ICU & ED
For Doctors and Nurses
Các rối loạn nhân cách và hành vi do bệnh lý não, tổn thương não và rối loạn chức năng não
Đăng nhập
TÌM KIẾM

Các rối loạn nhân cách và hành vi do bệnh lý não, tổn thương não và rối loạn chức năng não

Các hoạt động, ứng xử cơ bản của bệnh nhân bị thay đổi
 cập nhật: 10/6/2023
Chia sẻ
×

Chia sẻ

Dùng Camera điện thoại(người nhận) quét mã QR Code




GIỚI THIỆU
  • Biến đổi nhân cách và hành vi có thể là một rối loạn di chứng hoặc đồng thời xảy ra với bệnh não, tổn thương hoặc rối loạn chức năng não.
  • Khi có sự thay đổi về nhân cách có nghĩa là các hoạt động, ứng xử cơ bản của bệnh nhân bị thay đổi. Khi một sự thay đổi nhân cách thực sự xảy ra ở tuổi trưởng thành cần nghi ngờ có tổn thương não.

  • Các bệnh đặc biệt ảnh hưởng đến thùy trán hoặc các cấu trúc dưới vỏ có nhiều biểu hiện với sự thay đổi nhân cách nổi bật.
  • Chấn thương sọ não là một nguyên nhân phổ biến. 
  • Các khối u: thùy trước, như màng đệm và gliomas.
  • Các hội chứng sa sút trí tuệ tiến triển, đặc biệt là những triệu chứng thoái hóa, như hội chứng sa sút trí tuệ thiếu máu, AIDS, Huntington, thoái hóa chất trắng… 
  • Việc tiếp xúc với các chất độc, như chiếu xạ, cũng có thể tạo ra sự thay đổi nhân cách đáng kể

