ICU & ED
For Doctors and Nurses
Midazolam
Đăng nhập
TÌM KIẾM

Midazolam

An thần, chống co giật nhóm Benzodiazepam
 cập nhật: 17/4/2025
Chia sẻ
×

Chia sẻ



GIỚI THIỆU
Midazolam là một benzodiazepine tác dụng ngắn, thuộc nhóm thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương (CNS depressant). Cơ chế chính:
  • Gắn vào vị trí đặc hiệu trên thụ thể GABAA (Gamma-Aminobutyric Acid type A receptor).
  • Làm tăng ái lực của GABA – chất dẫn truyền thần kinh ức chế chính – với thụ thể GABAA.
  • Khi GABA gắn vào thụ thể, kênh Cl⁻ mở ra, gây tăng dòng ion Cl⁻ vào tế bào → tăng phân cực màng tế bào thần kinh → ức chế dẫn truyền thần kinh. → Hiệu ứng lâm sàng: an thần, gây ngủ, chống lo âu, giãn cơ, chống co giật, và gây mất trí nhớ tạm thời (amnesia)
Liều tùy theo chỉ định, đường dùng, độ tuổi, chức năng gan – thận – hô hấp – tim mạch và bệnh lý nền.

Truyền liên tục:
  • ≤ 32 tuần tuổi thai: khởi đầu liều 0.03 mg/kg/giờ.
  • > 32 tuần tuổi thai: khởi đầu liều 0.06 mg/kg/giờ.
Động kinh:
  • Liều bắt đầu: 0.06-0.15 mg/kg/liều tĩnh mạch, sau đó truyền tĩnh mạch 0.06-0.4 mg/kg/giờ.
  • Nhỏ mũi: 0.2-0.3 mg/kg/liều, có thể lặp lại mỗi 5-15 phút.
Lưu ý:
  • Midazolam không nên tiêm nhanh ở trẻ sơ sinh.
  • Midazolam tiêm tĩnh mạch (dưới 2 phút) liên quan đến giảm huyết áp nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh, nhất là khi bệnh nhi cùng được tiêm Fentanyl.
  • Có thể xuất hiện co giật khi tiêm tĩnh mạch nhanh.
- An thần:
  • TM 0.05 - 0.15 mg/kg, lặp lại sau mỗi 2 - 4 giờ.
  • TTM liên tục: 0.01 - 0.06 mg/kg/giờ.
  • Qua đường mũi: 0.2 - 0.3 mg/kg/liều.
  • Ngậm dưới lưỡi: 0.2 mg/kg/liều.
- Chống co giật không đáp ứng với Phenobarbital:
  • Khởi đầu: TM 0.05 - 0.15 mg/kg (thường dùng 0.05 - 0.1 mg/kg) TM chậm ít nhất 5 phút
  • Duy trì TTM 0.06 - 0.4 mg/kg/giờ.
- Hướng dẫn liều dùng
Cá thể hóa liều: Liều midazolam phải được cá thể hóa dựa trên:
  • Tuổi,
  • Bệnh nền, 
  • Thuốc dùng đồng thời,
  • Và hiệu quả mong muốn
Ở bệnh nhân béo phì:
  • Tính liều theo cân nặng lý tưởng.
  • Khi tiêm IV, nên cách nhau 3–5 phút giữa các lần tiêm để giảm nguy cơ quá an thần.
- Thông tin dạng bào chế
 + Xịt mũi:
  • Dạng xịt mũi cố định liều 5 mg/lần
  • Không phù hợp cho tất cả bệnh nhi
 + Liều nhỏ hơn (xịt mũi):
  • Có thể dùng dung dịch tiêm tĩnh mạch thay thế cho nhỏ mũi
  • Cần đảm bảo chọn đúng dạng thuốc và kỹ thuật sử dụng phù hợp
  • TB, TM: 0.1 mg/kg/liều
  • TTM: liều tấn công 0.05 - 0.2 mg/kg, duy trì 1 - 2 mcg/kg/phút, tối đa 6 mcg/kg/phút.
Tiêm bắp (IM): Trẻ nhỏ(Infants), trẻ em và thanh thiếu niên:
  • Liều thường dùng: 0,1 đến 0,15 mg/kg, tiêm 30 đến 60 phút trước phẫu thuật hoặc thủ thuật.
  • Khoảng liều: 0,05 đến 0,15 mg/kg.
  • Có thể dùng liều lên đến 0,5 mg/kg ở những bệnh nhi lo âu nhiều.
  • Liều tối đa toàn bộ: 10 mg.

Tĩnh mạch (IV):
- Trẻ nhỏ <6 tháng tuổi:
  • Dữ liệu còn hạn chế ở trẻ chưa đặt nội khí quản.
  • Trẻ <6 tháng tuổi có nguy cơ tắc nghẽn đường thở và giảm thông khí cao hơn.
  • Cần titration(chuẩn độ) liều bằng các bước tăng nhỏ để đạt hiệu quả lâm sàng mong muốn.
  • Theo dõi sát trong quá trình sử dụng.
- Trẻ ≥6 tháng đến <6 tuổi:
  • Liều khởi đầu: 0,05 đến 0,1 mg/kg; titration liều cẩn thận đến khi đạt hiệu quả lâm sàng mong muốn.
  • Tổng liều có thể lên đến 0,6 mg/kg.
  • Liều tối đa thường dùng: 6 mg.
- Trẻ ≥6 tuổi:
  • Liều khởi đầu: 0,025 đến 0,05 mg/kg; titration cẩn thận đến khi đạt hiệu quả mong muốn.
  • Tổng liều có thể lên đến 0,4 mg/kg.
  • Liều tối đa thường dùng: 10 mg.
- Thanh thiếu niên:
  • Liều khởi đầu: 1 đến 2,5 mg tiêm trong thời gian ≥2 phút. 
  • Titrate liều cẩn thận đến hiệu quả mong muốn.
  • Liều tối đa thường dùng: 10 mg.
  • Lưu ý: Dựa trên kinh nghiệm ở người lớn, có thể cân nhắc liều khởi đầu thấp hơn (ví dụ: 0,5 mg).

Đường xịt mũi (intranasal): (Dữ liệu còn hạn chế)
  • Dùng dung dịch tiêm tĩnh mạch cho đường xịt mũi.
  • Khuyến cáo dùng thiết bị xịt khí dung niêm mạc (MAD) để tối ưu hóa phân bố thuốc. 
- Trẻ sơ sinh, trẻ em và thanh thiếu niên:
  • Liều thường dùng: 0,2 mg/kg dùng 1 lần.
  • Có thể lặp lại sau 15 phút nếu cần.
  • Khoảng liều được báo cáo: 0,2 đến 0,8 mg/kg.
  • Liều tối đa: 10 mg/lần.
  • Lưu ý: Một số nghiên cứu đề xuất dùng lidocain nhỏ mũi trước để giảm kích ứng và giảm kích động sau khi dùng thuốc.

Đường uống (oral): Trẻ ≥6 tháng, trẻ em và thanh thiếu niên <16 tuổi:
  • Liều đơn: 0,25 đến 0,5 mg/kg một lần, tùy theo tình trạng bệnh nhi và hiệu quả mong muốn.
  • Liều thường dùng: 0,5 mg/kg.
  • Liều tối đa: 20 mg.
- Lưu ý:
  • Trẻ nhỏ hơn (6 tháng đến <6 tuổi) và các trẻ không hợp tác thường cần liều cao hơn (có thể lên đến 1 mg/kg).
  • Trẻ lớn hơn (6 đến <16 tuổi) có thể chỉ cần liều 0,25 mg/kg.
  • Ở bệnh nhân có bệnh tim mạch, hô hấp, đang dùng thuốc ức chế thần kinh trung ương, hoặc phẫu thuật nguy cơ cao, nên bắt đầu với liều thấp hơn (0,25 mg/kg).

Đường trực tràng (rectal): (Dữ liệu còn hạn chế)
Trẻ >6 tháng tuổi và trẻ nhỏ:
  • Liều thường dùng: 0,25 đến 0,5 mg/kg dùng một lần.
  • Liều lên đến 1 mg/kg đã được sử dụng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (7 tháng đến 5 tuổi), nhưng có thể tăng nguy cơ kích động sau thủ thuật.
Trẻ nhỏ(Infants), trẻ em và thanh thiếu niên: 

- Khởi đầu: đường tĩnh mạch (IV)
  • Liều tải: 0,05 đến 0,2 mg/kg, tiêm tĩnh mạch chậm trong ≥2 đến 3 phút.
  • Sau đó duy trì bằng truyền tĩnh mạch liên tục với liều khởi đầu: 0,05 đến 0,12 mg/kg/giờ (tương đương 0,8 đến 2 microgam/kg/phút).
  • Chuẩn độ theo hiệu quả lâm sàng mong muốn.
  • Liều khởi đầu tối đa: 10 mg/giờ.
- Giảm liều an thần (sau điều trị kéo dài):
  • Sau khi điều trị kéo dài, nên giảm liều từ từ hoặc chuyển sang benzodiazepin tác dụng kéo dài để phòng ngừa các triệu chứng cai thuốc.
  • Các chiến lược chuyển đổi được báo cáo dựa trên độ mạnh, thời gian bán thải và sinh khả dụng đường uống của diazepam và lorazepam, tuy nhiên khá đa dạng và dựa trên dữ liệu lâm sàng hạn chế.
 + Nếu thời gian điều trị <3 đến 5 ngày:
  • Giảm liều 10% đến 15% mỗi 6 đến 8 giờ (Tobias 2000).
  • Theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng cai sau mỗi lần giảm liều.
 + Nếu thời gian điều trị >5 ngày, có thể áp dụng các phác đồ sau:
    1/ Chuyển sang đường uống bằng Diazepam:
  • Sau liều diazepam đường uống đầu tiên, giảm truyền midazolam xuống 50%.
  • Sau liều diazepam đường uống thứ hai, ngưng truyền midazolam.
  • Theo dõi sát các dấu hiệu và triệu chứng cai thuốc sau mỗi lần giảm liều.
    2/ Chuyển sang đường uống bằng Lorazepam:
  • Sau liều lorazepam đường uống thứ hai, giảm truyền midazolam xuống 50%.
  • Sau liều lorazepam thứ ba, giảm tiếp midazolam thêm 50%.
  • Sau liều lorazepam thứ tư, ngưng truyền midazolam.
  • Theo dõi sát các dấu hiệu và triệu chứng cai thuốc sau mỗi lần giảm liều.
Đường dưới má(Buccal): Dữ liệu hạn chế.
Lưu ý: Dành cho bệnh nhân không có đường truyền tĩnh mạch (IV); nếu cơn co giật không dừng sau 5 phút, một số nghiên cứu cho phép lặp lại liều.

- Liều theo cân nặng:
  • Trẻ ≥3 tháng tuổi, trẻ em và thanh thiếu niên:
  • Đường dưới má: 0,2 đến 0,5 mg/kg/lần;
  • Liều tối đa: 10 mg/lần.
- Liều theo độ tuổi:
  • Trẻ ≥3 tháng tuổi: 2,5 mg.
  • Trẻ 1 đến 4 tuổi: 5 mg.
  • Trẻ 5 đến 9 tuổi: 7,5 mg.
  • Trẻ ≥10 tuổi và thanh thiếu niên: 10 mg.

Đường tiêm bắp (IM): Dữ liệu hạn chế.

- Liều theo cân nặng:
  • Trẻ nhỏ(Infants), trẻ em và thanh thiếu niên: 0,2 mg/kg/lần.
- Liều cố định:
  • 13 đến 40 kg: 5 mg.
  • >40 kg: 10 mg.

Đường mũi (Intranasal):
- Dạng xịt mũi (Nayzilam): Trẻ ≥12 tuổi và thanh thiếu niên:
  • 5 mg, xịt vào 1 bên mũi.
  • Có thể lặp lại sau 10 phút vào bên mũi còn lại tùy theo đáp ứng và dung nạp.
  • Không lặp lại liều nếu bệnh nhân khó thở hoặc an thần quá mức.
  • Liều tối đa: 10 mg mỗi đợt điều trị (tối đa 2 nhát xịt).
  • Tần suất tối đa: Không quá 1 đợt điều trị mỗi 3 ngày và 5 đợt mỗi tháng.
- Dung dịch tiêm dùng đường mũi (dạng tiêm sử dụng thiết bị phun khí mũi - MAD): Dữ liệu hạn chế; khuyến cáo sử dụng thiết bị phun khí (MAD)
Trẻ nhỏ, trẻ em và thanh thiếu niên:
  • 0,2 mg/kg/lần, chia đều giữa 2 bên mũi;
  • Liều tối đa: 10 mg/lần.
  • Có thể lặp lại một lần, tổng liều tối đa 0,4 mg/kg.
  • Lưu ý: Liều cao hơn 0,3 mg/kg đã được mô tả ở bệnh nhân ≥6 tháng tuổi.
Điều trị tiêu chuẩn: Trẻ nhỏ(Infants), trẻ em và thanh thiếu niên – dữ liệu hạn chế:
- Đường tiêm bắp (IM):
  • Liều theo cân nặng: 0,2 mg/kg, tiêm một lần; Liều tối đa: 10 mg/lần.
  • Liều cố định: 13 đến 40 kg: 5 mg, tiêm một lần; >40 kg: 10 mg, tiêm một lần.
- Đường mũi (Intranasal):
  • 0,2 mg/kg, dùng một lần;
  • Liều tối đa: 10 mg/lần.
- Đường má (Buccal):
  • 0,5 mg/kg, dùng một lần;
  • Liều tối đa: 10 mg/lần.

Khi không đáp ứng với điều trị tiêu chuẩn (Refractory status epilepticus):
Lưu ý: Yêu cầu thông khí cơ học và theo dõi huyết động. Titrate liều đến khi ngừng co giật điện não đồ (electrographic seizures) hoặc đạt trạng thái ức chế bùng phát (burst suppression). Dữ liệu hạn chế ở trẻ nhỏ, trẻ em và thanh thiếu niên.
- Liều nạp (Loading dose):
  • Đường tĩnh mạch (IV): 0,2 mg/kg, sau đó duy trì bằng truyền liên tục.
- Truyền tĩnh mạch liên tục:
  • 0,05 đến 2 mg/kg/giờ (tương đương 0,83 đến 33,3 mcg/kg/phút) – titrate(chuẩn độ) để đạt hiệu quả ngừng co giật điện não đồ(EEG) hoặc burst suppression(Mấu hình ức chế bùng phát trên EEG).
Nếu bệnh nhân xuất hiện trạng thái động kinh tái phát trong khi đang truyền liên tục:
  • Tiêm bolus 0,1 đến 0,2 mg/kg
  • Tăng tốc độ truyền thêm 0,05 đến 0,1 mg/kg/giờ (tương đương 0,83 đến 1,66 mcg/kg/phút)
  • Điều chỉnh mỗi 3 đến 4 giờ tùy đáp ứng lâm sàng.
Không có khuyến cáo điều chỉnh liều trong hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất; cần thận trọng khi sử dụng; thời gian bán thải của midazolam và các chất chuyển hóa có thể kéo dài. Ở bệnh nhân người lớn bị suy thận và đang truyền tĩnh mạch liên tục, các chất chuyển hóa có hoạt tính (ví dụ: 1-hydroxymidazolam) không được đào thải hiệu quả, có thể gây kéo dài tình trạng an thần trong vài ngày sau khi ngừng thuốc.
  • Lọc máu (Hemodialysis): Không cần bổ sung liều.
  • Lọc màng bụng (Peritoneal dialysis): Việc loại bỏ thuốc đáng kể là không khả thi, dựa trên các đặc điểm lý hóa của thuốc.
Không có khuyến cáo điều chỉnh liều trong hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất; cần thận trọng khi sử dụng. Dựa trên kinh nghiệm ở bệnh nhân người lớn, các khuyến cáo sau đây có thể được xem xét áp dụng cho bệnh nhi:
  • Liều đơn (ví dụ: khởi mê): Không cần điều chỉnh liều; tuy nhiên, bệnh nhân suy gan có thể nhạy cảm hơn so với người không suy gan; dự kiến thời gian tác dụng kéo dài hơn.
  • Liều lặp lại hoặc truyền tĩnh mạch liên tục: Dự kiến thời gian tác dụng kéo dài và có thể tích lũy thuốc; cần theo dõi đáp ứng của bệnh nhân, và giảm liều có thể là cần thiết.
- Đường tiêm tĩnh mạch (IV), tiêm bắp (IM):
  • Liều khởi đầu: 2.5 đến 5 mg.
  • Liều nhắc lại: có thể lặp lại mỗi 3 đến 5 phút (nếu tiêm IV) hoặc mỗi 5 đến 10 phút (nếu tiêm IM) cho đến khi đạt được mức an thần phù hợp và an toàn.
  • Một số bệnh nhân có thể cần tổng liều khoảng ~20 mg.
  • Theo dõi sát tình trạng hô hấp.
  • Có thể sử dụng đơn lẻ hoặc phối hợp với thuốc chống loạn thần.
Lưu ý: Cần cá nhân hóa liều dùng dựa trên các yếu tố của bệnh nhân và các thuốc gây mê dùng đồng thời.

