ICU & ED
For Doctors and Nurses
Quy trình kỹ thuật cho ăn qua ống thông dạ dày
Đăng nhập
TÌM KIẾM

Quy trình kỹ thuật cho ăn qua ống thông dạ dày

Có kiểm tra thể tích dịch tồn dư
 cập nhật: 22/2/2024
Chia sẻ
×

Chia sẻ

Dùng Camera điện thoại(người nhận) quét mã QR Code




GIỚI THIỆU
Cho ăn qua ống thông dạ dày là một kỹ thuật nhằm mục đích đưa một lượng thức ăn (sữa, súp, các chất với mục đích dinh dưỡng) qua 1 ống thông được đặt từ mũi (hoặc miệng) qua thực quản vào dạ dày.
  • Có thể bơm nước hoặc các thuốc cần điều trị bệnh qua ống thông dạ dày.
  • Cũng có thể để dẫn lưu dịch từ dạ dày khi có chỉ định.

1. Người bệnh không thể ăn được:
  • Người bệnh sau đặt nội khí quản, mở khí quản, người bệnh đang thở máy.
  • Người bệnh mất hoặc giảm khả năng bảo vệ đường thở, rối loạn nuốt, liệt thần kinh hầu họng do mọi nguyên nhân, hôn mê, co giật, tai biến mạch não…
  • Người bệnh có bệnh lý đường tiêu hóa : liệt dạ dày, u thực quản chưa gây tắc nghẽn toàn bộ, tổn thương miệng…
2. Người bệnh tự ăn ít, cần được cung cấp thêm dinh dưỡng.
  • Xuất huyết tiêu hóa cấp nặng.
  • Các tổn thương loét ăn mòn thực quản dạ dày chưa kiểm soát được.
  • Tắc ruột, liệt ruột dạ dày.
  • Thể tích dịch tồn dư quá lớn (tuân thủ đánh giá thể tích dịch tồn dư).
  • Các chỉ định trước, sau tiểu phẩu phẫu thuật, nội soi....

  • Điều dưỡng đã được đào tạo chuyên khoa Hồi sức cấp cứu.
  • Bơm tiêm 50 ml: 01 cái 
  • Băng dính
  • Gạc vô trùng
  • Găng sạch : 01 đôi
  • Ống nghe
  • Cốc sạch đựng thức ăn chia độ
  • Dung dịch sát khuẩn tay nhanh
  • Xà phòng diệt khuẩn
  • Mũ : 01 cái
  • Khẩu trang : 01 cái
  • Thức ăn cho người bệnh theo chỉ định (chế độ bệnh lý hoặc sữa).
  • Máy theo dõi nối với cáp điện tim, cáp đo SpO2, cáp đo huyết áp
  • Thông báo, giải thích cho người bệnh hoặc gia đình về kỹ thuật sắp làm.
  • Đặt người bệnh tư thế thích hợp (đầu cao 15-30 độ).
  • Phiếu chăm sóc.