  • Các biến đổi đáng kể các mô hình hành vi quen thuộc đối với bệnh nhân trước khi bị bệnh. Sự thể hiện của cảm xúc, nhu cầu và xung động đặc biệt bị tổn thương.
  • Các chức năng nhận thức có thể bị thiếu sót phần lớn hoặc chỉ riêng trong lĩnh vực xây dựng kế hoạch cho các hoạt động của mình và không tiên đoán được những hậu quả cho các nhân và xã hội, như trong hội chứng gọi là thùy trán. Tuy nhiên ngày nay người ta biết rằng hội chứng này xuất hiện không chỉ với thùy trán mà còn với tổn thương các khu vực giới hạn khác của não. 
  • Về mặt hành vi, các triệu chứng chính liên quan đến trầm cảm, tăng tính bốc đồng, tăng tính hung hăng. Việc này có thể dẫn đến các hành vi lạm dụng chất, không tuân thủ nội quy, phạm pháp…
Các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, trắc nghiệm tâm lý giúp chẩn đoán nguyên nhân, phân biệt, theo dõi điều trị và tiên lượng bệnh.
Các xét nghiệm cơ bản
  • Xét nghiệm máu: huyết học, sinh hoá chức năng gan, thận, điện giải đồ, CPK, … 
  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Xét nghiệm tìm chất ma tuý
  • Xét nghiệm huyết thanh giang mai, HIV
  • Xét nghiệm dịch não tủy….
Chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng:
  • XQ tim phổi, siêu âm ổ bụng… 
  • Điện não đồ, điện tâm đồ, lưu huyết não, siêu âm doppler xuyên sọ… 
  • CT scanner, MRI sọ não… 
Các trắc nghiệm tâm lý:
  • Trắc nghiệm nhân cách: EPI, MMPI
  • Trắc nghiệm cảm xúc: lo âu (Zung, Ham- A,…), trầm cảm (Beck, Ham-D,...)
Tiêu chuẩn chẩn đoán các thể bệnh F07
  • G1. Phải có bằng chứng khách quan (từ khám thần kinh, xét nghiệm) và / hoặc có tiền sử bệnh não, tổn thương hoặc rối loạn chức năng não
  • G2. Không có ý thức u ám hoặc tổn thương trí nhớ nặng
  • G3. Không có đủ bằng chứng về một nguyên nhân gây bệnh khác của rối loạn hành vi hoặc nhân cách để có thể quyết định đặt trong mục F60-F69
- Rối loạn này được đặc trưng bởi các biến đổi đáng kể các mô hình hành vi quen thuộc đối với bệnh nhân trước khi bị bệnh. Sự thể hiện của cảm xúc, nhu cầu và xung động đặc biệt bị tổn thương.
- Việc chẩn đoán xác định phải có hai hoặc nhiều hơn các triệu chứng sau đây:
- Giảm rõ rệt khả năng duy trì các hoạt động có mục đích
- Rối loạn cảm xúc có đặc điểm là cảm xúc không ổn định, niềm vui nông cạn và không xác đáng (khoái cảm, bông đùa không thích hợp) dễ chuyển sang cáu kỉnh hoặc những cơn ngắn giận dữ và xâm phạm bùng nổ; trong một số trường hợp vô cảm có thể là nét nổi bật hơn.
- Thể hiện nhu cầu và xung động không xét đến hậu quả hoặc qui ước xã hội (bệnh nhân có thể tiến hành những hành vi gây rối xã hội như trộm cắp, khêu gợi tình dục không thích hợp hoặc tham ăn hoặc có thể biểu hiện xem thường vệ sinh cá nhân) 
- Các rối loạn nhận thức, dưới dạng đa nghi hoặc ý tưởng paranoid và/hoặc bận tâm quá đáng đến một chủ đề đơn độc thường là trừu tượng (ví dụ: tôn giáo, “đúng” và “sai”) 
- Suy giảm rõ rệt về tốc độ và dòng ngôn ngữ với những nét như tính chi ly, tính quá đại khái, tính lai nhai và hay ghi chép. 
- Rối loạn hành vi tình dục (thiểu năng tình dục hoặc biến đổi trong ưa chuộng tình dục). Bao gồm:
  • Hội chứng thùy trán 
  • Hội chứng nhân cách động kinh thể viền
  • Hội chứng phẫu thuật mở thùy (lobotomy)
  • Nhân cách giả nhân cách bệnh thực tổn
  • Nhân cách giả chậm phát triển thực tổn
  • Hội chứng sau thủ thuật cắt chất trắng
  • Hội chứng bao gồm sự biến đổi hành vi di chứng sau hồi phục khỏi bệnh viêm não do virut hoặc do vi khuẩn. Các triệu chứng đều không đặc hiệu và thay đổi tùy theo từng người, tùy tác nhân nhiễm khuẩn và nhất là tùy độ tuổi của người bệnh ở thời điểm nhiễm khuẩn.
  • Sự khác biệt chính giữa rối loạn này với rối loạn nhân cách thực tổn là nó thường có khả năng hồi phục.
  • Những biểu hiện có thể bao gồm khó ở toàn thân, vô cảm hoặc cáu kỉnh, giảm sút phần nào chức năng nhận thức (khó khăn trong học tập) ngủ kém, ăn kém, thay đổi trong hoạt động tình dục và năng lực phán đoán xã hội. Có thể có nhiều rối loạn chức năng thần kinh di chứng như liệt, điếc, vong ngôn, vong hành cấu trúc và mất khả năng tính toán.
- Hội chứng xảy ra sau chấn thương ở đầu (mức độ trầm trọng đủ gây trạng thái mất ý thức) và một số triệu chứng tản mạn như: 
- Đau đầu, choáng váng (thường chưa có những nét của chóng mặt thực sự),
- Mệt mỏi, dễ cáu kỉnh, khó tập trung tư tưởng và khó thực hiện hoạt động trí não, suy giảm trí nhớ, mất ngủ
- Mất ngủ
- Giảm khả năng dung nạp với rượu 
- Sự giảm chịu đựng đối với stress, kích thích cảm xúc
- Các cảm xúc trầm cảm hoặc lo âu hậu quả của sự mất tự tin và sợ tổn thương não vĩnh viễn.
- Ít nhất phải có 3 trong các nét đã mô tả ở trên để chẩn đoán xác định 
- Những cảm xúc như vậy làm tăng thêm các triệu chứng nguyên ủy và tạo nên vòng luẩn quẩn bệnh lý. Một số người trở nên nghi bệnh, luôn tìm kiếm chẩn đoán và chữa bệnh và có thể đóng vai trò bị bệnh vĩnh viễn.
- Đánh giá thận trọng với những kỹ thuật xét nghiệm (ghi điện não, điện thế kích thích thân não, hình ảnh não, ghi rung giật nhãn cầu) có thể đưa ra những bằng chứng khách quan chứng minh cho các triệu chứng nhưng những kết quả này thường là âm tính. Những lời than phiền của bệnh nhân không nhất thiết phải kết hợp với đòi hỏi được bồi thường. Bao gồm:
  • Hội chứng sau đụng dập não (bệnh não)
  • Hội chứng sau chấn thương, không loạn thần
- Bệnh não, tổn thương não hoặc rối loạn chức năng não có thể gây ra một loạt các rối loạn về nhận thức, cảm xúc, nhân cách và hành vi nhưng không phải tất cả các bệnh lý ấy đều có thể sắp xếp theo các mục trên. Tuy nhiên vì các quy ước về đặc điểm bệnh học của các hội chứng có thể xếp trong phần này là không chắc chắn, chúng phải được ghi mã “khác”.