- Tiền mê / Tiền khởi mê:
Lưu ý: Thông thường nên tránh sử dụng midazolam thường quy như thuốc tiền mê trong gây mê toàn thân do nguy cơ gây tác dụng bất lợi.
 + Đường tiêm tĩnh mạch (IV):
  • Liều thường dùng: 0.5 đến 2 mg
  • Tiêm từng liều nhỏ 0.5 đến 1 mg, điều chỉnh theo đáp ứng lâm sàng.
- Khởi mê (thuốc hỗ trợ):
Lưu ý: Cân nhắc giảm liều hoặc tránh sử dụng ở bệnh nhân huyết động không ổn định hoặc đã dùng thuốc tiền mê / tiền khởi mê. Thông thường nên tránh sử dụng midazolam thường quy để khởi mê do nguy cơ tác dụng phụ.
 + Đường tiêm tĩnh mạch (IV):
  • Liều thường dùng: 0.5 đến 2 mg
  • Tiêm từng liều nhỏ 0.5 đến 1 mg, tùy vào đáp ứng lâm sàng.
Lưu ý thêm: Việc sử dụng midazolam như thuốc khởi mê đơn độc hoặc phối hợp được mô tả trong tài liệu của nhà sản xuất và sách giáo khoa chuyên ngành, với liều:
  • 0.1 đến 0.25 mg/kg ở bệnh nhân đã được tiền mê.
  • Tối đa 0.35 mg/kg ở bệnh nhân chưa được tiền mê.
  • Tuy nhiên, liều này ít khi được sử dụng trong thực hành lâm sàng vì có thể kéo dài thời gian hồi tỉnh.
Lưu ý: Nếu không có đường tiêm tĩnh mạch (IV), có thể cân nhắc tiêm bắp (IM); tuy nhiên, tác dụng sẽ chậm hơn (khoảng ≥10 phút).

- Tiêm tĩnh mạch (IV) hoặc tiêm bắp (IM):
  • Liều: 1 đến 5 mg
  • Lặp lại mỗi 3 đến 10 phút khi cần thiết để kiểm soát:
    • Kích động
    • An thần
    • Tăng thân nhiệt
    • Tăng huyết áp
    • Nhịp tim nhanh
Tiếp tục cho đến khi đạt được kiểm soát triệu chứng mong muốn.
- Một số bệnh nhân có thể cần liều tích lũy lớn. Theo dõi sát tình trạng ức chế hô hấp.
Lưu ý: Midazolam được sử dụng như một phần trong chiến lược đa mô thức. Thông thường, nên ưu tiên thuốc an thần không phải benzodiazepine do nguy cơ an thần kéo dài và mê sảng khi dùng benzodiazepine liên tục (ví dụ >48 giờ). Ưu tiên dùng gián đoạn để tránh tích lũy thuốc và an thần kéo dài do truyền liên tục. Chuẩn độ liều để đạt mức an thần nhẹ (ví dụ: Richmond Agitation Sedation Scale (RASS) từ 0 đến −2) hoặc dựa vào hiệu quả lâm sàng (ví dụ: tình trạng không đồng bộ với máy thở). Tham khảo quy trình và chính sách của từng cơ sở.

- Tiêm tĩnh mạch (IV):
 + Dùng gián đoạn:
  • Liều khởi đầu: 0.5 đến 5 mg hoặc 0.01 đến 0.05 mg/kg
  • Tiêm chậm trong ≥2 phút
  • Có thể lặp lại mỗi 10 đến 15 phút nếu cần đến khi đạt được mức an thần mục tiêu.
 + Truyền tĩnh mạch liên tục:
  • Liều nạp: 0.5 đến 5 mg mỗi 1 đến 5 phút (nếu cần)
  • Sau đó truyền liên tục: 1 đến 8 mg/giờ hoặc 0.01 đến 0.1 mg/kg/giờ 
  • Chuẩn độ tốc độ truyền theo đáp ứng lâm sàng.
  • Lưu ý: Để tránh tốc độ truyền cơ bản cao, cân nhắc bổ sung liều bolus thay vì chỉ tăng tốc độ truyền liên tục. Cân nhắc thực hiện thử nghiệm đánh thức hàng ngày (daily awakening trial) hoặc an thần theo phác đồ điều dưỡng. Nếu bệnh nhân kích động sau khi ngừng truyền liên tục, có thể bắt đầu lại với ~50% liều trước đó.
Lưu ý: Midazolam thường được sử dụng để kiểm soát các triệu chứng dai dẳng, khó kiểm soát (ví dụ: lo âu, kích động, an thần giảm nhẹ) kết hợp với opioid và các thuốc khác. Việc sử dụng midazolam trong bối cảnh này nên có sự tham vấn chặt chẽ với bác sĩ chuyên về chăm sóc giảm nhẹ. Cần đảm bảo flumazenil (thuốc đối kháng benzodiazepine) luôn sẵn sàng trong trường hợp dùng quá liều không chủ ý.

- Liều dùng gián đoạn(ngắt quãng): 
 + Tiêm tĩnh mạch (IV):
  • Liều khởi đầu: 1 đến 5 mg
  • Có thể lặp lại mỗi 5 phút nếu cần để kiểm soát triệu chứng.
 + Tiêm dưới da (SUBQ):
  • Liều khởi đầu: 2.5 đến 10 mg
  • Có thể lặp lại mỗi 20 phút nếu cần.
- Truyền liên tục (sau khi thất bại với liều gián đoạn):
 + IV hoặc SUBQ:
  • Liều khởi đầu: 0.25 đến 1 mg/giờ
  • Chuẩn độ(Titrate) theo đáp ứng để kiểm soát triệu chứng.
  • Liều thường dùng: 0.5 đến 5 mg/giờ
  • Một số bệnh nhân có thể cần liều lên đến 20 mg/giờ. Tuy nhiên, trước khi vượt quá liều 10 mg/giờ, nên cân nhắc: Bổ sung thuốc khác (ví dụ: thuốc chống loạn thần) Hoặc chuyển sang thuốc khác phù hợp hơn.
- Tiêm bắp (IM):
  • 0,07 đến 0,08 mg/kg
  • Lưu ý: Chỉ dùng khi các đường dùng khác không thể thực hiện hoặc không dung nạp được.
- Tiêm tĩnh mạch (IV):
  • Liều khởi đầu: 0,5 đến 2 mg hoặc 0,01 đến 0,02 mg/kg, tiêm chậm trong 2 đến 5 phút. Liều tối đa mỗi lần: 2 mg
  • Nếu cần: có thể lặp lại liều 0,25 đến 1 mg hoặc 0,005 đến 0,01 mg/kg sau khoảng 5 đến 30 phút tính từ liều đầu.
  • Lưu ý: Có thể cân nhắc sử dụng đường IV nếu cần giảm lo âu tức thì, và khi có sẵn đường truyền tĩnh mạch và theo dõi thích hợp (ví dụ: trước phẫu thuật).
- Xịt mũi: Dung dịch tiêm – dùng đường mũi (sử dụng ngoài chỉ định):
  • Lưu ý: Dạng thuốc xịt mũi trên thị trường hiện tại chứa 5 mg mỗi lần xịt, chưa được nghiên cứu cho chỉ định này.
  • Nên sử dụng dung dịch tiêm 5 mg/mL để nhỏ/xịt vào mũi.
  • Do pH của dung dịch thấp, có thể gây cảm giác rát/bỏng khi dùng. Cân nhắc sử dụng thiết bị xịt mũi (atomizer) Hoặc nhỏ trước lidocain mũi (2% hoặc 4%) để giảm kích ứng.
  • Liều dùng qua mũi: 1 đến 4 mg
- Đường uống (sử dụng ngoài chỉ định) – Dạng siro 2 mg/mL:
  • Liều khởi đầu: 7,5 mg
  • Nếu cần, có thể dùng liều bổ sung 3,75 mg sau khoảng 30 đến 60 phút, dựa vào đáp ứng không đầy đủ hoặc thời gian kéo dài của thủ thuật.
- Tiêm tĩnh mạch (IV):
  • Liều thường dùng: 0,5 đến 2,5 mg, tiêm chậm trong 1 đến 2 phút
  • Có thể lặp lại mỗi 2 đến 5 phút tùy theo nhu cầu
  • Chuẩn liều theo đáp ứng lâm sàng
  • Tổng liều thường dùng: khoảng 5 mg
  • Lưu ý: Giảm liều nếu dùng đồng thời với opioid hoặc các thuốc ức chế thần kinh trung ương khác.
- Xịt mũi (dùng dung dịch tiêm – sử dụng ngoài chỉ định):
  • Liều: 0,1 mg/kg. Liều tối đa mỗi lần: 10 mg (tùy theo thể tích thuốc)
  • Dùng trước thủ thuật khoảng 15 phút
  • Sử dụng dung dịch tiêm 5 mg/mL để đảm bảo thể tích nhỏ
  • Chia liều: nhỏ hoặc xịt một nửa liều vào mỗi bên mũi
  • Lưu ý: Do pH thấp, thường gây cảm giác rát hoặc bỏng mũi khi dùng. Có thể dùng thiết bị xịt (atomizer) để giảm kích ứng Hoặc nhỏ lidocain vào mũi trước khi dùng midazolam
  • Một số chuyên gia có thể phối hợp midazolam đường mũi với fentanyl đường mũi trong các thủ thuật.
Lưu ý:
  • Có thể gây tụt huyết áp
  • Cân nhắc lựa chọn thuốc thay thế ở những bệnh nhân huyết động không ổn định và/hoặc bệnh nhân chấn thương đầu
  • Khi sử dụng đơn độc, thời gian khởi phát tác dụng có thể kéo dài tới 5 phút, điều này có thể là quá lâu trong một số tình huống cấp cứu
- Tiêm tĩnh mạch (IV):
  • Liều dùng: 0,2 mg/kg, dùng một lần duy nhất
  • Ở bệnh nhân huyết động không ổn định: dùng 0,1 mg/kg
  • Khoảng liều thường dùng: 0,1 đến 0,3 mg/kg
- 1/ Co giật từng cơn (lặp lại hoặc theo cụm):
 + Lưu ý:
  • Có thể được người không phải nhân viên y tế sử dụng cho bệnh nhân đang co giật hoặc trong cụm co giật.
  • Ở bệnh nhân có nguy cơ suy hô hấp cao, liều đầu tiên nên được dùng dưới sự giám sát y tế để đánh giá đáp ứng và khả năng dung nạp.
 + Dạng xịt mũi (Nayzilam):
  • Liều: 5 mg (1 nhát xịt) vào một bên mũi
  • Có thể lặp lại liều tương tự sau 10 phút vào bên mũi đối diện nếu cần, dựa vào đáp ứng và khả năng dung nạp (Không lặp nếu bệnh nhân có dấu hiệu khó thở hoặc ngủ gà quá mức)
  • Liều tối đa: 10 mg (2 nhát xịt) cho mỗi đợt co giật
  • Tần suất điều trị tối đa: 1 đợt mỗi 3 ngày Tối đa 5 đợt trong 1 tháng
- 2/ Trạng thái động kinh (có hoặc không co giật):
 + Lưu ý:
  • Midazolam tiêm bắp (IM) là benzodiazepine ưu tiên khi không có đường tĩnh mạch (IV).
  • Có thể dùng đường xịt mũi hoặc dưới má (buccal) như các biện pháp thay thế hiệu quả khi không có IV.
 + Tiêm bắp (IM):
  • Liều: 10 mg 1 lần duy nhất, hoặc 0,2 mg/kg (liều tối đa: 10 mg)
  • Lưu ý: Chỉ sản phẩm Seizalam dạng tiêm mới được FDA phê duyệt cho chỉ định này, tuy nhiên các dạng tiêm khác dùng IM cũng có thể dùng ngoài chỉ định được phê duyệt (off-label)
 + Xịt mũi (sử dụng dung dịch tiêm – off-label):
  • Liều khởi đầu: 5 đến 10 mg
  • Có thể lặp lại nếu cần
  • Liều tối đa: 15 mg
  • Lưu ý: Sử dụng dung dịch tiêm đậm đặc 5 mg/mL để hạn chế thể tích xịt. Có thể gây rát do pH thấp → nên dùng thiết bị phun sương hoặc nhỏ lidocain mũi trước khi dùng 
 + Đường dưới(niêm mạc) má (buccal) – dùng dung dịch tiêm (off-label):
  • Liều khởi đầu: 10 mg
  • Có thể lặp lại nếu cần
  • Tổng liều tối đa: 30 mg
- 3/ Trạng thái động kinh kháng trị (off-label):
 + Lưu ý:
  • Thường cần hỗ trợ thở máy và huyết động
  • Titration(chuẩn bộ) liều theo EEG (ngừng co giật điện hoặc suppression burst)
 + Tĩnh mạch (IV): 
  • Liều nạp: 0,2 mg/kg tiêm chậm, sau đó bắt đầu truyền liên tục. Có thể lặp liều nạp mỗi 3–5 phút nếu cần, đến liều tối đa 2 mg/kg để đạt điện não đồ mong muốn
  • Truyền liên tục: Bắt đầu: 0,05 đến 2 mg/kg/giờ, tăng liều dần đến khi đạt suppression trên EEG. Nếu xuất hiện trạng thái động kinh bùng phát (breakthrough): Tiêm thêm 0,1–0,2 mg/kg mỗi 3–5 phút. Đồng thời tăng tốc độ truyền thêm 0,05–0,1 mg/kg/giờ mỗi 3–4 giờ. Một số chuyên gia sử dụng tới 3 mg/kg/giờ. Lưu ý: Khuyến cáo duy trì suppression điện não ít nhất 24 giờ trước khi giảm liều. Ngưng truyền từ từ: giảm liều 50% mỗi 3 giờ hoặc taper dần trong 4–6 giờ để tránh tái phát trạng thái động kinh.
- Lưu ý chung:
  • Thận trọng khi sử dụng midazolam ở bệnh nhân suy thận và/hoặc đang điều trị thay thế thận
  • Thời gian bán thải của midazolam và các chất chuyển hóa có hoạt tính sẽ kéo dài ở bệnh nhân bệnh nặng có tổn thương thận cấp, đặc biệt khi dùng truyền liên tục, và có thể tích tụ → gây kéo dài tác dụng an thần.
1/ Suy chức năng thận (không phân biệt mức độ): Đường dùng: dưới má (buccal), xịt mũi (intranasal), tiêm (parenteral):
  • Không cần điều chỉnh liều khởi đầu với bất kỳ mức độ suy thận nào
  • Tuy nhiên: Dùng thận trọng ở bệnh nhân suy thận nặng (ví dụ: CrCl < 30 mL/phút). Theo dõi sát các dấu hiệu an thần quá mức. Xem xét kéo dài khoảng cách liều (dosing interval) nếu dùng liều ngắt quãng. Giảm tốc độ tăng liều (titration) nếu dùng truyền liên tục. Trong một số trường hợp (ví dụ: an thần cho bệnh nhân thở máy), có thể dùng bolus bổ sung để tránh phải duy trì tốc độ truyền nền cao.
2/ Thẩm tách máu ngắt quãng - thận nhân tạo (hemodialysis – 3 lần/tuần): Đường dùng dưới má(Buccal), xịt mũi(intranasal), tiêm(parenteral):
  • Không cần điều chỉnh liều ban đầu
  • Không bị loại bỏ đáng kể qua thẩm tách (vì liên kết protein cao)
  • Tuy nhiên, cần: Thận trọng khi dùng. Theo dõi sát nguy cơ an thần quá mức. Xem xét điều chỉnh tương tự như trên: kéo dài khoảng cách liều, giảm tốc độ titration, dùng bolus bổ sung nếu cần
3/ Thẩm phân phúc mạc (peritoneal dialysis): đường dùng Buccal, intranasal, parenteral:
  • Không cần điều chỉnh liều ban đầu
  • Không bị loại bỏ đáng kể qua thẩm phân phúc mạc
  • Áp dụng các lưu ý như trên: Thận trọng, theo dõi sát an thần quá mức. Kéo dài khoảng cách liều, giảm tốc độ titration khi truyền liên tục. Dùng bolus bổ sung để giảm truyền nền nếu cần
4/ Lọc máu liên tục (CRRT – Continuous Renal Replacement Therapy): đương dùng Buccal, intranasal, parenteral:
  • Midazolam và chất chuyển hóa có hoạt tính (1-hydroxy-midazolam) không bị loại bỏ hiệu quả qua CRRT
  • Tuy nhiên, 1-alpha hydroxymidazolam glucuronide (có thể có hoạt tính) bị loại bỏ đáng kể
  • Không cần điều chỉnh liều ban đầu, nhưng cần: Thận trọng khi dùng, theo dõi sát an thần quá mức. Xem xét: Kéo dài khoảng cách liều (intermittent); Giảm tốc độ titration (truyền liên tục); Bolus bổ sung khi cần để tránh tốc độ truyền nền cao
5/ Lọc máu ngắt quãng tốc độ thấp (PIRRT – ví dụ: lọc máu hiệu quả thấp kéo dài): đường dùng Buccal, intranasal, parenteral:
  • Midazolam và 1-hydroxy-midazolam không bị loại bỏ đáng kể qua PIRRT
  • 1-alpha hydroxymidazolam glucuronide có thể bị loại bỏ đáng kể
  • Không cần điều chỉnh liều ban đầu
  • Lưu ý tương tự: Thận trọng, theo dõi sát; Điều chỉnh khoảng cách liều, tốc độ titration; Dùng bolus bổ sung để kiểm soát mức an thần, tránh truyền nền cao.
Lưu ý: Thời gian bán thải và độ thanh thải của midazolam và các chất chuyển hóa có hoạt tính tăng đáng kể ở bệnh nhân xơ gan.

