Suy thai(cấp) trong tử cung
Giảm lượng oxy đến thai và gây suy thai Chia sẻ
GIỚI THIỆU
Tuần hoàn tử cung – rau – thai đảm nhiệm việc cung cấp oxy cho thai, nếu vì một nguyên nhân nào đó ảnh hưởng đến tuần hoàn tử cung – rau – thai làm giảm lưu lượng máu đến hồ huyết, hoặc từ gai rau đến thai, sẽ làm giảm lượng oxy đến thai và gây suy thai. Hiện tượng này có thể xảy ra trong quá trình thai nghén và đặc biệt là khi chuyển dạ. Mức độ thiếu oxy nhiều hay ít, trường diễn hay cấp tính, sẽ ảnh hưởng đến mức độ thai suy và dẫn đến tử vong.
- Suy thai cấp tính là tình trạng thai nhi bị thiếu Oxy cấp tính dẫn đến các tổn thương của thai. Nguyên nhân của suy thai cấp có thể do các yếu tố mẹ, thai hoặc bánh rau, dây rốn. Trong trường hợp nghiêm trọng, suy thai cấp có thể dẫn đến thương tổn não ở trẻ sơ sinh hoặc thai chết.
- Suy thai cấp thường xảy ra đột ngột trong quá trình chuyển dạ, đe dọa tính mạng thai, cần chẩn đoán và xử trí kịp thời. Suy thai mạn có thể nhanh chóng chuyển thành suy thai cấp khi chuyển dạ.
Triệu chứng:
- Chiều cao tử cung phát triển chậm (biểu hiện thai kém phát triển).
- Giảm cử động thai (từ 23 giờ trở đi cử động thai dưới 12 lần trong 2 giờ) hay thay đổi cử động thai.
- Nhịp tim thai thay đổi (trên 160 lần/phút hay dưới 120 lần/phút).
- Ối: nước ối có màu xanh (cần soi ối nhiều lần).
- Monitor sản khoa, truyền ocytocin hay vê núm vú có xuất hiện Dip I, Dip II, tim thai không đáp ứng test không đả kích.
- Siêu âm xác định chỉ số nước ối (có giá trị trong thai già tháng).
- Nước ối có màu xanh (khi vỡ ối hoặc bấm ối)
- Nghe nhịp tim thai (bằng ống gỗ) thay đổi trên 160 lần/phút hay dưới 120 lần/phút
- Theo dõi liên tục nhịp tim thai bằng máy monitor sản khoa thấy xuất hiện nhịp tim thai chậm muộn (DipII) hoặc nhịp tim thai biến đổi hoặc nhịp tim thai dao động ít dưới 5 nhịp
- Siêu âm: xác định lượng nước ối giảm (chỉ số nước ối giảm)
- pH máu đầu thai nhi và máu rốn ngay sau đẻ
- Thay đổi về tim thai
- Thay đổi tần số: bình thường tim thai có tần số 120-160 lần/phút. Gọi là nhịp tim thai chậm khi tần số < 120 lần/phút và nhịp tim thai nhanh khi tần số > 160 lần/phút. Tuy nhiên, không tìm thấy mối liên quan giữa nhịp tim thai nhanh 160 - 180 lần/phút với suy thai.
- Nếu trong cơn co tử cung, tần số tim thai giảm đi thì phải nghi ngờ suy thai.
- Nhịp tim thai nhanh có thể gặp khi tình trạng thiếu Oxy của thai còn bù: mẹ sốt, thiếu máu, do dùng thuốc(tăng co, kích thích beta giao cảm), thai non tháng, nhiễm trùng ối, bệnh lý tim bẩm sinh của thai.
- Nhịp tim thai giảm có thể gặp khi thai bị thiếu Oxy mất bù: chèn ép dây rốn, hạ thân nhiệt, mẹ dùng thuốc(ức chế beta giao cảm, Magnesium sulfate), bệnh lý tim bẩm sinh của thai. Khi xuất hiện nhịp tim thai chậm là dấu hiệu cảnh báo cần có thái độ xử trí tích cực.
- Phân su trong nước ối là tình trạng thường gặp, khoảng 20 - 23% các cuộc chuyển dạ đủ tháng có hiện tượng này, tuy nhiên có thể liên quan đến tình trạng suy thai ở một số trường hợp.
- Nhịp tim thai bình thường trên CTG:
- Nhịp tim thai cơ bản 120 - 160 lần/phút
- Có ít nhất hai nhịp tăng trong 10 phút( nhịp tăng được định nghĩa là tăng > 15 nhịp trên nhịp tim thai cơ bản kéo dài trên 15 giây). Tất cả thai nhi khỏe mạnh phải có tăng nhịp tim thai nhất thời trong vòng 100 phút.
- Dao động nội tại 5 - 25 lần/phút.
- Không có nhịp giảm.
- Nhịp tim thai cơ bản < 120 hoặc > 160 lần/phút.
- Dao động nội tại < 5 nhịp/phút, kéo dài > 30 giây.
- Xuất hiện nhịp giảm chậm, giảm kéo dài và nhịp giảm biến đổi.
