ICU & ED
For Doctors and Nurses
Rối loạn tâm thần do rượu
Đăng nhập
TÌM KIẾM

Rối loạn tâm thần do rượu

Là hậu quả tác động trực tiếp, kéo dài của rượu lên não
 cập nhật: 11/6/2023
Chia sẻ
×

Chia sẻ

Dùng Camera điện thoại(người nhận) quét mã QR Code




GIỚI THIỆU
  • Rượu là chất tác động tâm thần, rối loạn tâm thần do rượu là nhóm các rối loạn phức tạp, đa dạng phát sinh và phát triển có liên quan chặt chẽ đến nghiện rượu
  • Rối loạn loạn thần do rượu là hậu quả tác động trực tiếp, kéo dài của rượu lên não.

  • Một số yếu tố thuận lợi cho nghiện rượu: tuổi; các nhân tố văn hóa xã hội; di truyền

  • Nghiện rượu: Theo ICD 10 (1992), chẩn đoán nghiện rượu khi có từ 3 trở lên các biểu hiện sau đây xảy ra cùng nhau trong vòng ít nhất 1 tháng hoặc nếu tồn tại trong khoảng thời gian ngắn hơn 1 tháng, thì cần lặp đi lặp lại cùng nhau trong khoảng thời gian 12 tháng:Thèm muốn mạnh mẽ hoặc cảm thấy buộc phải sử dụng rượu; Khó khăn trong việc kiểm soát tập tính sử dụng rượu về mặt thời gian bắt đầu, kết thúc hoặc mức sử dụng; Một trạng thái cai sinh lý khi ngừng hay giảm bớt sử dụng rượu; Có bằng chứng về hiện tượng tăng dung nạp (chịu đựng) rượu như: cần phải tăng liều để loại bỏ những cảm giác khó chịu do thiếu rượu gây ra; Dần xao nhãng các thú vui hoặc những thích thú trước đây; Tiếp tục sử dụng rượu mặc dù có bằng chứng rõ ràng về hậu quả tai hại.
  • Hội chứng cai: là biểu hiện đặc trưng của nghiện, hội chứng này xuất hiện khi ngừng hoặc giảm đột ngột lượng rượu tiêu thụ. Ba trong các dấu hiệu sau phải có mặt:
  • Run: lưỡi, mi mắt và khi duỗi tay; vã mồ hôi; buồn nôn, hoặc nôn ọe; nhịp tim nhanh hoặc tăng huyết áp; kích động tâm thần vận động; đau đầu; mất ngủ; cảm giác khó ở hoặc mệt mỏi; các ảo tưởng ảo giác về thính giác, thị giác hoặc xúc giác nhất thời; động kinh cơn lớn. Hội chứng cai rượu kéo dài từ vài giờ đến nhiều ngày tùy mức độ nghiện rượu.
Loạn thần do rượu là trạng thái loạn thần liên quan chặt chẽ tới quá trình sử dụng rượu, biểu hiện bằng rối loạn cảm xúc, hành vi, hoang tưởng, ảo giác… Các biểu hiện rối loạn tâm thần thường mất đi sau 1-6 tháng ngừng sử dụng rượu.
Sảng rượu là một trạng thái loạn thần cấp tính và trầm trọng, thường xuất hiện ở người nghiện rượu mạn tính, khi cơ thể bị suy yếu hay vì một bệnh lý nào đó (nhiễm khuẩn, chấn thương…). Sảng rượu cũng có thể xuất hiện sau khi cai rượu tương đối, tuyệt đối hoặc sau khi sử dụng số lượng lớn.