- Trước khi bắt đầu điều trị ở bệnh nhân có xơ gan:
 + Tiêm truyền (parenteral):
  • Ưu tiên thuốc tác dụng ngắn không có chất chuyển hóa hoạt tính (ví dụ: propofol) thay vì midazolam
  • Child-Pugh A đến C: Liều dùng ngắt quãng: Dùng liều thấp nhất có hiệu quả; Tránh lặp lại liều nếu có thể. Truyền liên tục: Tránh dùng, chỉ cân nhắc nếu lợi ích vượt trội rủi ro – do nguy cơ suy giảm nhận thức kéo dài sau truyền
  + Dưới má (buccal), xịt mũi (intranasal):
  • Child-Pugh A đến C: Nên tránh sử dụng
  • Nếu bắt buộc, chỉ dùng liều thấp nhất có hiệu quả và tránh lặp lại liều
Liều dùng ở bệnh nhân béo phì (BMI ≥30 kg/m²).
- Lưu ý chung: Ưu tiên không dùng liều theo cân nặng, mà nên titrate (chuẩn độ/ điều chỉnh liều) theo hiệu quả lâm sàng.

- Liều ngắt quãng (IV, IM, dưới da, xịt mũi):
  • Ưu tiên dùng liều không dựa vào cân nặng
  • Nếu bắt buộc dùng liều theo cân nặng: Dùng cân nặng hiệu chỉnh (adjusted body weight) để tính liều ban đầu. Sau đó, điều chỉnh theo đáp ứng lâm sàng
  • Nếu cần hiệu quả nhanh: có thể dùng cân nặng thực tế (actual body weight) để tính liều ban đầu
  • Không nên thay đổi giữa các loại cân nặng trong quá trình điều trị (ví dụ: từ cân nặng thực tế sang hiệu chỉnh)
- Truyền tĩnh mạch liên tục:
  • Ưu tiên không tính theo cân nặng.
  • Nếu dùng liều theo cân nặng: Dùng cân nặng hiệu chỉnh để tính liều ban đầu. Chuẩn độ theo đáp ứng lâm sàng.
  • Không thay đổi giữa các loại cân nặng trong điều trị
- Lưu ý chung: Tránh sử dụng midazolam nếu không thật sự cần thiết. Có thể cân nhắc trong co giật hoặc an thần quanh thủ thuật (theo chỉ định).

- Dạng xịt mũi:
  • Áp dụng liều như người lớn.
  • Thận trọng do nguy cơ kéo dài thời gian tác dụng thuốc.
- Dạng tiêm (parenteral):
  • Áp dụng liều như người lớn nhưng cần cá thể hóa dựa trên tuổi, bệnh nền, và thuốc dùng kèm.
  • Giảm liều 20–50% ở người cao tuổi, bệnh mạn tính, suy kiệt, hoặc đang dùng opioid/ chống trầm cảm hệ thần kinh trung ương (CNS) khác.
  • Titration (điều chỉnh liều) nên thực hiện chậm hơn.

- Dung dịch tiêm (Solution, Injection):
+ Thuốc gốc(generic):
  • 2 mg/2 mL (ống 2 mL)
  • 5 mg/5 mL (ống 5 mL)
  • 10 mg/10 mL (ống 10 mL)
  • 5 mg/mL (ống 1 mL)
  • 10 mg/2 mL (ống 2 mL)
  • 25 mg/5 mL (ống 5 mL)
  • 50 mg/10 mL (ống 10 mL)
- Dung dịch tiêm (không chứa chất bảo quản) – preservative-free:
+ Thuốc generic:
  • 2 mg/2 mL (ống 2 mL)
  • 5 mg/5 mL (ống 5 mL)
  • 5 mg/mL (ống 1 mL)
  • 10 mg/2 mL (ống 2 mL)
- Dung dịch truyền tĩnh mạch (Solution, Intravenous):
+ Thuốc generic:
  • 100 mg/100 mL trong dung dịch NaCl 0.8% (chai 100 mL)
  • 50 mg/50 mL trong dung dịch NaCl 0.8% (chai 50 mL)
- Dung dịch truyền tĩnh mạch (không chứa chất bảo quản):
+ Thuốc generic:
  • 100 mg/100 mL trong dung dịch NaCl 0.8% (chai 100 mL)
  • 100 mg/100 mL trong dung dịch NaCl 0.9% (chai 100 mL)
  • 50 mg/50 mL trong dung dịch NaCl 0.9% (chai 50 mL)
- Dung dịch xịt mũi (Solution, Nasal):
+ Nayzilam®:
  • 5 mg/0.1 mL (mỗi đơn vị dùng 1 lần). Lưu ý: Có chứa propylene glycol 
- Siro uống (Syrup, Oral):
+ Thuốc generic: 2 mg/mL
+ Dạng đóng gói:
  • 2.5 mL [DSC – ngừng sản xuất]
  • 5 mL [DSC – ngừng sản xuất]
  • 118 mL

- Nồng độ truyền tĩnh mạch thông thường: 0,3 mg/mL, 1 mg/mL hoặc 5 mg/mL. Lưu ý, Có sẵn dung dịch pha sẵn (1 mg/mL).
  • Lọ thuốc: dùng tiêm tĩnh mạch (IV) hoặc tiêm bắp (IM) duy nhất.
  • Túi truyền sẵn pha: chỉ dùng truyền IV.
  • Không tiêm vào động mạch hoặc để thuốc thoát ra ngoài mạch máu (tránh thoát mạch).
- Tiêm IV (tiêm bolus, liều nạp, hoặc liệu pháp ngắt quãng):
  • Tiêm IV chậm trong ít nhất 2 đến 5 phút.
  • Ở người lớn: Để khởi mê, có thể tiêm IV trong 20–30 giây theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
  • Trong trạng thái động kinh co giật kháng trị, liều nạp được khuyến cáo truyền với tốc độ 2 mg/phút.
  • Trẻ sơ sinh: Tiêm nhanh (<2 phút) đã được ghi nhận gây tụt huyết áp nặng, đặc biệt khi dùng đồng thời với fentanyl. Đối với liều nạp, truyền trong thời gian ≥1 giờ đã giúp ngăn ngừa tụt huyết áp ở trẻ sơ sinh; tuy nhiên, việc truyền trong 2–5 phút cũng đã được mô tả ở bệnh nhi có thở máy. Nhà sản xuất không khuyến cáo dùng liều nạp ở trẻ sơ sinh, thay vào đó đề nghị sử dụng tốc độ truyền liên tục nhanh hơn trong vài giờ đầu tiên.
- Truyền tĩnh mạch liên tục: Dùng bơm truyền dịch để thực hiện.

- Tiêm bắp (IM): Tiêm sâu, không pha loãng vào khối cơ lớn, thường là vùng trước-bên đùi (cơ rộng ngoài) ở trẻ em.
  • Đường má(bên trong niêm mạc má - Buccal): Hiện tại không có dạng bào chế dùng qua đường má được cấp phép tại Hoa Kỳ. Một số nghiên cứu thử nghiệm đã sử dụng dung dịch tiêm để dùng qua đường má. Các nghiên cứu quốc tế sử dụng dạng bào chế buccal thương mại có nồng độ 10 mg/mL. Thuốc được đưa vào niêm mạc miệng giữa nướu và má bằng ống tiêm miệng; nhẹ nhàng xoa má ngoài; liều có thể chia đều cho cả hai bên miệng.
  • Đường mũi: Dạng xịt mũi (Nayzilam) cung cấp liều cố định 5 mg và không phù hợp cho tất cả bệnh nhi; đối với các liều nhỏ hơn qua đường mũi, có thể sử dụng dung dịch tiêm tĩnh mạch/parenteral; cần đảm bảo lựa chọn sản phẩm và kỹ thuật dùng thuốc phù hợp.
  • Dạng xịt mũi (Nayzilam): Sản phẩm cung cấp liều cố định và chỉ nên dùng cho trẻ ≥12 tuổi và thanh thiếu niên: Không thử hoặc xịt thử trước khi sử dụng; không mở bao bì vỉ cho đến khi sẵn sàng dùng thuốc. Xịt 1 lần vào 1 bên mũi; nếu cần liều thứ hai, xịt vào bên mũi còn lại. Không được dùng liều thứ hai nếu bệnh nhân có dấu hiệu khó thở hoặc an thần quá mức.
  • Dung dịch tiêm dùng đường mũi: Dùng với thiết bị phun mù qua niêm mạc (MAD – Mucosal Atomization Device) hoặc ống tiêm không kim. Chia nửa liều vào mỗi bên mũi. Thể tích tối đa: 1 mL mỗi bên mũi.
  • Đường uống: Dùng khi bụng đói (thường chống chỉ định ăn uống trước khi tiền mê để làm thủ thuật).
  • Đường trực tràng: Các thử nghiệm lâm sàng đã sử dụng dung dịch tiêm midazolam để dùng qua đường trực tràng; dùng dung dịch 1 đến 5 mg/mL thông qua ống thông hoặc ống nhỏ có bôi trơn đưa vào trực tràng; giữ chặt hai mông lại trong khoảng 5 phút sau khi dùng thuốc.
- Nồng độ truyền IV thông thường: 100 mg trong 100 mL (nồng độ: 1 mg/mL) Dextrose 5% hoặc NaCl 0.9%. Lưu ý: Có sẵn dung dịch pha sẵn. Không tiêm vào động mạch.

- Tiêm bắp (IM):
  • Tiêm sâu, không pha loãng vào khối cơ lớn. Hướng dẫn sử dụng thuốc Seizalam của nhà sản xuất đặc biệt khuyến cáo tiêm vào giữa mặt ngoài đùi (cơ rộng ngoài – vastus lateralis).
- Tiêm tĩnh mạch (IV):
  • Để gây mê thủ thuật / an thần / gây mất trí nhớ tạm thời, tiêm IV chậm trong ít nhất 2 phút với nồng độ 1 mg/mL hoặc dung dịch pha loãng từ nồng độ 1 mg/mL hoặc 5 mg/mL.
  • Để khởi mê, có thể tiêm bolus IV trong 5 đến 15 giây.
  • Với trạng thái động kinh co giật kháng trị, liều nạp được khuyến cáo truyền chậm. 
  • Trong các tình huống lâm sàng khác (ví dụ: an thần cho bệnh nhân thở máy), có thể dùng truyền tĩnh mạch liên tục.
- Đường má (buccal – sử dụng ngoài hướng dẫn chính thức):
  • Hiện tại không có dạng bào chế midazolam dùng đường má được cấp phép tại Hoa Kỳ. Một số thử nghiệm đã sử dụng dung dịch tiêm để dùng qua niêm mạc má. Các nghiên cứu quốc tế sử dụng dạng buccal thương mại có nồng độ 10 mg/mL. Thuốc được đưa vào niêm mạc miệng giữa nướu và má bằng ống tiêm miệng; nhẹ nhàng xoa má; liều có thể chia đều cho cả hai bên miệng.
- Đường mũi (intranasal):
  • Dạng xịt mũi: Không thử hoặc xịt thử trước khi sử dụng. Xịt 1 lần vào một bên mũi; nếu cần liều thứ hai, xịt vào bên mũi còn lại. Không được dùng liều thứ hai nếu bệnh nhân có dấu hiệu khó thở hoặc bị an thần quá mức.
  • Dung dịch tiêm (sử dụng ngoài hướng dẫn chính thức): Lưu ý: Do độ pH thấp của dung dịch, cảm giác bỏng rát khi sử dụng là phổ biến. Để giảm kích ứng, có thể sử dụng thiết bị phun mù (atomizer) hoặc xịt trước 1 mL lidocain 2% hoặc 4% vào mũi 5 phút trước khi dùng midazolam. Sử dụng dung dịch tiêm 5 mg/mL (nồng độ này giúp giảm thể tích thuốc được sử dụng, từ đó giảm kích ứng và hạn chế việc nuốt thuốc), hút liều mong muốn vào ống tiêm 1 đến 3 mL; có thể gắn thiết bị phun thuốc qua niêm mạc mũi (nasal mucosal atomization device) trước khi dùng thuốc. Thể tích tối đa khuyến cáo cho mỗi bên mũi (với dung dịch 5 mg/mL) là 1 mL. Phun một nửa liều vào bên mũi đầu tiên, sau đó phun nửa còn lại vào bên mũi thứ hai (bằng thiết bị phun mù hoặc nhỏ giọt chậm vào mũi).
- Đường uống (oral):
  • Không pha thuốc với bất kỳ chất lỏng nào (như nước ép bưởi) trước khi dùng. Dùng khi bụng đói (thường chống chỉ định ăn uống trước tiền mê để làm thủ thuật).
- Đường trực tràng:
  • Các thử nghiệm lâm sàng sử dụng dung dịch tiêm midazolam để dùng đường trực tràng; dùng dung dịch 1 đến 5 mg/mL thông qua một ống nhỏ, có bôi trơn, đưa vào trực tràng; giữ chặt mông trong khoảng 5 phút sau khi dùng thuốc.