Loại CTG | Đặc điểm | Tiên lượng |
---|---|---|
1 |
|
Tiên lượng tốt, không suy thai |
2 | Tập hợp tất cả các biểu đồ mà ở thời điểm hiện tại không thỏa mãn các điều kiện của biểu đồ CTG loại 1 hoặc loại 3, chưa đủ bằng chứng xác thực tình trạng suy thai nhưng cũng chưa thể khẳng định tình trạng thăng bằng kiềm toan của thai bình thường. Bao gồm:
|
Nghi ngờ suy thai, cần có hành động thích hợp. |
3 | 1 trong 2 biểu đồ sau. - Biểu đồ hình sin. - Mất dao động nội tại và 1 trong các yếu tố:
|
Suy thai |
- Thiếu oxy ban đầu thai còn có đáp ứng bù trừ: điều chỉnh sự phân bổ máu cung cấp oxy đầy đủ cho não, tim, gan; giảm cung cấp oxy tới ruột, da.
- Thiếu oxy nhiều hoặc kéo dài, thai không còn khả năng đáp ứng bù trừ thiếu oxy ở não, tim, thiếu oxy ở tổ chức, chuyển hóa năng lượng giảm trong điều kiện yếm khí, pH sẽ giảm, thai nhiễm toan và chết trong tử cung, hoặc chết sau khi đẻ ra.
Khám thai và theo dõi, đặc biệt những thai nhi có nguy cơ để phát hiện suy thai
- Theo dõi nhịp tim thai (ống nghe) sau khi vê núm vú trong và sau cơn co để phát hiện nhịp tim thay đổi.
- Soi ối nhiều lần phát hiện nước ối xanh.
- Thử nghiệm ocytocin hay vê núm vú theo dõi bằng máy monitor sản khoa nếu có.
- Xác định độ trưởng thành của thai để đình chỉ thai trong trường hợp có chỉ định Siêu âm: đường kính lưỡng đỉnh (trên 90mm, thai trên 38 tuần), đường kính trung bình bụng (trên 94mm, thai nặng trên 2500g), độ canci hóa bánh rau độ 3, chỉ số nước ối (nước ối giảm) trên thai ≥ 42 tuần.
- Chỉ số nước ối: ≤ 28mm thường phải mổ lấy thai, 28-40mm thì phải đình chỉ thai nghén (gây chuyển dạ đẻ, nếu thất bại thì mổ lấy thai), 40-60mm theo dõi sát, trên 60mm là bình thường.
- Phát hiện suy thai để lấy thai ra kịp thời. Theo dõi thể trạng, bệnh lý người mẹ, đo nhịp tim thai 10-15 phút/lần, theo dõi cơn co tử cung phù hợp với giai đoạn chuyển dạ, nếu tăng cường độ, nhịp độ phải dùng thuốc giảm co.
- Theo dõi nhịp tim thai liên tục bằng máy monitor sản khoa để phát hiện DipII, Dip biến đổi, nhịp tim thai dao động ít hơn 5 nhịp. Nếu có Dip II, Dip biến đổi, tim thai dao động ít đủ điều kiện thì chỉ định làm Forceps, không đủ điều kiện làm Forceps thì mổ lấy thai.
- Đo lượng nước ối ở các trường hợp thai nghén quá ngày sinh, lượng nước ối giảm, có phân su sánh đặc thì nên mổ lấy thai, không nên thử thách để đẻ đường dưới.
Xác định tình trạng suy thai dựa vào các triệu chứng lâm sàng và CTG.
- Chỉ định nằm viện theo dõi, thở Oxy, hồi sức thai
- Theo dõi và đánh giá thai liên tục bằng CTG, khám lâm sàng(tần suất kham lâm sàng phụ thuộc kết quả CTG).
- Chuẩn bị sẵn sàng phương án mổ lấy thai cấp cứu xác định là suy thai.
- Sử dụng test pH máu da đầu giúp chẩn đoán xác định suy thai nếu có.
- Cần can thiệp lấy thai càng sớm càng tốt bằng 1 trong 2 phương pháp sau:
- Nếu là ngôi chỏm, đủ điều kiện đẻ đường dưới: chỉ định Forceps.
- Các trường hợp còn lại: chỉ định mổ lấy thai cấp cứu.
- Cung cấp Oxy cho mẹ: thở Oxy 5-6 lít/phút, ngắt quãng.
- Nằm nghiêng trái để hạn chế việc tử cung chèn ép vào các mạch máu lớn ở bụng.
- Truyền dịch: nêu theo dõi huyết động của mẹ, nếu thấp thì bù dịch để giúp cải thiện nội môi cho thai. Có thể dùng Ringer lactat. Không sử dụng glucose truyền cho mẹ để hồi sức thai vì sẽ làm tăng nguy cơ hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh ngay sau đẻ.
- Cho kháng sinh khi có biểu hiện nhiễm trùng, hạ sốt, khi sốt trên 38.5 độ C.
- Nếu cơn co cường tính: dừng truyền Oxytocin, dùng thuốc giảm co (No-span, Buscopan,..)
- Chuẩn bị tốt các công tác hồi sức sơ sinh: Báo bác sĩ sơ sinh, chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị hồi sức sơ sinh.
- Thực hiện báo phòng mổ, gây mê theo đúng quy trình chuẩn bị phẫu thuật.
- Trường hợp mổ lấy thai tối cấp cứu (suy thai cấp do sa dây rau, vỡ tử cung,..). triển khai kích hoạt CODE YELLOW.