Cũng được ghi mã ở đây: 
  • Bất cứ hội chứng nào khác biệt định nhưng đoán chừng là biến đổi nhân cách hay hành vi do bệnh não, tổn thương não hoặc rối loạn chức năng não khác với những hội chứng được ghi ở F07.0-F07.2; và
  • Các trạng thái bệnh có tật chứng về nhận thức nhẹ nhưng còn chưa tới mức sa sút trí tuệ trong các rối loạn tâm thần tiến triển như bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson,…Chẩn đoán phải được thay đổi khi có đầy đủ tiêu chuẩn của sa sút trí tuệ. 
Rối loạn hành vi và nhân cách thực tổn không biệt định do bệnh não, tổn thương não hoặc rối loạn chức năng não(F07.9.)
  • Bao gồm: Hội chứng tâm thần thực tổn

  • Điều trị nguyên nhân gây nên rối loạn tâm thần là chính, đó là các rối loạn tại não hoặc ảnh hưởng tới não gây rối loạn. 
  • Một số rối loạn có thể hồi phục như sau viêm não, sau chấn động não vi vậy chăm sóc và theo dõi đóng vai trò quan trọng
  • Các rối loạn nhân cách và hành vi là các di chứng thực tổn vì vậy kết hợp quản lý và giáo dục bệnh nhân.
Điều trị các hội chứng nhân cách thứ phát trước tiên là hướng tới việc điều chỉnh nguyên nhân bên dưới.

1. Một số thuốc chỉnh khí sắc giúp kiểm soát khả năng cảm xúc và xung động: 
  • Muối valproat 200mg - 2500mg/ ngày
  • Muối divalproex 750mg/ngày - 60mg/kg/ngày
  • Carbamazepin 100 - 1600mg/ngày
  • Oxcarbazepin 300 - 2400mg/ngày
  • Lamotrigin 100 - 300mg/ngày
  • Levetiracetam 500 - 1500mg/ngày
2. Một số thuốc an thần kinh: Lựa chọn một, hai hoặc ba thuốc trong các thuốc sau:
  • Risperidon 1mg - 12mg/ngày
  • Quetiapin 50mg - 800mg/ngày
  • Olanzapin 5mg - 30mg/ ngày
  • Clozapin 25 - 300mg/ngày
  • Aripiprazol 10 - 30mg/ngày
  • Haloperidol 0,5 mg - 20mg/ngày
3. Một số thuốc chống trầm cảm: Lựa chọn một, hai hoặc ba thuốc trong các thuốc sau:
  • Amitriptylin 25 - 150mg/ngày
  • Sertralin 50mg - 200mg/ngày
  • Citalopram 10mg - 40 mg/ngày
  • Escitalopram 10 - 20mg/ngày
  • Fluvoxamin 100mg - 200mg/ngày
  • Paroxetin 20mg - 50mg/ngày
  • Fluoxetin 10 - 60mg/ngày
  • Venlafaxin 75 mg - 375mg/ngày
  • Mirtazapin 15mg - 45mg/ngày
4. Phối hợp với thuốc giải lo âu (tuỳ từng trường hợp)
  • Diazepam 5 - 20mg/ngày
  • Bromazepam 2 - 6mg/ngày
  • Zopiclon, zopidem, zaleplon,… 
5. Các thuốc đối kháng thụ thể β-adrenergic như propranolol, cũng có hiệu quả.
  • Propranolol 10 - 80mg/ngày
6. Các thuốc tăng cường chức năng nhận thức: 
  • Donepezil 5mg - 23mg/ngày
  • Rivastigmin 1,5mg - 12mg/ngày (dạng uống hoặc miếng dán)
  • Galantamin 8mg - 24mg/ngày
7. Thuốc dinh dưỡng thần kinh, thuốc tăng cường chuyển hóa, tuần hoàn não:
  • Cerebrolysin 10ml - 20ml/ngày trong giai đoạn cấp
  • Ginkgo biloba 80mg - 120mg/ngày
  • Piracetam 400mg - 1200mg/ngày
  • Citicolin 100mg - 1000mg/ngày
  • Cholin alfoscerate 200mg - 800mg/ngày
  • Vinpocetin 5mg - 100mg/ngày
8. Thuốc hỗ trợ chức năng gan: 
  • Aminoleban, silymarin, boganic, các amin phân nhánh khác… 
9. Bổ sung:
  • Dinh dưỡng, vtamin, khoáng chất, nuôi dưỡng, dịch truyền …
- Liệu pháp tâm lý trực tiếp:
  • Liệu pháp gia đình, liệu pháp tâm lý cá nhân …
- Liệu pháp tâm lý gián tiếp:
  • Đảm bảo môi trường an toàn với bệnh nhân và mọi người xung quanh
  • Môi trường yên tĩnh, tránh các kích thích xung quanh
  • Vệ sinh giấc ngủ
  • Giáo dục gia đình về chăm sóc, nuôi dưỡng bệnh nhân…
  • Điều trị các bệnh lý cơ thể kèm theo, hỗ trợ các hoạt động hằng ngày kể cả tắm rửa, vệ sinh cá nhân… tránh các biến chứng do nằm lâu và nâng cao chất lượng sống người bệnh.