- Gây mê toàn thân (General anesthesia):
  • Khởi mê toàn thân trước khi sử dụng các thuốc gây mê khác.
  • Duy trì mê như một thành phần của gây mê cân bằng.
- An thần cho bệnh nhân thở máy tại khoa Hồi sức tích cực (ICU): 
  • Gây an thần cho bệnh nhân đặt nội khí quản và thở máy, sử dụng như một phần của gây mê hoặc trong quá trình điều trị tại đơn vị chăm sóc tích cực (ICU) bằng truyền tĩnh mạch liên tục.
- An thần trong thủ thuật ngoài phòng mổ (Procedural sedation, outside the operating room):
  • Gây an thần, giải lo âu và mất trí nhớ ngắn hạn (amnesia) trước hoặc trong quá trình thực hiện các thủ thuật chẩn đoán, điều trị, nội soi, hoặc trước phẫu thuật.
- Co giật cơn/intermittent (Seizures, intermittent):
  • Dạng xịt mũi (intranasal): Điều trị cấp các đợt co giật từng cơn, mang tính lặp lại (cụm co giật, co giật tái diễn cấp tính) khác biệt với kiểu co giật thường ngày ở bệnh nhân động kinh ≥12 tuổi.
- Trạng thái động kinh (Status epilepticus):
  • Điều trị trạng thái động kinh ở người lớn.
  • Lưu ý: Chỉ có chế phẩm tiêm Seizalam được FDA phê duyệt điều trị status epilepticus, tuy nhiên các dạng thuốc tiêm khác có chỉ định tiêm bắp cũng có thể được sử dụng ngoài chỉ định chính thức (off-label) cho mục đích này.
  • Kích động cấp hoặc nặng (Acute/severe agitation)
  • Ngộ độc chất kích thích giao cảm: cocaine, methamphetamine và các chất tương tự
  • An thần giảm nhẹ trong chăm sóc giảm nhẹ hoặc cuối đời (Palliative and end-of-life sedation)
  • Giảm lo âu trước thủ thuật (Premedication for procedural anxiety)
  • Đặt nội khí quản nhanh ngoài phòng mổ (Rapid sequence intubation, non-OR setting)
  • Trạng thái động kinh, co giật và không co giật (Convulsive and nonconvulsive status epilepticus)
  • Trạng thái động kinh kháng trị (Refractory status epilepticus)
- Dạng tiêm, uống:
  • Quá mẫn với midazolam hoặc bất kỳ thành phần nào của chế phẩm; 
  • Tiêm nội tủy(tủy sống - intrathecal) hoặc ngoài màng cứng (epidural) các dạng thuốc tiêm có chứa chất bảo quản (ví dụ, benzyl alcohol); 
  • Sử dụng cho trẻ sinh non đối với các dạng thuốc tiêm có chứa benzyl alcohol; 
  • Bệnh tăng nhãn áp(Glaucoma) góc hẹp cấp tính.
  • Sử dụng đồng thời midazolam đường uống với thuốc ức chế protease (atazanavir, atazanavir-cobicistat, darunavir, indinavir, lopinavir-ritonavir, nelfinavir, ritonavir, saquinavir, tipranavir);
  • Sử dụng đồng thời midazolam đường uống hoặc tiêm với fosamprenavir.
Có những tương tác thuốc đáng kể, đòi hỏi phải điều chỉnh liều lượng/tần suất hoặc tránh dùng. Tham khảo cơ sở dữ liệu tương tác thuốc để biết thêm thông tin.

- Nhỏ mũi: 
  • Quá mẫn cảm với midazolam hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc; 
  • Bệnh tăng nhãn áp(Glaucoma) góc hẹp cấp tính.
- Nhãn(HDSD) thuốc tại Canada: Chống chỉ định bổ sung (không có trong nhãn thuốc tại Hoa Kỳ): Dạng tiêm:
  • Suy phổi cấp; 
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính(COPD) nặng;
  • An thần tĩnh mạch ở bệnh nhân lớn tuổi hoặc suy kiệt bên ngoài khu vực ICU(Hồi sức tích cực) và ở những bệnh nhân không đủ tỉnh táo để đáp ứng phù hợp với các yêu cầu bằng lời nói.

Các tác dụng phụ và tần suất ghi nhận dưới đây được trích từ thông tin dược phẩm chính thức, trừ khi có ghi chú khác. Dữ liệu được thu thập từ trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn (trừ khi có ghi nhận cụ thể khác).
  • Tác dụng phụ riêng với đường xịt mũi (intranasal) áp dụng cho thanh thiếu niên và người lớn.
  • Tác dụng phụ riêng với đường uống (oral) áp dụng cho trẻ em và thanh thiếu niên.
  • Tiêu hóa: Nôn (≤11%)
  • Hô hấp: Ngưng thở (người lớn: 15%; trẻ em: 3%), thở chậm (người lớn: ≤23%), giảm thể tích khí lưu thông (người lớn: ≤23%), khó chịu vùng mũi (dạng xịt mũi: 5% đến 16%)
- Tim mạch:
  • Loạn nhịp nút nhĩ thất (≤1%)
  • Nhịp đôi (bigeminy) (≤2%)
  • Nhịp chậm (≤2%) 
  • Hạ huyết áp (≤3%)
  • Ngất (≤1%)
  • Nhịp nhanh (≤1%)
  • Ngoại tâm thu thất (≤1%)
- Da liễu:
  • Ngứa (≤1%)
  • Phát ban da (≤2%)
  • Mề đay (≤1%)
  • Mề đay tại vị trí tiêm (≤1%)
- Tiêu hóa:
  • Vị chua trong miệng (≤1%)
  • Rối loạn vị giác (dạng xịt mũi: 4%)
  • Nấc cụt (1% đến 4%)
  • Buồn nôn (2% đến 5%)
  • Buồn nôn khan (≤1%)
  • Tăng tiết nước bọt (≤1%)
- Huyết học & Ung bướu:
  • Tụ máu (≤1%)
  • Giảm bão hòa oxy (≤5%)
- Quá mẫn:
  • Sốc phản vệ (≤1%)
  • Phản ứng quá mẫn (≤1%)
- Tại chỗ tiêm:
  • Cảm giác nóng rát (≤1%)
  • Ban đỏ tại chỗ tiêm (người lớn: ≤3%)
  • Cứng tại chỗ tiêm (người lớn: ≤2%)
  • Lạnh tại chỗ tiêm (≤1%)
  • Đau tại chỗ tiêm (người lớn: 4% đến 5%)
  • Sưng tại chỗ tiêm (≤1%)
  • Đau khi ấn tại chỗ tiêm (người lớn: 6%)
  • Cảm giác nóng tại chỗ tiêm (≤1%)
- Thần kinh:
  • Ác mộng (khi hồi tỉnh: 1%)
  • Kích động (bao gồm cả kích động khi hồi tỉnh, ≤4%)
  • Lo âu (≤1%)
  • Mất phối hợp (ataxia, ≤1%)
  • Cử động không kiểm soát kiểu múa vờn (athetosis, ≤1%)
  • Thay đổi hành vi (cãi cọ: ≤1%)
  • Rét run (≤1%)
  • Lú lẫn (≤1%)
  • Sảng (khi hồi tỉnh: ≤1%)
  • Chóng mặt (≤1%)
  • Buồn ngủ (tiêm tĩnh mạch [người lớn]: 1%; xịt mũi: 9% đến 10%)
  • Nói khó (xịt mũi: 2%)
  • Khó chịu, bối rối (≤1%)
  • Hưng phấn (≤1%)
  • Ảo giác (≤1%)
  • Đau đầu (người lớn và thanh thiếu niên: 1% đến 7%)
  • Giảm mức tỉnh táo (người lớn: 3%)
  • Mất ngủ (≤1%)
  • Cảm giác say (≤1%) Lờ đờ (≤1%)
  • Mất thăng bằng (≤1%)
  • Thay đổi trạng thái tâm thần (người lớn: 3%)
  • Bồn chồn (≤1%)
  • Ác mộng (≤1%)
  • Dị cảm (≤1%)
  • Hồi tỉnh kéo dài sau gây mê (≤1%)
  • Các biểu hiện tâm thần (dạng uống: ≤3%)
  • Bứt rứt (≤1%)
  • Mất trí nhớ ngược chiều (≤1%)
  • An thần kéo dài (dạng uống: 2%)
  • Co giật giống động kinh (≤1%)
  • An thần sâu (người lớn: 2%)
  • Rối loạn giấc ngủ (≤1%)
  • Nói lắp (≤1%)
  • Rối loạn giọng nói (≤1%)
  • Ngáp (≤1%)
- Cơ xương khớp:
  • Suy nhược (≤1%)
  • Co thắt thanh quản (≤4%)
- Mắt:
  • Rối loạn điều tiết (≤1%)
  • Mờ mắt (≤1%)
  • Song thị (≤1%)
  • Tăng tiết nước mắt (xịt mũi: 1% đến 2%)
  • Co đồng tử (miosis) (≤1%)
  • Rối loạn rung giật nhãn cầu (≤1%)
  • Rối loạn thị giác (≤1%)
- Tai:
  • Tắc nghẽn ống tai ngoài (≤1%)
- Thận:
  • Suy thận cấp (người lớn: 2%)
- Hô hấp:
  • Tắc nghẽn đường thở (≤5%)
  • Co thắt phế quản (≤1%)
  • Ho (người lớn: 1%)
  • Khó thở (≤1%)
  • Thở nhanh (≤1%)
  • Giảm oxy máu (dạng uống: 3% đến 4%)
  • Nghẹt mũi/hô hấp trên (dạng uống: 2%)
  • Suy hô hấp (≤2%)
  • Chảy nước mũi (dạng xịt mũi và uống: ≤5%)
  • Rale ẩm (trẻ em: ≤2%)
  • Thở nông (≤1%)
  • Tăng nhịp thở (≤1%)
  • Kích ứng họng (dạng xịt mũi: 2% đến 7%)
  • Khò khè (≤1%)
- Khác:
  • Sốt (người lớn: 4%)
  • Phản ứng nghịch thường (trẻ em: 2%)
  • Tại chỗ tiêm: Viêm tĩnh mạch tại chỗ tiêm
  • Cơ xương khớp: Cứng cơ
  • Hô hấp: Hắt hơi
- Thần kinh:
  • Hành vi hung hăng
  • Rối loạn nhận thức
  • Lệ thuộc thuốc (thể chất và tâm lý khi dùng kéo dài)
  • Tăng động
  • Cử động không tự chủ
  • Ý tưởng tự sát
  • Hành vi tự sát
  • Co giật kiểu tăng trương lực – co cứng
- Cơ xương khớp:
  • Run tay chân

