ICU & ED
For Doctors and Nurses
Kỹ thuật băng ép bất động sơ cứu rắn cắn
Đăng nhập
TÌM KIẾM

Kỹ thuật băng ép bất động sơ cứu rắn cắn

 cập nhật: 17/8/2022
Chia sẻ
×

Chia sẻ



GIỚI THIỆU
CÁC BƯỚC SƠ CỨU BAN ĐẦU
  1. Băng ép: Rắn có độc tố thần kinh gây liệt mà ít hoặc không có tổn thương tại chỗ cắn. Không băng ép: Rắn có độc tố gây rối loạn đông cầm máu, hoại tử đáng kể tại chỗ cắn
  2. Nẹp cố định, bất động ở tư thế cơ năng
  3. Nhanh chóng vận chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế

BĂNG ÉP CỐ ĐỊNH VỊ TRÍ BỊ CẮN
Nếu băng ép cố định đúng thì bệnh nhân sẽ cảm thấy dễ chịu và có thể hạn chế được sự di chuyển của nọc độc đến tim khoảng 06 giờ.
  1. Trấn an người bệnh.
  2. Tháo bỏ trang sức vùng bị rắn cắn, không cần tháo bỏ quần áo.
  3. Không cần rửa vết thương.
  4. Hạn chế cử động ở tay chân bị rắn cắn.
  5. Cho bệnh nhân nằm nghỉ ngơi.
  6. Để tay chân bị cắn ở tư thế cơ năng khi tiến hành băng ép cố định 
    • Ở tay: các ngón tay duỗi thẳng, các ngón 2 –> 5 gấp tạo với bàn tay một góc # 90 độ, cổ tay duỗi lên, ở cổ tay xương bàn ngón tay 2 –> 5 tạo với cẳng tay một góc # 20 – 25 độ, ngón tay cái duỗi thẳng hàng với cẳng tay. 
    • Ở chân: bàn chân tạo với cẳng chân một góc # 90 độ, đùi và cẳng chân duỗi thẳng, nếu gập gối thì tối đa cho phép # 15 độ so với mặt đất. 
    • Đặt chi bị cắn: ở dưới hoặc ngang mức tim.
  7. Sử dụng băng thun đàn hồi bề rộng #10 cm, dài # vài mét, quấn từ phần đầu của tay hoặc chân , quấn đến gối nếu ở chân hoặc đến khuỷu tay nếu ở tay (Nếu không có băng thun, hãy sử dụng quần áo hoặc tất hoặc các loại vải khác xé ra để thay thế. Đảm bảo độ chắc chắn, cho phép 2 ngón tay đi qua bên dưới, sờ được động mạch ở xa).
  8. Dùng nẹp cố định lại (Có thể sử dụng bất kỳ vật cứng nào vd: miếng gỗ, cành cây, giấy báo cuộn, miếng lót, khung ba lô.. Với chân: nẹp từ cổ chân đến bẹn. Với tay nẹp từ bàn ngón tay đến khuỷu tay, treo tay bằng nẹp vải hoặc dây treo một góc # 90 độ)

VẾT CẮN Ổ BỤNG
  • Nếu có thể, ép giữ tạo áp lực lên khu vực bị cắn, nhưng không hạn chế cử động của ngực(hô hấp).
  • Giữ cho bệnh nhân nằm yên
VẾT CẮN Ở ĐẦU CỔ
  • Không sơ cứu
  • Giữ cho bệnh nhân nằm yên

NHỮNG ĐIỀU CẦN TRÁNH
  1. Đi lại (co cơ có thể làm tăng hấp thu nọc độc, nên bất động)
  2. Dùng rượu, đồ uống có cafein, thuốc: asprin, thuốc huyết áp…
  3. Rạch vết thương và hút bằng miệng (tổn thương, nhiễm trùng)
  4. Dùng thiết bị hút chuyên dụng(hút áp lực cao: tổn thương tổ chức, tăng hấp thu nọc độc, hiệu quả hút độc kém ≤ 2%)
  5. Chườm lạnh, phẫu thuật, sốc điện
  6. Ga rô động mạch( tắc mạch, thiếu máu cục bộ, hoại tử chi)
  7. Điều trị bằng phương pháp dân giang, cổ truyền, mẹo
  8. Cố gắng bắt rắn hoặc giết rắn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 180 lượt xem VIP

DANH MỤC

Bố cục nội dung


ICU & ED chuyển đổi số !

Chuyên về công cụ hỗ trợ thực hành (tools), cập nhật phác đồ điều trị (protocols), hướng dẫn về thủ thuật (procedures), tra cứu về thuốc (drugs) và xét nghiệm (tests), sơ đồ tiếp cận (approach algorithm). Giúp cải thiện tốc độ và độ chính xác trong chẩn đoán và điều trị.
Chuyên về công cụ hỗ trợ thực hành (tools), cập nhật phác đồ điều trị (protocols), hướng dẫn về thủ thuật (procedures), tra cứu về thuốc (drugs) và xét nghiệm (tests), sơ đồ tiếp cận (approach algorithm). Giúp cải thiện tốc độ và độ chính xác trong chẩn đoán và điều trị.
×

Chia sẻ

Phiên bản miễn phí
Phiên bản VIP