  • Điều dưỡng rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn đúng quy trình kỹ thuật.
  • Điều dưỡng đội mũ, đeo khẩu trang, đưa dụng cụ đến giường người bệnh.
  • Đặt người bệnh ở tư thế đầu cao nghiêng sang một bên, trải khăn trước ngực.
  • Chuẩn bị thức ăn theo chỉ định của bác sĩ (sữa, súp bơm qua ống thông..)
  • Áp dụng đối với tất cả các người bệnh có chỉ định nuôi dưỡng qua ống thông dạ dày- tá tràng nằm điều trị tại khoa Hồi sức tích cực.
  • Thời điểm đánh giá: trước tất cả các bữa ăn đối với phương pháp cho ăn ngắt quãng và mỗi 4 giờ đối với người bệnh cho ăn liên tục.
2 phương pháp cơ bản:
  • Cho ăn qua ống thông dạ dày liên tục: số lượng chất dinh dưỡng của 1 bữa ăn được truyền nhỏ giọt trong 3 giờ sau đó nghỉ 1 giờ, hoặc truyền liên tục 24 giờ.
  • Cho ăn qua ống thông dạ dày ngắt quãng: số lượng chất dinh dưỡng của 1 bữa ăn được truyền nhỏ giọt/30-60 phút/1 lần.
  • Kiểm tra vị trí ống thông dạ dày trước khi cho ăn.
  • Nâng đầu lên 30o khi cho người bệnh ăn.
  • Số lượng thức ăn: 120 ml/ 3giờ. Cho ăn với tốc độ 40ml/giờ. Sau đó hút dịch tồn dư vào giờ thứ 4, nếu dịch hút > 100ml  bỏ bớt 80 ml dịch tồn dư, còn lại bơm trả và duy trì tiếp thức ăn 40ml/giờ, sau đó 4h kiểm tra lại dịch tồn dư lần 2, nếu vẫn > 100ml  báo Bs để nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch. Nếu < 100ml  bơm trả lại dịch tồn dư và duy trì tốc đồ truyền theo y lệnh (60 – 80ml/giờ).
  • Kiểm tra vị trí ống thông dạ dày trước khi cho ăn.
  • Nâng đầu lên 30o khi cho người bệnh ăn.
  • Số lượng thức ăn: 240ml/ 3 giờ. Cho ăn với tốc độ 80ml /giờ. Sau đó hút dịch tồn dư giờ thứ 4 đối với nuôi dưỡng liên tục hoặc 3 giờ đối với ăn ngắt quãng.
  • Cho người bệnh ăn 80ml/ giờ, sau đó hút dịch tồn dư giờ thứ 3 nếu:
    • Số lượng dịch > 200ml: cho NGƢỜI BỆNH nhịn ăn và kiểm tra lại sau 2 giờ nếu vẫn > 200ml  báo bác sĩ nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch. Nếu < 200 ml; Bơm trả lại dịch vào dạ dày và duy trì tốc độ 80 ml/giờ.
    • Số lượng dịch < 200 ml: bơm trả lại dịch vào dạ dày và duy trì tốc độ 80 ml/giờ và tiếp tục quy trình đánh giá nuôi dưỡng theo giờ.

  • Trong lúc đặt ống thông dạ dày: ống thông vào đường hô hấp, ống thông bị cuộn, hoặc nằm trong thực quản.
  • Ống thông khó hoặc không qua được thực quản do co thắt, có khối chít hẹp thực quản tâm vị dạ dày.
  • Người bệnh sợ, hốt hoảng, mạch chậm do cường phế vị.
  • Trong khi cho ăn qua ống thông: bụng chướng, đầy hơi, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, trào ngược, nôn, xuất huyết tiêu hóa.
  • Lưu ống thông dạ dày lâu ngày gây viêm loét dạ dày thực quản.

  • Ống thông vào thanh quản và khí quản gây co thắt thanh môn, khó thở cấp.
  • Chảy máu vùng mũi hầu họng do loét tì đè của ống thông dạ dày.
  • Nôn trào ngược
  • Trào ngược do thể tích dịch tồn dư quá lớn, đưa vào dạ dày một thể tích quá lớn, do liệt dạ dày ruột chức năng.
  • Tụt ống thông dạ dày hoặc bị cuộn trong miệng thực quản khi cho ăn gây trào ngược và sặc vào đường hô hấp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
  1. Bộ Y Tế số: 1904/ QĐ-BYT về hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành HSCC và chống độc 2014
TÀI LIỆU THAM KHẢO
  1. Bộ Y Tế số: 1904/ QĐ-BYT về hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành HSCC và chống độc 2014
 139 lượt sử dụng

DANH MỤC


ICU & ED chuyển đổi số !

Chuyên về công cụ hỗ trợ thực hành (tools), cập nhật phác đồ điều trị (protocols), hướng dẫn về thủ thuật (procedures), tra cứu về thuốc (drugs) và xét nghiệm (tests), sơ đồ tiếp cận (approach algorithm). Giúp cải thiện tốc độ và độ chính xác trong chẩn đoán và điều trị.
Chuyên về công cụ hỗ trợ thực hành (tools), cập nhật phác đồ điều trị (protocols), hướng dẫn về thủ thuật (procedures), tra cứu về thuốc (drugs) và xét nghiệm (tests), sơ đồ tiếp cận (approach algorithm). Giúp cải thiện tốc độ và độ chính xác trong chẩn đoán và điều trị.
×

Kích vào đây để tải về

Chia sẻ

Dùng Camera điện thoại quét mã QR Code