  • Mất trí nhớ thuận chiều (anterograde amnesia): Benzodiazepin đã được ghi nhận gây mất trí nhớ thuận chiều(không có khả năng hình thành nên trí nhớ mới) (Nelson 1999).
  • Tác dụng trên tim mạch và hô hấp: Các biến cố bất lợi nghiêm trọng về tim mạch và hô hấp đã xảy ra khi sử dụng midazolam, bao gồm ngừng tim, tổn thương thần kinh vĩnh viễn và tử vong. Nguy cơ gặp phải các biến cố này tăng lên ở những bệnh nhân có bất thường về giải phẫu đường thở, bệnh tim bẩm sinh tím, nhiễm trùng huyết hoặc bệnh phổi nặng. Đối với những bệnh nhân có nguy cơ suy hô hấp, nên cân nhắc sử dụng liều đầu tiên của midazolam dạng xịt mũi dưới sự giám sát y tế; việc này có thể thực hiện ngay cả khi không có cơn co giật.
  • Ức chế hệ thần kinh trung ương (CNS): Midazolam có thể gây ức chế hệ thần kinh trung ương, ảnh hưởng đến khả năng thể chất hoặc tinh thần; bệnh nhân cần được cảnh báo khi thực hiện các công việc đòi hỏi sự tỉnh táo (ví dụ: vận hành máy móc, lái xe). Nên chờ ít nhất một ngày sau khi sử dụng midazolam trước khi thực hiện những hoạt động này. Thời gian cần thiết để quay lại các hoạt động này cần được cá nhân hóa vì hiệu quả dược lý phụ thuộc vào liều, đường dùng, thời gian thủ thuật và sự hiện diện của các thuốc khác.
  • Hạ huyết áp: Midazolam có thể gây hạ huyết áp, đặc biệt ở bệnh nhi hoặc những bệnh nhân có tình trạng huyết động không ổn định. Hạ huyết áp có thể xảy ra thường xuyên hơn ở những bệnh nhân đã sử dụng thuốc giảm đau nhóm opioid.
  • Phản ứng nghịch lý: Đã có báo cáo về các phản ứng nghịch lý khi dùng benzodiazepin, bao gồm hành vi quá kích hoặc hung hăng; nguy cơ tăng ở bệnh nhân trẻ tuổi (nhi/ký sinh niên), người cao tuổi, hoặc bệnh nhân có tiền sử rối loạn sử dụng rượu, rối loạn tâm thần hoặc nhân cách (Mancuso 2004). Midazolam có thể gây các cử động không tự chủ (ví dụ: co cứng/co giật, run) và trạng thái chống đối khi sử dụng để an thần; có thể gây kích động khi sử dụng để an thần hoặc trong điều trị trạng thái động kinh liên tục. Những phản ứng này có thể do liều lượng hoặc cách dùng không phù hợp; cũng cần xem xét thiếu oxy não như một nguyên nhân tiềm ẩn.
  • Ý tưởng tự sát: Dạng xịt mũi: Phân tích tổng hợp các thử nghiệm với nhiều loại thuốc chống động kinh (không phụ thuộc chỉ định) cho thấy nguy cơ tăng ý tưởng/hành vi tự sát (tỷ lệ mắc: 0,43% ở bệnh nhân dùng thuốc so với 0,24% ở nhóm dùng giả dược); nguy cơ được quan sát thấy sớm nhất sau một tuần bắt đầu điều trị và kéo dài trong suốt thời gian thử nghiệm (đa số ≤ 24 tuần). Cần theo dõi tất cả bệnh nhân để phát hiện những thay đổi đáng kể về hành vi có thể liên quan đến ý nghĩ tự sát hoặc trầm cảm; nếu xuất hiện các triệu chứng, cần thông báo ngay cho nhân viên y tế.
  • Bệnh cấp tính: Cần thận trọng khi sử dụng midazolam đường tĩnh mạch ở những bệnh nhân đang mắc bệnh cấp tính chưa được kiểm soát, chẳng hạn như rối loạn nặng về điện giải hoặc dịch.
  • Bệnh tim mạch: Sử dụng thận trọng ở bệnh nhân suy tim. Đã có báo cáo về các biến cố huyết động bất lợi ở bệnh nhi có tình trạng huyết động không ổn định; tránh tiêm tĩnh mạch nhanh ở nhóm bệnh nhân này.
  • Glôcôm (tăng nhãn áp): Thận trọng khi dùng midazolam ở bệnh nhân bị glôcôm; thuốc có thể làm tăng áp lực nội nhãn. Có thể cân nhắc sử dụng ở bệnh nhân glôcôm góc mở nếu đang được điều trị phù hợp; nên cân nhắc đánh giá tình trạng nhãn khoa sau khi sử dụng midazolam.
  • Suy thận: Thận trọng khi sử dụng midazolam ở bệnh nhân suy thận; thời gian bán thải của midazolam và các chất chuyển hóa của nó có thể kéo dài.
  • Bệnh lý hô hấp: Cần giảm liều hoặc tránh sử dụng ở bệnh nhân có bệnh lý hô hấp, bao gồm bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) hoặc hội chứng ngưng thở khi ngủ. Benzodiazepin có thể gây ức chế hô hấp đáng kể.
  • Bệnh nhân suy kiệt: Cần thận trọng khi sử dụng midazolam ở bệnh nhân suy kiệt; khuyến cáo sử dụng liều thấp hơn. Những bệnh nhân này thường mất nhiều thời gian hơn để hồi phục hoàn toàn sau khi được gây mê bằng midazolam.
  • Nguy cơ té ngã: Cần đặc biệt thận trọng ở những bệnh nhân có nguy cơ té ngã; benzodiazepin đã được ghi nhận là có liên quan đến té ngã và chấn thương do tai nạn (Nelson 1999).
  • Trẻ sơ sinh: Dạng tiêm: Trẻ sơ sinh dễ bị ảnh hưởng nghiêm trọng và/hoặc kéo dài trên hệ hô hấp khi sử dụng midazolam.
  • Béo phì: Cần thận trọng khi sử dụng benzodiazepin ở bệnh nhân béo phì; tác dụng của thuốc có thể kéo dài hơn sau khi ngưng sử dụng.
  • Người cao tuổi: Cần thận trọng khi sử dụng midazolam ở người cao tuổi; nên dùng liều thấp và chỉnh liều từ từ do ở nhóm này thể tích phân bố tăng đối với các thuốc tan trong lipid, dẫn đến phân bố chậm và độ thanh thải giảm. Nguy cơ giảm thông khí, tắc nghẽn đường thở và ngưng thở cao hơn ở người lớn tuổi. Họ cũng có thể mất nhiều thời gian hơn để hồi phục hoàn toàn sau khi được gây mê bằng midazolam (Strøm 2016). Không khuyến cáo sử dụng midazolam đường uống ở người cao tuổi. Ngoài ra, nhóm bệnh nhân này có thể tăng nguy cơ tử vong khi dùng midazolam; nguy cơ cao nhất được ghi nhận trong 4 tháng đầu sử dụng ở người cao tuổi mắc sa sút trí tuệ (Jennum 2015; Saarelainen 2018).
  • Trẻ em: Trẻ em có bệnh lý tim hoặc hô hấp có thể nhạy cảm với tác dụng ức chế hô hấp của midazolam. Những trẻ trải qua các thủ thuật liên quan đến đường hô hấp trên (ví dụ: nội soi tiêu hóa trên, điều trị nha khoa) có nguy cơ cao gặp phải các đợt giảm oxy máu và giảm thông khí.
  • Độc tính thần kinh ở trẻ nhỏ: Ở trẻ sơ sinh và bệnh nhi dưới 3 tuổi, cũng như ở phụ nữ mang thai trong tam cá nguyệt thứ ba (tức giai đoạn não phát triển nhanh và hình thành khớp thần kinh), việc tiếp xúc lặp lại hoặc kéo dài với thuốc an thần hoặc gây mê trong khi phẫu thuật/thủ thuật có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển não bộ của trẻ hoặc thai nhi, góp phần gây ra các vấn đề về nhận thức và hành vi. Các nghiên cứu dịch tễ học trên người đã ghi nhận các vấn đề như chậm phát triển thần kinh, rối loạn học tập và tăng động giảm chú ý. Tuy nhiên, dữ liệu lâm sàng trên người cho thấy việc tiếp xúc đơn lẻ, ngắn hạn với thuốc có khả năng thấp gây ra ảnh hưởng tiêu cực tương tự. Hiện chưa có thuốc gây mê hoặc an thần cụ thể nào được chứng minh là an toàn hơn. Đối với các thủ thuật chọn lựa, cần đánh giá kỹ lưỡng giữa lợi ích và nguy cơ, và thảo luận với phụ huynh/người chăm sóc hoặc bệnh nhân; các phẫu thuật cấp cứu không nên trì hoãn (Thông báo an toàn của FDA Hoa Kỳ – cập nhật năm 2017).
  • Benzyl alcohol và các dẫn xuất: Một số dạng bào chế của thuốc có thể chứa benzyl alcohol; việc sử dụng lượng lớn benzyl alcohol (≥99 mg/kg/ngày) đã được ghi nhận là có liên quan đến độc tính nghiêm trọng và có thể gây tử vong ở trẻ sơ sinh, được gọi là “hội chứng thở hổn hển” (gasping syndrome). Hội chứng này bao gồm: toan chuyển hóa, suy hô hấp, thở hổn hển, rối loạn chức năng thần kinh trung ương (bao gồm co giật, xuất huyết nội sọ), hạ huyết áp và trụy tim mạch (AAP ["Inactive" 1997]; CDC 1982). Một số dữ liệu cho thấy benzoat có thể làm dịch chuyển bilirubin khỏi các vị trí gắn protein (Ahlfors 2001); do đó, nên tránh hoặc thận trọng khi sử dụng các dạng bào chế chứa benzyl alcohol ở trẻ sơ sinh. Tham khảo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất để biết thêm chi tiết.
  • Lạm dụng, sử dụng sai mục đích và rối loạn sử dụng chất: Cần tư vấn cho những bệnh nhân có nguy cơ cao về cách sử dụng đúng thuốc và theo dõi các dấu hiệu, triệu chứng của việc lạm dụng, sử dụng sai mục đích và rối loạn sử dụng chất. Cần khởi động điều trị sớm hoặc chuyển tuyến chuyên khoa đối với những bệnh nhân nghi ngờ có rối loạn sử dụng chất. Giới hạn liều lượng và thời gian sử dụng ở mức tối thiểu cần thiết; hướng dẫn bệnh nhân cách tiêu hủy thuốc thừa đúng cách.
  • Sử dụng phù hợp: Midazolam không có tác dụng giảm đau, chống trầm cảm hoặc chống loạn thần. Thuốc không có khả năng bảo vệ bệnh nhân trước các tình trạng tăng áp lực nội sọ, nhịp tim và/hoặc huyết áp trong quá trình đặt nội khí quản. Không sử dụng thuốc trong các trường hợp sốc, hôn mê hoặc ngộ độc rượu cấp có kèm suy giảm các dấu hiệu sinh tồn. Tránh tiêm thuốc vào động mạch hoặc để thuốc thoát ra ngoài mạch máu khi sử dụng các dạng thuốc tiêm. Việc sử dụng trong các thủ thuật đường hô hấp trên (như nội soi, chăm sóc nha khoa) có thể làm tăng nguy cơ giảm thông khí. Đáp ứng kéo dài đã được ghi nhận sau khi truyền liên tục kéo dài (có thể do tích lũy chất chuyển hóa) hoặc khi dùng cùng các thuốc ức chế chuyển hóa midazolam. Midazolam đường uống chỉ được chỉ định sử dụng trong môi trường có giám sát y tế, không dành cho điều trị mạn tính hoặc sử dụng tại nhà.
  • Phụ thuộc và phản ứng cai thuốc: Một số bệnh nhân có thể phát triển hội chứng cai thuốc kéo dài >12 tháng; các triệu chứng này có thể khó phân biệt với sự tái phát hoặc tiếp tục của các triệu chứng ban đầu mà benzodiazepin được kê đơn để điều trị. Flumazenil có thể gây hội chứng cai ở bệnh nhân đang điều trị benzodiazepin dài hạn. 
  • Quen thuốc (tolerance): Midazolam là một benzodiazepin có thời gian bán thải ngắn và có thể hữu ích trong các trường hợp cần thuốc tác dụng nhanh và ngắn (ví dụ: kích động cấp tính). Thời gian tác dụng sau một liều duy nhất được quyết định bởi quá trình phân bố lại hơn là chuyển hóa. Sự quen thuốc có thể phát triển đối với tác dụng an thần và chống co giật của thuốc. Tuy nhiên, không có sự dung nạp đối với tác dụng giải lo âu (Vinkers 2012).
  • Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, cũng như ở phụ nữ mang thai trong tam cá nguyệt thứ ba (tức giai đoạn não phát triển nhanh và hình thành khớp thần kinh), việc tiếp xúc lặp lại hoặc kéo dài với thuốc an thần hoặc gây mê trong quá trình phẫu thuật/thủ thuật có thể gây ảnh hưởng bất lợi đến sự phát triển não bộ của trẻ hoặc thai nhi, và có thể góp phần dẫn đến nhiều vấn đề về nhận thức và hành vi. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) yêu cầu bổ sung cảnh báo này vào nhãn của tất cả các thuốc gây mê hoặc an thần dùng toàn thân.
  • Các nghiên cứu trên nhiều loài động vật đã chỉ ra rằng thuốc có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình trưởng thành của não bộ; ở động vật non, các thuốc làm tăng hoạt tính GABA và/hoặc ức chế thụ thể NMDA trong thời gian >3 giờ đã gây mất tế bào thần kinh và tế bào oligodendrocyte trên diện rộng, đồng thời làm thay đổi cấu trúc khớp thần kinh và quá trình sinh thần kinh.
  • Các nghiên cứu dịch tễ học trên người cũng ghi nhận nhiều vấn đề nhận thức và hành vi, bao gồm chậm phát triển thần kinh (và các chẩn đoán liên quan), rối loạn học tập và rối loạn tăng động giảm chú ý. Tuy nhiên, dữ liệu lâm sàng trên người cho thấy rằng việc tiếp xúc đơn lẻ, tương đối ngắn với các thuốc này ít có khả năng gây ra các tác động tiêu cực tương tự. Cần thêm nhiều nghiên cứu nữa để xác định rõ các phát hiện này và đảm bảo rằng chúng không liên quan đến bệnh nền hoặc chính thủ thuật được thực hiện.
  • Hiện chưa có loại thuốc gây mê hoặc an thần cụ thể nào được chứng minh là an toàn hơn. Đối với các thủ thuật chọn lựa, cần đánh giá kỹ lưỡng giữa lợi ích và nguy cơ, đồng thời thảo luận rõ ràng với phụ huynh, người chăm sóc hoặc bệnh nhân; các phẫu thuật cấp cứu không nên bị trì hoãn (FDA 2017; McCann 2019; Sun 2016).
  • Ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sinh non, đã có nhiều trường hợp được ghi nhận mắc chứng myoclonus (giật cơ nhịp nhàng), với tỷ lệ gặp khoảng 8%.
  • Midazolam có khả năng qua nhau thai (Bach 1989; Kanto 1983).
  • Việc phơi nhiễm với benzodiazepin trong tử cung có thể gây hại cho thai nhi. Một số nghiên cứu đã ghi nhận tác dụng gây quái thai, tuy nhiên chưa có mối liên hệ rõ ràng nào được thiết lập và cần thêm dữ liệu để khẳng định (Bellantuono 2013; Chuang 2024; Freeman 2018; Grigoriadis 2019; Tinker 2019; Wu 2024). Việc tiếp xúc với benzodiazepin vào cuối thai kỳ có thể gây ra tình trạng an thần ở trẻ sơ sinh (giảm trương lực cơ, lờ đờ, suy hô hấp) và/hoặc các triệu chứng cai thuốc ở trẻ sơ sinh (khó bú, tăng phản xạ, khóc không dỗ được, dễ kích thích, bứt rứt, run rẩy). Cần theo dõi các trẻ sơ sinh đã phơi nhiễm midazolam trong tử cung để phát hiện các tác dụng bất lợi. Dữ liệu về ảnh hưởng lâu dài đến phát triển thần kinh sau khi mẹ sử dụng benzodiazepin trong thai kỳ vẫn chưa rõ ràng (Andrade 2024; Radojčić 2017; Sundbakk 2024; Wang 2022).
  • Dựa trên dữ liệu từ nghiên cứu trên động vật, việc sử dụng lặp lại hoặc kéo dài các thuốc gây mê và an thần toàn thân có cơ chế ức chế thụ thể NMDA và/hoặc tăng cường hoạt tính GABA có thể ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ. Cần cân nhắc kỹ lợi ích và nguy cơ tiềm ẩn khi thai nhi tiếp xúc với midazolam, đặc biệt nếu thời gian phẫu thuật dự kiến >3 giờ (Olutoye 2018).
  • Do những thay đổi sinh lý khi mang thai, một số đặc tính dược động học của midazolam có thể bị thay đổi (Hebert 2008; Kanto 1984; Wilson 1987).
  • Việc sử dụng midazolam trong gây mê sản khoa đã được mô tả trong y văn (Hung 2022; Neuman 2013; Senel 2014; Shergill 2012). Đại học Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) khuyến cáo rằng thai phụ không nên bị từ chối các phẫu thuật cần thiết về mặt y khoa, bất kể là ở tam cá nguyệt nào. Nếu thủ thuật là tự chọn, nên trì hoãn cho đến sau khi sinh (ACOG 2019).
  • Việc điều trị trạng thái động kinh liên tục (status epilepticus) trong thai kỳ cần xem xét tuổi thai và nguyên nhân gây co giật (ví dụ: sản giật so với các nguyên nhân khác) (NCS [Brophy 2012]; Rajiv 2019).
  • Dữ liệu liên quan đến điều trị trạng thái động kinh liên tục ở phụ nữ mang thai còn hạn chế; midazolam có thể được cân nhắc sử dụng (NCS [Brophy 2012]; Rajiv 2019). 
  • Bệnh động kinh có liên quan đến các kết cục bất lợi đối với cả mẹ và thai nhi (Kuang 2024; Mazzone 2023). Cần giảm thiểu các cơn co giật kiểu co cứng-co giật (convulsive seizures) để hạn chế nguy cơ cho cả thai nhi và người mẹ. Cần thận trọng nếu có ý định ngưng hoặc thay thế thuốc chống động kinh đang có hiệu quả ở những bệnh nhân phát hiện có thai trong quá trình điều trị (Pack 2024).
  • Midazolam và hydroxymidazolam có mặt trong sữa mẹ.
  • Dữ liệu về sự hiện diện của midazolam trong sữa mẹ đã được ghi nhận sau khi thuốc được sử dụng cho 12 phụ nữ sau sinh để hỗ trợ giấc ngủ. Mẫu sữa mẹ và huyết thanh của mẹ được lấy vào buổi sáng, khoảng 7 giờ sau khi dùng thuốc. Sau khi một phụ nữ vô tình sử dụng 2 liều uống (tổng liều: 30 mg), nồng độ midazolam trong sữa mẹ đo được là 0,0001 mg/mL (30 nmol/L). Midazolam không được phát hiện trong sữa của 11 bệnh nhân còn lại (Matheson 1990).
    • Với nồng độ midazolam trong sữa mẹ là 0,0001 mg/mL (30 nmol/L), liều phơi nhiễm ước tính cho trẻ bú mẹ là 0,0015 mg/kg/ngày (liều trẻ bú tương đối – Relative Infant Dose [RID] là 0,35% dựa trên liều của mẹ được điều chỉnh theo cân nặng là 30 mg). 
    • Nhìn chung, việc cho con bú được xem là an toàn khi RID của thuốc <10% (Anderson 2016; Ito 2000).
    • Theo hầu hết các báo cáo, nồng độ midazolam và hydroxymidazolam trong sữa mẹ nằm dưới giới hạn định lượng sau 4 giờ kể từ khi mẹ dùng một liều duy nhất (Koitabashi 1997; Matheson 1990).
  • Tình trạng ức chế thần kinh trung ương đã được ghi nhận ở trẻ sơ sinh sau khi phơi nhiễm benzodiazepin qua sữa mẹ (bao gồm cả midazolam) (Kelly 2012); tình trạng bú kém và tăng cân kém cũng có thể xảy ra.
  • Theo khuyến cáo từ nhà sản xuất, quyết định tiếp tục cho con bú trong thời gian điều trị cần xem xét đến nguy cơ phơi nhiễm của trẻ, lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ đối với trẻ, và lợi ích điều trị đối với người mẹ. Các trẻ phơi nhiễm với midazolam qua sữa mẹ cần được theo dõi các dấu hiệu an thần, bú kém và tăng cân kém.
  • Khi sử dụng midazolam để tiền mê trước thủ thuật, các hướng dẫn hiện có khuyến cáo nên chờ ít nhất 4 giờ sau liều midazolam của mẹ trước khi tiếp tục cho con bú (Shergill 2012); một số nhà sản xuất khuyến cáo mẹ nên vắt bỏ sữa trong vòng 4–8 giờ sau khi dùng midazolam để giảm nguy cơ phơi nhiễm cho trẻ. Học viện Y học Nuôi con bằng sữa mẹ (ABM) khuyến nghị nên hoãn các cuộc phẫu thuật tự chọn cho đến khi nguồn sữa ổn định và việc cho con bú được thiết lập. Nếu có thể, nên vắt sữa trước khi phẫu thuật. Nói chung, nếu trẻ đủ tháng và khỏe mạnh, việc cho bú có thể tiếp tục hoặc vắt sữa cho bú sau khi mẹ tỉnh táo và qua giai đoạn hồi tỉnh. Đối với trẻ có nguy cơ ngưng thở, tụt huyết áp hoặc giảm trương lực cơ, sữa có thể được bảo quản để sử dụng sau khi trẻ qua giai đoạn nguy cơ cao (ABM [Reece-Stremtan 2017]). Liều midazolam bổ sung nhỏ được sử dụng trong mổ lấy thai không nên là lý do ngăn cản việc cho con bú khi mẹ đã tỉnh táo và ổn định (ABM [Martin 2018]).

