khóc Chia sẻ
- GIỚI THIỆU
- CHUẨN BỊ 4 NHÓM DỤNG CỤ
- Nhóm dụng cụ làm khô ấm
- Nhóm dụng cụ hồi sức hô hấp
- Dụng cụ vệ sinh làm rốn
- Thuốc và dịch cấp cứu
- ĐÁNH GIÁ TRẺ NGẠT
- Chỉ số APGAR
- Đánh giá trẻ cần hồi sức hay không
- CÁC BƯỚC HỒI SỨC SƠ SINH
- Nguyên tắc A: khai thông đường thở
- Nguyên tắc B: hỗ trợ hô hấp
- Nguyên tắc C : hỗ trợ tuần hoàn
- Nguyên tắc D: thuốc cấp cứu ( Epinephrin 1/1000)
- TÀI LIỆU THAM KHẢO
GIỚI THIỆU
- Ngạt là tình trạng trẻ đẻ ra không thở, không khóc gây thiếu oxy, thừa CO2 mô, nếu kéo dài sẽ bị di chứng hoặc tử vong.
- Theo WHO khoảng gần 1 triệu trẻ chết mỗi năm liên quan đến ngạt. Khoảng 10% trẻ sơ sinh cần hỗ trợ để khởi phát nhịp thở ban đầu, 1% cần hồi sức tích cực để cứu sống, 90% có thể tự hoàn tất sang kiểu tuần hoàn sơ sinh và tự thở.
- Các bước hồi sức “ABC” bao gồm: đảm bảo thông thoáng đường thở, đảm bảo hô hấp, đảm bảo tuần hoàn và đảm bảo trẻ ấm…
- Mỗi cuộc sinh cần được chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ hồi sức.
- Yêu cầu tất cả các dụng cụ đều phải sạch và sẵn sàng trong “Góc hồi sức”.
- Bàn hồi sức sơ sinh kích thước 60x80 cm, bề mặt phẳng và cứng, đặt ngay tại phòng sinh, không bị gió lùa.
- Đèn sưởi hoặc nguồn nhiệt khác bật sẵn
- 3 mảnh vải khô sạch: 1 kê dưới vai,1 đón và lau khô lần 1, 1 giữ ấm sau lau khô.
- Trải ga sạch, quần áo, mũ, chăn ấm cho trẻ.
- Dụng cụ hút: bầu hút, máy hút, sonde hút 8F, 10F,12F.
- Cung cấp oxy ấm - ẩm: bình oxy, oxy trung tâm, dây, sonde, mask.
- Bóng bóp thể tích 250-400ml, Mặt nạ: số 1, 0.
- Đèn soi thanh quản, ống NKQ các số 2,5; 3,0 và 3,5.
- Bông cồn, gạc vô trùng, găng tay, panh, kéo, kẹp hoặc chỉ thắt rốn.
- Adrenalin, Natriclorua 9%0, Ringerlactat.
- Bơm tiêm 1, 3, 5, 10, 20ml.
Chỉ số APGAR | |||
---|---|---|---|
Dấu hiệu | 2 | 1 | 0 |
Hô hấp | Khóc to, thở bình thường | Khóc yếu, rên | Khóc yếu, rên |
Tim | ≥ 100 L/p | < 100 L/p | Không có |
Màu da | Hồng | Tím | Tái nhợt |
Trương lực | Tốt | Yếu | Nhẽo |
Phản xạ | Cử động tốt | Nhăn mặt | Không |
Đánh giá:
- 8-10: bình thường, 6-7: ngạt nhẹ
- 4-5: ngạt nặng
- ≤ 3: ngạt rất nặng
Ba dấu hiệu để quyết định hồi sức (hô hấp, nhịp tim, màu da) cũng là 1 phần
của thang điểm, hai phần (trương lực cơ, phản xạ) phản ánh tình trạng thần kinh.
Theo nguyên tắc A, B, C, D
A: khai thông đường thở | |
---|---|
- Nước ối trong
|
|
- Nước ối có phân su
|
Sau khi làm thông đường thở, lau khô, đặt lại vị trí đầu, kích thích hô hấp, đánh giá trẻ 3 vấn đề: HÔ HẤP, NHỊP TIM, MÀU DA.
B: hỗ trợ hô hấp | |
---|---|
-Cung cấp oxy: Oxy lưu lượng tự do
5l/phút
|
Cung cấp oxy lưu lượng tự do |
Hô hấp nhân tạo (thông khí áp lực dương)
- Chỉ định:
- Thở oxy lưu lượng tự do sau 30 giây trẻ vẫn tím.
- Ngừng thở hoặc thở nấc.
- Nhịp tim < 100 l/p mặc dù trẻ đang tự thở
- Đặt mặt nạ kín mũi, miệng.
- Bóp bóng tần số 40-60 l/p (đảm bảo tần số ta đếm nhẩm: Thở - Hai - Ba - Thở - Hai - Ba…).
- Áp lực vừa phải dùng lực 2-3 ngón tay không cần bóp cả bàn tay.
- Luôn duy trì đường thở thẳng- thông
- Sau mỗi lần bóp lồng ngực phồng lên là có hiệu quả.
- Cải thiện nhịp tim, nhịp thở, màu sắc da của trẻ
- Thông thoáng đường thở, đặt lại tư thế đầu của trẻ
- Đặt lại mặt nạ cho khít với mặt trẻ x Bóng có thủng không.
- Chỉ định:
- Ối có phân su trẻ không khỏe đặt NKQ sau đó vừa hút vừa rút NKQ.
- Bóp bóng trẻ không cải thiện, ngừng thở nhu cầu thông khí kéo dài.
- Cần phối hợp ấn tim ngoài lồng ngực.
- Đặt NKQ để dùng thuốc
- Thoát vị cơ hoành.
- Cân nặng: số NKQ
- <1500gr: 2.5
- 1500 – 3000gr: 3.0
- 3000gr: 3.5
- Chỉ định: Khi nhịp tim < 60 l/p mặc dù đã có 30 giây thông khí áp lực dương có hiệu quả (tức là sau 30 giây bóp bóng qua mặt nạ hoặc NKQ với oxy 100%)
- Kỹ thuật ấn ngực: đảm bảo 4 yêu cầu
C : hỗ trợ tuần hoàn | |
---|---|
|
- Chỉ định:
- Nhịp tim <60 l/p mặc dù thông khí áp lực dương phối hợp ấn ngực đúng và hiệu quả.
- Liều: pha loãng nồng độ 1/10.000
- Bơm NKQ : 0,3ml - 1ml.
- Đường TM : 0,1ml – 0,3ml
- Nếu không kịp cân: 1,5ml/lần qua NKQ, 0,5ml/lần tiêm TM.
- Trong và sau khi bơm Adrenalin vẫn tiếp tục phối hợp bóp bóng và ấn ngực.
- Chú ý không làm các động tác:
- Gập đùi vào bụng trẻ.
- Dốc ngược đầu trẻ và vỗ vào mông, lắc đứa trẻ.
- Ngoáy vào hậu môn trẻ.