  • Các triệu chứng rối loạn nhân cách và hành vi thường là di chứng của các nguyên nhân thực thể do đó diễn biến thường kéo dài, khó khăn điều trị. 
  • Bệnh nhân kết hợp nhiều bệnh cơ thể, hoặc các bệnh cơ thể, tổn thương não nặng thì tiên lượng nặng nề hơn nhất về chăm sóc.
  • Các biến chứng liên quan đến bệnh lý nền như: nhiễm khuẩn, chấn thương...cần được theo dõi, kiểm soát.
  • Các rối loạn về nhân cách và hành vi gây các cơn xung động hằn học, dập phá, đánh người... gây hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy chăm sóc cần chú ý quản lý các hành vi này

  • Rối loạn tâm thần thực tổn nguyên nhân chủ yếu do bệnh lý tại não và ngoài não, vì vậy cần nâng cao thể trạng cơ thể bằng tập luyện thể thao, dinh dưỡng, có chế độ sinh hoạt, vệ sinh trong lao động hợp lý.
  • Dự phòng và điều trị sớm các rối loạn về não. Tiên lượng sớm các rối loạn nhân cách, hành vi để kịp thời can thiệp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
  1. Quyết định số 2058/QĐ-BYT Ngày 14 tháng 05 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y Tế về: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số rối loạn tâm thần thường gặp
TÀI LIỆU THAM KHẢO
  1. Quyết định số 2058/QĐ-BYT Ngày 14 tháng 05 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y Tế về: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số rối loạn tâm thần thường gặp
 5 lượt sử dụng

DANH MỤC


ICU & ED chuyển đổi số !

Chuyên về công cụ hỗ trợ thực hành (tools), cập nhật phác đồ điều trị (protocols), hướng dẫn về thủ thuật (procedures), tra cứu về thuốc (drugs) và xét nghiệm (tests), sơ đồ tiếp cận (approach algorithm). Giúp cải thiện tốc độ và độ chính xác trong chẩn đoán và điều trị.
Chuyên về công cụ hỗ trợ thực hành (tools), cập nhật phác đồ điều trị (protocols), hướng dẫn về thủ thuật (procedures), tra cứu về thuốc (drugs) và xét nghiệm (tests), sơ đồ tiếp cận (approach algorithm). Giúp cải thiện tốc độ và độ chính xác trong chẩn đoán và điều trị.
×

Kích vào đây để tải về

Chia sẻ

Dùng Camera điện thoại quét mã QR Code