Lưu ý về đánh giá mức độ rủi ro tương tác:
  • Risk(nguy cơ) C: Theo dõi điều trị
  • Risk D: Cân nhắc điều chỉnh liệu pháp
  • Risk X: Tránh kết hợp
Thuốc tương tác có thể không được liệt kê riêng lẻ bên dưới nếu chúng là một phần của tương tác nhóm (ví dụ: thuốc riêng lẻ trong “CYP3A4 Inducers [Strong]” KHÔNG được liệt kê).
  • Acrivastine: Có thể làm tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ương của thuốc ức chế thần kinh trung ương. Nguy cơ C: Theo dõi liệu pháp
  • Rượu (Ethyl): Thuốc ức chế thần kinh trung ương có thể làm tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ương của Rượu (Ethyl). Nguy cơ C: Theo dõi liệu pháp
  • Aldesleukin: Có thể làm tăng nồng độ huyết thanh của chất nền CYP (Chỉ số điều trị hẹp/Nhạy cảm với chất ức chế). Nguy cơ C: Theo dõi liệu pháp
  • Alizapride: Có thể tăng cường tác dụng ức chế thần kinh trung ương của thuốc ức chế thần kinh trung ương. Nguy cơ C: Theo dõi liệu pháp
  • Amisulpride (uống): Có thể tăng cường tác dụng ức chế thần kinh trung ương của thuốc ức chế thần kinh trung ương. Nguy cơ C: Theo dõi liệu pháp
  • Thuốc kết hợp kháng virus gan: Có thể làm tăng nồng độ Midazolam trong huyết thanh. Xử lý: Midazolam đường uống chống chỉ định với thuốc kết hợp kháng virus gan. Tránh dùng với midazolam đường mũi. Cân nhắc các phương án thay thế để sử dụng với các đường dùng khác của midazolam (IV, IM) khi có thể. Cân nhắc sử dụng liều midazolam thấp hơn nếu kết hợp. Nguy cơ X: Tránh kết hợp
  • ARIPiprazole: Có thể làm tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ương của Benzodiazepin. ARIPiprazole có thể làm tăng tác dụng hạ huyết áp của Benzodiazepin. Cụ thể, hạ huyết áp tư thế đứng có thể tăng. Nguy cơ C: Theo dõi liệu pháp
  • ARIPiprazole Lauroxil: Có thể làm tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ương của Benzodiazepin. ARIPiprazole Lauroxil có thể làm tăng tác dụng hạ huyết áp của Benzodiazepin. Cụ thể, nguy cơ hạ huyết áp tư thế đứng có thể tăng lên. Nguy cơ C: Theo dõi liệu pháp
  • Articaine: Có thể làm tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ương của thuốc ức chế thần kinh trung ương. Quản lý: Cân nhắc giảm liều articaine nếu có thể khi sử dụng ở những bệnh nhân cũng đang dùng thuốc ức chế thần kinh trung ương. Theo dõi tác dụng ức chế thần kinh trung ương quá mức khi dùng kết hợp. Nguy cơ D: Cân nhắc thay đổi liệu pháp
  • Atazanavir: Có thể làm tăng nồng độ huyết thanh của chất nền CYP3A4 (Chỉ số điều trị hẹp/Nhạy cảm với chất ức chế). Nguy cơ X: Tránh kết hợp
  • Atorvastatin: Có thể làm tăng nồng độ Midazolam trong huyết thanh. Nguy cơ C: Theo dõi liệu pháp
  • Azelastine (Dùng qua đường mũi): Có thể làm tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ương của thuốc ức chế thần kinh trung ương. Nguy cơ X: Tránh kết hợp
  • Benperidol: Có thể làm tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ương của thuốc ức chế thần kinh trung ương. Nguy cơ C: Theo dõi liệu pháp
  • Beta-Acetyldigoxin: Benzodiazepin có thể làm tăng nồng độ Beta-Acetyldigoxin trong huyết thanh. Nguy cơ C: Theo dõi liệu pháp
  • Blonanserin: Thuốc ức chế thần kinh trung ương có thể làm tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ương của Blonanserin. Xử trí: Thận trọng nếu dùng đồng thời blonanserin và thuốc ức chế thần kinh trung ương; có thể cần giảm liều thuốc ức chế thần kinh trung ương khác. Không nên dùng đồng thời thuốc ức chế thần kinh trung ương mạnh với blonanserin. Nguy cơ D: Cân nhắc thay đổi liệu pháp
  • Brexanolone: ​​Thuốc ức chế thần kinh trung ương có thể làm tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ương của Brexanolone. Nguy cơ C: Theo dõi liệu pháp
  • Brimonidine (Dùng ngoài da): Có thể làm tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ương của thuốc ức chế thần kinh trung ương. Nguy cơ C: Theo dõi liệu pháp
  • Bromopride: Có thể tăng cường tác dụng ức chế thần kinh trung ương của thuốc ức chế thần kinh trung ương. Nguy cơ C: Theo dõi liệu pháp
  • Bromperidol: Có thể làm tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ương của thuốc ức chế thần kinh trung ương. Nguy cơ X: Tránh kết hợp
  • Buclizine: Có thể tăng cường tác dụng ức chế thần kinh trung ương của thuốc ức chế thần kinh trung ương. Nguy cơ C: Theo dõi liệu pháp
  • Bulevirtide: Có thể làm tăng nồng độ huyết thanh của chất nền CYP3A4 (Chỉ số điều trị hẹp/Nhạy cảm với chất ức chế). Nguy cơ C: Theo dõi liệu pháp
  • Buprenorphine: Thuốc ức chế thần kinh trung ương có thể làm tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ương của Buprenorphine. Quản lý: Cân nhắc giảm liều các thuốc ức chế thần kinh trung ương khác và tránh dùng các thuốc này ở những bệnh nhân có nguy cơ cao lạm dụng/tự tiêm buprenorphine. Bắt đầu dùng buprenorphine ở liều thấp hơn ở những bệnh nhân đang dùng thuốc ức chế thần kinh trung ương. Nguy cơ D: Cân nhắc thay đổi liệu pháp
  • BusPIRone: Có thể tăng cường tác dụng ức chế thần kinh trung ương của thuốc ức chế thần kinh trung ương. Nguy cơ C: Theo dõi liệu pháp
  • Sản phẩm chứa Cannabinoid: Thuốc ức chế CNS có thể làm tăng tác dụng ức chế CNS của Sản phẩm chứa Cannabinoid. Nguy cơ C: Theo dõi liệu pháp
  • Certoparin: Có thể làm tăng nồng độ Benzodiazepin trong huyết thanh. Nguy cơ C: Theo dõi liệu pháp
  • Cetirizine (Toàn thân): Có thể làm tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ương của thuốc ức chế thần kinh trung ương. Quản lý: Cân nhắc tránh phối hợp này nếu có thể. Nếu cần, theo dõi tình trạng an thần quá mức hoặc ức chế thần kinh trung ương, giới hạn liều lượng và thời gian điều trị phối hợp và cân nhắc giảm liều thuốc ức chế thần kinh trung ương. Nguy cơ D: Cân nhắc thay đổi liệu pháp
  • Chlormethiazole: Có thể làm tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ương của thuốc ức chế thần kinh trung ương. Quản lý: Theo dõi chặt chẽ bằng chứng về tình trạng ức chế thần kinh trung ương quá mức. Nhãn thuốc chlormethiazole nêu rõ rằng nên sử dụng liều giảm thích hợp nếu phải sử dụng kết hợp như vậy. Nguy cơ D: Xem xét việc điều chỉnh liệu pháp
  • Chlorphenesin Carbamate: Có thể làm tăng tác dụng phụ/độc hại của thuốc ức chế thần kinh trung ương. Nguy cơ C: Theo dõi liệu pháp
  • Clofazimine: Có thể làm tăng nồng độ huyết thanh của chất nền CYP3A4 (Nguy cơ cao với chất ức chế). Nguy cơ C: Theo dõi liệu pháp
  • CloZAPine: Benzodiazepine có thể làm tăng tác dụng phụ/độc hại của CloZAPine. Quản lý: Cân nhắc giảm liều (hoặc có thể ngừng) benzodiazepine trước khi bắt đầu dùng clozapine. Theo dõi tình trạng suy hô hấp, hạ huyết áp và các độc tính khác nếu kết hợp các thuốc này. Nguy cơ D: Cân nhắc thay đổi liệu pháp
  • Thuốc ức chế thần kinh trung ương: Có thể làm tăng tác dụng phụ/độc hại của các thuốc ức chế thần kinh trung ương khác. Nguy cơ C: Theo dõi liệu pháp
  • Cobicistat: Có thể làm tăng nồng độ Midazolam trong huyết thanh. Xử trí: Midazolam đường uống chống chỉ định với cobicistat. Tránh dùng với midazolam đường mũi. Cân nhắc các phương án thay thế để sử dụng với các đường dùng midazolam khác (IV, IM) khi có thể. Cân nhắc sử dụng liều midazolam thấp hơn nếu kết hợp. Nguy cơ X: Tránh kết hợp
  • Corticosteroid (Hít qua đường uống): Benzodiazepin có thể làm tăng tác dụng phụ/độc hại của Corticosteroid (Hít qua đường uống). Cụ thể, nguy cơ viêm phổi có thể tăng lên. Nguy cơ C: Theo dõi liệu pháp
  • Chất gây cảm ứng CYP3A4 (Trung bình): Có thể làm giảm nồng độ Midazolam trong huyết thanh. Nguy cơ C: Theo dõi liệu pháp
  • Chất gây cảm ứng CYP3A4 (Mạnh): Có thể làm giảm nồng độ Midazolam trong huyết thanh. Nguy cơ C: Theo dõi liệu pháp
  • Thuốc ức chế CYP3A4 (trung bình): Có thể làm tăng nồng độ Midazolam trong huyết thanh. Xử trí: Tránh dùng đồng thời midazolam dạng xịt mũi và thuốc ức chế CYP3A4 trung bình. Cân nhắc các phương án thay thế để dùng với midazolam dạng uống bất cứ khi nào có thể và cân nhắc dùng liều midazolam thấp hơn. Theo dõi bệnh nhân về tình trạng an thần và suy hô hấp nếu dùng kết hợp. Nguy cơ D: Cân nhắc thay đổi liệu pháp
  • Thuốc ức chế CYP3A4 (Mạnh): Có thể làm tăng nồng độ Midazolam trong huyết thanh. Xử trí: Tránh sử dụng midazolam dạng xịt mũi và thuốc ức chế CYP3A4 mạnh bất cứ khi nào có thể, và cân nhắc các phương án thay thế để sử dụng với các đường dùng midazolam khác (uống, tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp). Nếu kết hợp, hãy cân nhắc liều midazolam thấp hơn và theo dõi độc tính của midazolam tăng lên. Nguy cơ D: Cân nhắc thay đổi liệu pháp
  • Chất ức chế CYP3A4 (Yếu): Có thể làm tăng nồng độ Midazolam trong huyết thanh. Nguy cơ C: Theo dõi liệu pháp
  • Dantrolene: Có thể làm tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ương của thuốc ức chế thần kinh trung ương. Nguy cơ C: Theo dõi liệu pháp
  • Daridorexant: Có thể làm tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ương của thuốc ức chế thần kinh trung ương. Quản lý: Có thể cần phải giảm liều daridorexant và/hoặc bất kỳ thuốc ức chế thần kinh trung ương nào khác. Không khuyến cáo sử dụng daridorexant với rượu và không khuyến cáo sử dụng daridorexant với bất kỳ loại thuốc nào khác để điều trị chứng mất ngủ. Nguy cơ D: Cân nhắc thay đổi liệu pháp
  • DexmedeTOMIDine: Thuốc ức chế thần kinh trung ương có thể làm tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ương của DexmedeTOMIDine. Quản lý: Theo dõi tình trạng ức chế thần kinh trung ương tăng lên trong quá trình dùng đồng thời dexmedetomidine và thuốc ức chế thần kinh trung ương, và cân nhắc giảm liều của bất kỳ thuốc nào để tránh ức chế thần kinh trung ương quá mức. Nguy cơ D: Cân nhắc thay đổi liệu pháp
  • Difelikefalin: Có thể làm tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ương của thuốc ức chế thần kinh trung ương. Nguy cơ C: Theo dõi liệu pháp
  • Difenoxin: Có thể làm tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ương của thuốc ức chế thần kinh trung ương. Nguy cơ C: Theo dõi liệu pháp
  • Dihydralazine: Thuốc ức chế thần kinh trung ương có thể làm tăng tác dụng hạ huyết áp của Dihydralazine. Nguy cơ C: Theo dõi liệu pháp
  • Dimethindene (Dùng ngoài da): Có thể tăng cường tác dụng ức chế thần kinh trung ương của thuốc ức chế thần kinh trung ương. Nguy cơ C: Theo dõi liệu pháp
  • Dinutuximab Beta: Có thể làm tăng nồng độ huyết thanh của chất nền CYP (Chỉ số điều trị hẹp/Nhạy cảm với chất ức chế). Nguy cơ C: Theo dõi liệu pháp
  • Dothiepin: Có thể tăng cường tác dụng ức chế thần kinh trung ương của thuốc ức chế thần kinh trung ương. Nguy cơ C: Theo dõi liệu pháp
  • Doxylamine: Thuốc ức chế thần kinh trung ương có thể làm tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ương của Doxylamine. Nguy cơ C: Theo dõi liệu pháp
  • DroPERidol: Có thể làm tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ương của thuốc ức chế thần kinh trung ương. Quản lý: Cân nhắc giảm liều droperidol hoặc các tác nhân thần kinh trung ương khác (ví dụ, thuốc phiện, barbiturat) khi sử dụng đồng thời. Nguy cơ D: Cân nhắc thay đổi liệu pháp
  • Elobixibat: Có thể làm giảm nồng độ Midazolam trong huyết thanh. Nguy cơ C: Theo dõi liệu pháp
  • Elranatamab: Có thể làm tăng nồng độ huyết thanh của chất nền CYP (Chỉ số điều trị hẹp/Nhạy cảm với chất ức chế). Nguy cơ C: Theo dõi liệu pháp
  • Emedastine (Toàn thân): Có thể làm tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ương của thuốc ức chế thần kinh trung ương. Quản lý: Cân nhắc tránh phối hợp này nếu có thể. Nếu cần, theo dõi tình trạng an thần quá mức hoặc ức chế thần kinh trung ương, giới hạn liều lượng và thời gian điều trị phối hợp và cân nhắc giảm liều thuốc ức chế thần kinh trung ương. Nguy cơ C: Theo dõi liệu pháp
  • Entacapone: Có thể làm tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ương của thuốc ức chế thần kinh trung ương. Nguy cơ C: Theo dõi liệu pháp
  • Epcoritamab: Có thể làm tăng nồng độ huyết thanh của chất nền CYP (Chỉ số điều trị hẹp/Nhạy cảm với chất ức chế). Nguy cơ C: Theo dõi liệu pháp
  • Esketamine (Dùng qua đường mũi): Có thể làm tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ương của thuốc ức chế thần kinh trung ương. Nguy cơ C: Theo dõi liệu pháp
  • Flunarizine: Thuốc ức chế thần kinh trung ương có thể làm tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ương của Flunarizine. Nguy cơ X: Tránh kết hợp
  • Flunitrazepam: Thuốc ức chế thần kinh trung ương có thể làm tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ương của Flunitrazepam. Quản lý: Giảm liều thuốc ức chế thần kinh trung ương khi kết hợp với flunitrazepam và theo dõi bệnh nhân để tìm bằng chứng về ức chế thần kinh trung ương (ví dụ, an thần, ức chế hô hấp). Sử dụng các thuốc thay thế không phải thuốc ức chế thần kinh trung ương khi có sẵn. Nguy cơ D: Xem xét thay đổi liệu pháp
  • Axit Fusidic (Toàn thân): Có thể làm tăng nồng độ huyết thanh của chất nền CYP3A4 (Nguy cơ cao với chất ức chế). Quản lý: Cân nhắc tránh phối hợp này nếu có thể. Nếu cần, theo dõi chặt chẽ bệnh nhân để phát hiện các tác dụng phụ tăng lên của chất nền CYP3A4. Nguy cơ D: Cân nhắc thay đổi liệu pháp
  • Gepotidacin: Có thể làm tăng nồng độ huyết thanh của chất nền CYP3A4 (Chỉ số điều trị hẹp/Nhạy cảm với chất ức chế). Nguy cơ X: Tránh kết hợp
  • Givinostat: Có thể làm tăng nồng độ huyết thanh của chất nền CYP3A4 (Chỉ số điều trị hẹp/Nhạy cảm với chất ức chế). Nguy cơ C: Theo dõi liệu pháp
  • Glofitamab: Có thể làm tăng nồng độ huyết thanh của chất nền CYP (Chỉ số điều trị hẹp/Nhạy cảm với chất ức chế). Nguy cơ C: Theo dõi liệu pháp
  • Nước ép bưởi: Có thể làm tăng nồng độ Midazolam trong huyết thanh. Quản lý: Khuyên bệnh nhân đang dùng midazolam đường uống tránh uống nước ép bưởi. Ở những bệnh nhân tiếp tục uống nước ép bưởi, hãy theo dõi chặt chẽ bệnh nhân để phát hiện các tác dụng và độc tính của midazolam tăng và kéo dài. Nguy cơ D: Cân nhắc thay đổi liệu pháp
  • HydrOXYzine: Có thể làm tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ương của thuốc ức chế thần kinh trung ương. Quản lý: Cân nhắc giảm liều thuốc ức chế thần kinh trung ương, nếu cần, khi dùng cùng với hydroxyzine. Tăng cường theo dõi các dấu hiệu/triệu chứng của chứng ức chế thần kinh trung ương ở bất kỳ bệnh nhân nào dùng hydroxyzine cùng với thuốc ức chế thần kinh trung ương khác. Nguy cơ D: Cân nhắc thay đổi liệu pháp
  • Ilaprazole: Có thể làm tăng nồng độ Benzodiazepin trong huyết thanh. Nguy cơ C: Theo dõi liệu pháp
  • Itraconazole: Có thể làm tăng nồng độ Midazolam trong huyết thanh. Xử trí: Midazolam đường uống chống chỉ định với itraconazole và trong 2 tuần sau đó. Tránh dùng với midazolam đường mũi. Cân nhắc các phương án thay thế để sử dụng với các đường dùng midazolam khác (IV, IM) khi có thể. Cân nhắc sử dụng liều midazolam thấp hơn nếu kết hợp. Nguy cơ X: Tránh kết hợp
  • Ixabepilone: ​​Có thể tăng cường tác dụng ức chế thần kinh trung ương của thuốc ức chế thần kinh trung ương. Nguy cơ C: Theo dõi liệu pháp
  • Kava Kava: Có thể tăng cường tác dụng ức chế thần kinh trung ương của thuốc ức chế thần kinh trung ương. Nguy cơ C: Theo dõi liệu pháp
  • Ketoconazole (Toàn thân): Có thể làm tăng nồng độ Midazolam trong huyết thanh. Xử trí: Midazolam đường uống chống chỉ định với ketoconazole. Tránh dùng với midazolam đường mũi. Cân nhắc các phương án thay thế để sử dụng với các đường dùng midazolam khác (IV, IM) khi có thể. Cân nhắc sử dụng liều midazolam thấp hơn nếu kết hợp. Nguy cơ X: Tránh kết hợp
  • Ketotifen (Toàn thân): Có thể tăng cường tác dụng ức chế thần kinh trung ương của thuốc ức chế thần kinh trung ương. Nguy cơ C: Theo dõi liệu pháp
  • Kratom: Có thể tăng cường tác dụng ức chế thần kinh trung ương của thuốc ức chế thần kinh trung ương. Nguy cơ X: Tránh kết hợp
  • Lemborexant: Có thể làm tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ương của thuốc ức chế thần kinh trung ương. Quản lý: Có thể cần điều chỉnh liều lượng của lemborexant và thuốc ức chế thần kinh trung ương dùng đồng thời khi dùng chung vì có khả năng gây cộng hưởng tác dụng ức chế thần kinh trung ương. Cần theo dõi chặt chẽ tác dụng ức chế thần kinh trung ương. Nguy cơ D: Xem xét thay đổi liệu pháp
  • Levocetirizine: Có thể làm tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ương của thuốc ức chế thần kinh trung ương. Nguy cơ C: Theo dõi liệu pháp
  • Lisuride: Có thể tăng cường tác dụng ức chế thần kinh trung ương của thuốc ức chế thần kinh trung ương. Nguy cơ C: Theo dõi liệu pháp
  • Lofepramine: Có thể làm tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ương của thuốc ức chế thần kinh trung ương. Nguy cơ C: Theo dõi liệu pháp
  • Lofexidine: Có thể làm tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ương của thuốc ức chế thần kinh trung ương. Nguy cơ C: Theo dõi liệu pháp
  • Lonafarnib: Có thể làm tăng nồng độ Midazolam trong huyết thanh. Quản lý: Chống chỉ định sử dụng kết hợp. Đối với những bệnh nhân phải dùng midazolam, hãy ngừng dùng lonafarnib trong 10 đến 14 ngày trước và trong 2 ngày sau khi dùng midazolam. Nguy cơ X: Tránh kết hợp
  • Loxapine: Thuốc ức chế thần kinh trung ương có thể làm tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ương của Loxapine. Quản lý: Cân nhắc giảm liều thuốc ức chế thần kinh trung ương dùng đồng thời với loxapine do tăng nguy cơ ức chế hô hấp, an thần, hạ huyết áp và ngất xỉu. Nguy cơ D: Cân nhắc thay đổi liệu pháp
  • Magie sulfat: Có thể làm tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ương của thuốc ức chế thần kinh trung ương. Nguy cơ C: Theo dõi liệu pháp
  • Melatonin: Có thể làm tăng tác dụng an thần của Benzodiazepin. Nguy cơ C: Theo dõi liệu pháp
  • Melitracen [INT]: Có thể tăng cường tác dụng ức chế thần kinh trung ương của thuốc ức chế thần kinh trung ương. Nguy cơ C: Theo dõi liệu pháp
  • Mequitazine: Có thể làm tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ương của thuốc ức chế thần kinh trung ương. Nguy cơ C: Theo dõi liệu pháp
  • Metergoline: Có thể tăng cường tác dụng ức chế thần kinh trung ương của thuốc ức chế thần kinh trung ương. Nguy cơ C: Theo dõi liệu pháp
  • Methadone: Benzodiazepin có thể làm tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ương của Methadone. Quản lý: Các bác sĩ lâm sàng thường nên tránh sử dụng đồng thời methadone và benzodiazepin khi có thể; bất kỳ việc sử dụng kết hợp nào cũng nên được thực hiện hết sức thận trọng. Nguy cơ D: Cân nhắc thay đổi liệu pháp
  • Methotrimeprazine: Thuốc ức chế thần kinh trung ương có thể làm tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ương của Methotrimeprazine. Methotrimeprazine có thể làm tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ương của Thuốc ức chế thần kinh trung ương. Quản lý: Giảm liều thuốc ức chế thần kinh trung ương thông thường xuống 50% nếu bắt đầu dùng methotrimeprazine cho đến khi liều methotrimeprazine ổn định. Theo dõi chặt chẽ bệnh nhân để tìm bằng chứng về chứng ức chế thần kinh trung ương. Nguy cơ D: Xem xét thay đổi liệu pháp
  • Methoxyflurane: Có thể tăng cường tác dụng ức chế thần kinh trung ương của thuốc ức chế thần kinh trung ương. Nguy cơ C: Theo dõi liệu pháp
  • Metoclopramide: Có thể làm tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ương của thuốc ức chế thần kinh trung ương. Nguy cơ C: Theo dõi liệu pháp
  • MetyroSINE: Thuốc ức chế thần kinh trung ương có thể làm tăng tác dụng an thần của MetyroSINE. Nguy cơ C: Theo dõi liệu pháp
  • Minocycline (Toàn thân): Có thể tăng cường tác dụng ức chế thần kinh trung ương của thuốc ức chế thần kinh trung ương. Nguy cơ C: Theo dõi liệu pháp
  • Mosunetuzumab: Có thể làm tăng nồng độ huyết thanh của chất nền CYP (Chỉ số điều trị hẹp/Nhạy cảm với chất ức chế). Nguy cơ C: Theo dõi liệu pháp
  • Moxonidine: Có thể làm tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ương của thuốc ức chế thần kinh trung ương. Nguy cơ C: Theo dõi liệu pháp
  • Nabilone: ​​Có thể làm tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ương của thuốc ức chế thần kinh trung ương. Nguy cơ X: Tránh kết hợp
  • Nalfurafine: Có thể làm tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ương của thuốc ức chế thần kinh trung ương. Nguy cơ C: Theo dõi liệu pháp
  • Noscapine: Thuốc ức chế thần kinh trung ương có thể làm tăng tác dụng phụ/độc hại của Noscapine. Nguy cơ X: Tránh kết hợp
  • OLANZapine: Benzodiazepine có thể làm tăng tác dụng phụ/độc hại của OLANZapine. Quản lý: Theo dõi chặt chẽ tình trạng hạ huyết áp, suy hô hấp hoặc hệ thần kinh trung ương và nhịp tim chậm nếu olanzapine được kết hợp với benzodiazepine. Không khuyến cáo sử dụng benzodiazepine tiêm tĩnh mạch với olanzapine tiêm bắp. Nguy cơ C: Theo dõi liệu pháp
  • Olopatadine (Dùng qua đường mũi): Có thể làm tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ương của thuốc ức chế thần kinh trung ương. Nguy cơ X: Tránh kết hợp
  • Opicapone: Có thể làm tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ương của thuốc ức chế thần kinh trung ương. Nguy cơ C: Theo dõi liệu pháp
  • Thuốc chủ vận opioid: Thuốc ức chế thần kinh trung ương có thể làm tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ương của Thuốc chủ vận opioid. Quản lý: Tránh sử dụng đồng thời thuốc chủ vận opioid và benzodiazepin hoặc các thuốc ức chế thần kinh trung ương khác khi có thể. Chỉ nên kết hợp các thuốc này nếu các lựa chọn điều trị thay thế không đủ. Nếu kết hợp, hãy giới hạn liều lượng và thời gian dùng của từng loại thuốc. Nguy cơ D: Cân nhắc thay đổi liệu pháp
  • Opipramol: Có thể làm tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ương của thuốc ức chế thần kinh trung ương. Nguy cơ C: Theo dõi liệu pháp
  • Orphenadrine: Thuốc ức chế thần kinh trung ương có thể làm tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ương của Orphenadrine. Nguy cơ X: Tránh kết hợp
  • Oxomemazine: Có thể làm tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ương của thuốc ức chế thần kinh trung ương. Nguy cơ X: Tránh kết hợp
  • Sản phẩm muối oxybate: Benzodiazepin có thể làm tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ương của Sản phẩm muối oxybate. Nguy cơ X: Tránh kết hợp
  • OxyCODONE: Thuốc ức chế thần kinh trung ương có thể làm tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ương của OxyCODONE. Quản lý: Tránh sử dụng đồng thời oxycodone và benzodiazepin hoặc các thuốc ức chế thần kinh trung ương khác khi có thể. Các thuốc này chỉ nên được kết hợp nếu các lựa chọn điều trị thay thế không đủ. Nếu kết hợp, hãy giới hạn liều lượng và thời gian dùng của từng loại thuốc. Nguy cơ D: Xem xét việc điều chỉnh liệu pháp
  • Paliperidone: Có thể làm tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ương của thuốc ức chế thần kinh trung ương. Nguy cơ C: Theo dõi liệu pháp
  • Paraldehyde: Thuốc ức chế thần kinh trung ương có thể làm tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ương của Paraldehyde. Nguy cơ X: Tránh kết hợp
  • Perampanel: Có thể tăng cường tác dụng ức chế thần kinh trung ương của thuốc ức chế thần kinh trung ương. Nguy cơ C: Theo dõi liệu pháp
  • Periciazine: Có thể làm tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ương của thuốc ức chế thần kinh trung ương. Nguy cơ C: Theo dõi liệu pháp
  • Pipamperone: Có thể làm tăng tác dụng phụ/độc hại của thuốc ức chế thần kinh trung ương. Nguy cơ C: Theo dõi liệu pháp
  • Piribedil: Thuốc ức chế thần kinh trung ương có thể làm tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ương của Piribedil. Nguy cơ C: Theo dõi liệu pháp
  • Pizotifen: Có thể làm tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ương của thuốc ức chế thần kinh trung ương. Nguy cơ C: Theo dõi liệu pháp
  • Pramipexole: Thuốc ức chế thần kinh trung ương có thể làm tăng tác dụng an thần của Pramipexole. Nguy cơ C: Theo dõi liệu pháp
  • Procarbazine: Có thể làm tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ương của thuốc ức chế thần kinh trung ương. Nguy cơ C: Theo dõi liệu pháp
  • Thuốc ức chế protease: Có thể làm tăng nồng độ Midazolam trong huyết thanh. Xử trí: Midazolam đường uống chống chỉ định với thuốc ức chế protease. Tránh dùng với midazolam đường mũi. Cân nhắc các phương án thay thế để sử dụng với các đường dùng midazolam khác (IV, IM) khi có thể. Cân nhắc sử dụng liều midazolam thấp hơn nếu kết hợp. Nguy cơ X: Tránh kết hợp
  • Rilmenidine: Có thể làm tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ương của thuốc ức chế thần kinh trung ương. Nguy cơ C: Theo dõi liệu pháp
  • Ritlecitinib: Có thể làm tăng nồng độ huyết thanh của chất nền CYP3A4 (Chỉ số điều trị hẹp/Nhạy cảm với chất ức chế). Nguy cơ C: Theo dõi liệu pháp
  • Ropeginterferon Alfa-2b: Thuốc ức chế thần kinh trung ương có thể làm tăng tác dụng phụ/độc hại của Ropeginterferon Alfa-2b. Cụ thể, nguy cơ tác dụng phụ thần kinh tâm thần có thể tăng lên. Quản lý: Tránh dùng đồng thời ropeginterferon alfa-2b và các thuốc ức chế thần kinh trung ương khác. Nếu không thể tránh được sự kết hợp này, hãy theo dõi bệnh nhân về các tác dụng phụ thần kinh tâm thần (ví dụ, trầm cảm, ý định tự tử, hung hăng, hưng cảm). Nguy cơ D: Cân nhắc thay đổi liệu pháp
  • ROPINIRole: Thuốc ức chế thần kinh trung ương có thể làm tăng tác dụng an thần của ROPINIRole. Nguy cơ C: Theo dõi liệu pháp
  • Rotigotine: Thuốc ức chế thần kinh trung ương có thể làm tăng tác dụng an thần của Rotigotine. Nguy cơ C: Theo dõi liệu pháp
  • Spironolactone: Có thể làm tăng nồng độ huyết thanh của chất nền CYP3A4 (Chỉ số điều trị hẹp/Nhạy cảm với chất ức chế). Nguy cơ C: Theo dõi liệu pháp
  • Suvorexant: Thuốc ức chế thần kinh trung ương có thể làm tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ương của Suvorexant. Quản lý: Có thể cần phải giảm liều suvorexant và/hoặc bất kỳ thuốc ức chế thần kinh trung ương nào khác. Không khuyến cáo sử dụng suvorexant với rượu và không khuyến cáo sử dụng suvorexant với bất kỳ loại thuốc nào khác để điều trị chứng mất ngủ. Nguy cơ D: Cân nhắc thay đổi liệu pháp
  • Talquetamab: Có thể làm tăng nồng độ huyết thanh của chất nền CYP (Chỉ số điều trị hẹp/Nhạy cảm với chất ức chế). Nguy cơ C: Theo dõi liệu pháp
  • Tarlatamab: Có thể làm tăng nồng độ huyết thanh của chất nền CYP (Chỉ số điều trị hẹp/Nhạy cảm với chất ức chế). Nguy cơ C: Theo dõi liệu pháp
  • Teclistamab: Có thể làm tăng nồng độ huyết thanh của chất nền CYP (Chỉ số điều trị hẹp/Nhạy cảm với chất ức chế). Nguy cơ C: Theo dõi liệu pháp
  • Teduglutide: Có thể làm tăng nồng độ Benzodiazepin trong huyết thanh. Nguy cơ C: Theo dõi liệu pháp
  • Thalidomide: Thuốc ức chế thần kinh trung ương có thể làm tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ương của Thalidomide. Nguy cơ X: Tránh kết hợp
  • Dẫn xuất theophylline: Có thể làm giảm tác dụng điều trị của benzodiazepin. Nguy cơ C: Theo dõi liệu pháp
  • Treosulfan: Có thể làm tăng nồng độ huyết thanh của chất nền CYP3A4 (Chỉ số điều trị hẹp/Nhạy cảm với chất ức chế). Nguy cơ C: Theo dõi liệu pháp
  • Trimeprazine: Có thể làm tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ương của thuốc ức chế thần kinh trung ương. Nguy cơ C: Theo dõi liệu pháp
  • Trofinetide: Có thể làm tăng nồng độ huyết thanh của chất nền CYP3A4 (Chỉ số điều trị hẹp/Nhạy cảm với chất ức chế). Nguy cơ C: Theo dõi liệu pháp
  • Cây nữ lang: Có thể tăng cường tác dụng ức chế thần kinh trung ương của thuốc ức chế thần kinh trung ương. Nguy cơ C: Theo dõi liệu pháp
  • Xanomeline: Có thể làm tăng nồng độ huyết thanh của chất nền CYP3A4 (Chỉ số điều trị hẹp/Nhạy cảm với chất ức chế). Nguy cơ C: Theo dõi liệu pháp
  • Yohimbine: Có thể làm giảm tác dụng điều trị của Thuốc chống lo âu. Nguy cơ C: Theo dõi liệu pháp
  • Zolpidem: Thuốc ức chế thần kinh trung ương có thể làm tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ương của Zolpidem. Quản lý: Giảm liều zolpidem ngậm dưới lưỡi của nhãn hiệu Intermezzo cho người lớn xuống còn 1,75 mg cho nam giới cũng đang dùng các thuốc ức chế thần kinh trung ương khác. Không khuyến cáo thay đổi liều như vậy cho phụ nữ. Tránh dùng với các thuốc ức chế thần kinh trung ương khác trước khi đi ngủ; tránh dùng với rượu. Nguy cơ D: Cân nhắc thay đổi liệu pháp
  • Zuranolone: ​​Có thể làm tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ương của thuốc ức chế thần kinh trung ương. Quản lý: Xem xét các phương án thay thế cho việc sử dụng zuranolone với các thuốc ức chế thần kinh trung ương khác hoặc rượu. Nếu kết hợp, hãy xem xét giảm liều zuranolone và theo dõi chặt chẽ bệnh nhân để phát hiện tác dụng ức chế thần kinh trung ương tăng lên. Nguy cơ D: Xem xét thay đổi liệu pháp
  • Đường uống: Nước ép bưởi có thể làm tăng nồng độ midazolam trong huyết thanh.
  • Xử trí: Tránh sử dụng đồng thời midazolam đường uống với nước ép bưởi.

  • Benzodiazepine tác dụng ngắn (Griffin, 2013).
  • Gắn vào các thụ thể benzodiazepine đặc hiệu trên màng sau synapse của neuron GABA tại nhiều vị trí trong hệ thần kinh trung ương, bao gồm hệ viền (limbic system) và hệ lưới (reticular formation). Việc tăng cường tác dụng ức chế của GABA lên tính kích thích của neuron(tế bào thần kinh) xảy ra thông qua cơ chế làm tăng tính thấm của màng neuron đối với ion chloride. Sự dịch chuyển ion chloride này dẫn đến hiện tượng khử cực quá mức (hyperpolarization) — một trạng thái kém kích thích hơn — và giúp ổn định tế bào thần kinh.
  • Các thụ thể benzodiazepine và tác dụng của chúng có liên quan đến thụ thể GABA-A.
  • Benzodiazepine không gắn vào thụ thể GABA-B (Brunton, 2011).
Dữ liệu người lớn trừ khi có ghi nhận khác.
- Khởi phát tác dụng (Onset of action):
An thần/Gây mê (Sedation/Anesthesia):
+ Tiêm bắp (IM):
  • Trẻ em: Trong vòng 5 phút
  • Người lớn: Khoảng 15 phút
+ Tiêm tĩnh mạch (IV):
  • 1 đến 5 phút (phụ thuộc liều dùng) (Barr 2013; Horn 2004; Roberts 2019)
+ Đường uống (Oral):
  • 10 đến 20 phút
+ Đường mũi (dạng xịt mũi):
  • Trong vòng 10 phút
+ Đường mũi (dung dịch tiêm dùng qua mũi):
  • Trẻ em: 5,55 ± 2,22 phút (Lee-Kim 2004)
  • Người lớn: Trong vòng 5 phút
- Thời gian đạt đỉnh tác dụng (Peak effect):
+ Tiêm bắp (IM):
  • Trẻ em: 15 đến 30 phút
  • Người lớn: 30 đến 60 phút
+ Tiêm tĩnh mạch (IV):
  • 3 đến 5 phút
+ Xịt mũi (nasal spray):
  • 30 phút
+ Dung dịch dùng qua mũi (solution, injection):
  • Trẻ em: 10 phút (al-Rakaf 2001)
- Thời gian tác dụng (Duration):
Thuốc được phân loại là benzodiazepine tác dụng ngắn, dựa theo thời gian bán thải từ 1 đến 12 giờ (Griffin 2013).
Tùy theo chỉ định: An thần:
+ Trẻ em (dung dịch tiêm dùng qua mũi):
  • 23,1 phút (Chiaretti 2011) 
+ Người lớn:
  • Tiêm bắp: 20 đến 120 phút
  • Tiêm tĩnh mạch: 7 đến 75 phút (Bell 1991)
- Hấp thu (Absorption): 
  • Tiêm bắp (IM): Nhanh và hoàn toàn
  • Xịt mũi: Nhanh
  • Đường uống và dung dịch mũi: Nhanh (Lee-Kim 2004)
- Phân bố (Distribution): Phân bố rộng trong cơ thể, bao gồm dịch não tủy (CSF). Thể tích phân bố (Vd):
  • Trẻ sinh non (n=24; tuổi thai 26–34 tuần; tuổi sau sinh 3–11 ngày): IV: trung bình 1,1 L/kg (dao động: 0,4–4,2 L/kg) (de Wildt 2001)
  • Trẻ từ 6 tháng đến 16 tuổi: 1,24 đến 2,02 L/kg
  • Người lớn: 1 đến 3,1 L/kg; tăng ở phụ nữ, người cao tuổi và béo phì
- Gắn kết protein (Protein binding):
  • Khoảng 97%, chủ yếu với albumin
  • Ở bệnh nhân xơ gan, giảm gắn kết protein với phân suất tự do khoảng 5% (Trouvin 1988)
- Chuyển hóa (Metabolism)
  • Chuyển hóa mạnh tại gan qua CYP3A4
  • 60–70% chuyển hóa thành chất chuyển hóa có hoạt tính là 1-hydroxy-midazolam (hoặc alpha-hydroxymidazolam)
- Sinh khả dụng (Bioavailability):
  • Đường uống: 40–50% (Kanto 1985), ~36% ở trẻ em
  • Tiêm bắp: >90%
  • Xịt mũi: 44%
  • Dung dịch mũi (trẻ em): ~60%
  • Đặt hậu môn (trẻ em): ~40–65% (trung bình 52%) (Clausen 1988)
- Thời gian bán thải (Half-life elimination):
  • Trẻ sinh non: IV: trung bình 6,3 giờ (dao động: 2,6–17,7 giờ) (de Wildt 2001)
  • Trẻ sơ sinh: 4–12 giờ
  • Trẻ sơ sinh bệnh nặng: 6,5–12 giờ
  • Trẻ em: IV: 2,9–4,5 giờ;  Sirô: 2,2–6,8 giờ
  • Người lớn: Trung bình: 3 giờ (dao động: 1,8–6,4 giờ);  IM: 4,2 ± 1,87 giờ;  Xịt mũi: 2,1–6,2 giờ
- Thời gian đạt nồng độ đỉnh trong huyết thanh (Time to peak, serum):
  • IM: Khoảng 0,5 giờ
  • Xịt mũi: Trung bình 17,3 phút (dao động: 7,8–28,2 phút)
  • Uống: 0,17 đến 2,65 giờ
- Thải trừ (Excretion):
  • Xịt mũi: Qua nước tiểu (chủ yếu dưới dạng liên hợp glucuronid của các chất chuyển hóa hydroxyl hóa)
  • Tiêm IV, IM: Qua nước tiểu (chủ yếu dưới dạng chuyển hóa)
  • Uống: ~90% qua nước tiểu trong 24 giờ (60–70% dưới dạng glucuronid; <0,03% dạng nguyên vẹn), phân: ~2–10% trong 5 ngày (Kanto 1985; Smith 1981)
- Độ thanh thải (Clearance):
  • Trẻ sinh non: Trung bình 1,8 mL/phút/kg (dao động: 0,7–6,7) (de Wildt 2001)
  • Trẻ sơ sinh <39 tuần: 1,17 mL/phút/kg
  • Trẻ sơ sinh >39 tuần: 1,84 mL/phút/kg
  • Trẻ sơ sinh bệnh nặng: 1,2–2 mL/phút/kg
  • Trẻ >3 tháng: 9,1 mL/phút/kg
  • Trẻ >1 tuổi: 3,2–13,3 mL/phút/kg
  • Người lớn khỏe mạnh: 4,2–9 mL/phút/kg
  • Người lớn suy thận cấp: 1,9 mL/phút/kg
Dữ liệu người lớn, trừ khi có ghi chú khác
- Suy chức năng thận: Thời gian bán thải kéo dài và độ thanh thải giảm. Ở bệnh nhân suy thận, sự thải trừ các chất chuyển hóa hydroxyl hóa có hoạt tính bị giảm, dẫn đến tích lũy thuốc và kéo dài tác dụng an thần.

- Suy giảm chức năng gan: Ở bệnh nhân xơ gan, sau khi dùng đường uống, nồng độ đỉnh trong huyết tương (Cmax) và sinh khả dụng (bioavailability) tăng lần lượt 43% và 100%. Sau khi dùng đường tiêm tĩnh mạch, độ thanh thải giảm 50%, thời gian bán thải tăng gấp 2,5 lần, và thể tích phân bố (Vd) tăng 20%.

- Người cao tuổi:
  • Dùng đường tiêm bắp hoặc tĩnh mạch (tuổi trung bình: 73): Thời gian bán thải trong huyết tương tăng khoảng gấp đôi; Vd trung bình tăng đều đặn từ 15% đến 100%; độ thanh thải trung bình giảm khoảng 25%. 
  • Đường xịt mũi (trên 65 tuổi): Diện tích dưới đường cong (AUC) và Cmax tăng từ 21% đến 45%.
- Suy tim: Sau khi uống liều 7,5 mg, thời gian bán thải tăng 43%. Dùng đường tiêm, thời gian bán thải tăng gấp đôi, độ thanh thải huyết tương giảm 25%, và Vd tăng 40%.

- Béo phì: Thời gian bán thải trung bình kéo dài (~5,9 giờ) và Vd tăng khoảng 50%.

- Hạ thân nhiệt điều trị (Therapeutic hypothermia):
  • Hạ thân nhiệt có thể dẫn đến nồng độ thuốc trong huyết tương tăng gấp 5 lần, có thể do giảm độ thanh thải toàn thân (giảm ~11% độ thanh thải cho mỗi độ C giảm dưới 36,5°C [97,7°F]) (Fukuoka 2004; Hostler 2010) 
  • Trong giai đoạn làm ấm lại, nồng độ thuốc trong huyết tương giảm (~11% giảm nồng độ huyết tương khi nhiệt độ tăng từ 33°C đến 37°C [91,4°F đến 98,6°F]) (Bjelland 2014)
  • Vd trong hạ thân nhiệt (nhiệt độ trung tâm <35°C [<95°F]) có thể giảm ~45% trong giai đoạn làm ấm lại (Fukuoka 2004)
  • Tuy nhiên, một số nghiên cứu không thấy ảnh hưởng đáng kể của hạ thân nhiệt đến độ thanh thải toàn thân (Bastiaans 2013) hoặc Vd (Hostler 2010)

TÀI LIỆU THAM KHẢO
  1. Phác đồ điều trị bệnh viện Nhi Đồng 1 - 2
  2. Midazolam: Drug information. Topic 9650 Version 693.0. Uptodate
TÀI LIỆU THAM KHẢO
  1. Phác đồ điều trị bệnh viện Nhi Đồng 1 - 2
  2. Midazolam: Drug information. Topic 9650 Version 693.0. Uptodate
 260 lượt xem VIP

DANH MỤC

Bố cục nội dung


ICU & ED chuyển đổi số !

Chuyên về công cụ hỗ trợ thực hành (tools), cập nhật phác đồ điều trị (protocols), hướng dẫn về thủ thuật (procedures), tra cứu về thuốc (drugs) và xét nghiệm (tests), sơ đồ tiếp cận (approach algorithm). Giúp cải thiện tốc độ và độ chính xác trong chẩn đoán và điều trị.
Chuyên về công cụ hỗ trợ thực hành (tools), cập nhật phác đồ điều trị (protocols), hướng dẫn về thủ thuật (procedures), tra cứu về thuốc (drugs) và xét nghiệm (tests), sơ đồ tiếp cận (approach algorithm). Giúp cải thiện tốc độ và độ chính xác trong chẩn đoán và điều trị.
×

Chia sẻ

Phiên bản miễn phí
Phiên bản VIP