1. Lâm sàng:
a. Giai đoạn khởi phát:
  • Sảng rượu có thể khởi phát cấp tính hay từ từ. Trong giai đoạn này chủ yếu mệt mỏi, chán ăn, rối loạn giấc ngủ, rối loạn thần kinh thực vật.
  • Thay đổi cảm xúc: hoảng hốt, lo âu. Bệnh tiến triển nặng dần, nhất là về chiều tối, có thể có ảo tưởng thị giác, hồi ức…
b. Giai đoạn toàn phát:
  • Ý thức mê sảng hoặc lú lẫn; Các ảo tưởng và ảo giác sinh động, triệu chứng run nặng. Thường có hoang tưởng, kích động, mất ngủ…
  • Rối loạn năng lực định hướng thời gian và không gian, định hướng xung quanh có thể lệch lạc. Mức độ mù mờ ý thức thường nặng lên về chiều tối.
  • Các ảo giác như: ảo thị, ảo thanh, ảo giác xúc giác… 
  • Hoang tưởng cũng rất thường gặp và thường là các hoang tưởng cảm thụ.
  • Có thể có kích động, rối loạn giấc ngủ… 
  • Các rối loạn toàn thân rõ rệt: run chân tay; run lưỡi; vã mồ hôi, sốt nhẹ…
  • Các triệu chứng kéo dài thường không quá 1 tuần. 
2. Chẩn đoán phân biệt.
  • Mê sảng không do rượu; sa sút trí tuệ; tâm thần phân liệt.
  • Ảo giác do rượu là trạng thái loạn thần do rượu. Thường gặp ở người nghiện rượu mạn tính.
  • Lâm sàng: khởi phát cấp tính hay từ từ, có thể kèm hoang tưởng. ảo thính; ảo thị; ảo giác xúc giác.
  • Hoang tưởng ghen tuông: Phát triển trên cơ sở nghiện rượu mạn tính.
  • Lúc đầu hoang tưởng ghen tuông chỉ xuất hiện trong trạng thái say, về sau trở thành thường xuyên và có nội dung vô lý.
  • Hoang tưởng ghen tuông có thể kèm theo các ý tưởng bị theo dõi, bị đầu độc.
  • Hoang tưởng bị hại:Có thể cùng xuất hiện với hoang tưởng bị theo dõi hoặc hoang tưởng ghen tuông… 
Chẩn đoán xác định loạn thần do rượu với hoang tưởng/ảo giác chiếm ưu thế: 
  • Trạng thái loạn thần xuất hiện trong khi hoặc ngay sau sử dụng rượu (thường trong vòng 48 giờ). Các ảo giác, hoang tưởng chiếm vị trí hàng đầu.
  • Không chẩn đoán khi có ngộ độc hoặc cai rượu phối hợp; sử dụng chất gây ảo giác.
  • Không chẩn đoán khi: ảo giác, hoang tưởng có trước khi lạm dụng rượu hoặc những giai đoạn tái diễn không liên quan đến rượu.
Chẩn đoán phân biệt hoang tưởng/ảo giác do rượu:
  • Tâm thần phân liệt; sảng rượu (sảng run)
Lâm sàng:
  • Bệnh cảnh thường không điển hình, giảm khí sắc ít gặp, khí sắc không ổn định, buồn bực, cáu kỉnh, công kích, mệt mỏi, mất sinh lực, mất quan tâm thích thú, giảm hoạt động.
  • Mất ngủ và ác mộng cũng là triệu chứng rất thường gặp
Tiêu chuẩn chẩn đoán:
  • Khởi phát các triệu chứng trầm cảm xảy ra trong vòng hai tuần có sử dụng rượu. 
  • Các triệu chứng trầm cảm tồn tại hơn 48 tiếng, không vượt quá 6 tháng. 
Chẩn đoán phân biệt: 
  • Trầm cảm có trước khi lạm dụng hoặc nghiện rượu.
  • Lâm sàng: Đây là một trong các thể bệnh não thực tổn mạn tính do rượu.Bệnh loạn thần Korsakov xảy ra trong giai đoạn muộn của nghiện rượu.
  • Chẩn đoán phân biệt: hội chứng quên thực tổn không do rượu, hội chứng thực tổn khác dẫn đến suy giảm trí nhớ rõ rệt, rối loạn trầm cảm.
  • Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi: trước và sau điều trị.
  • Sinh hoá máu: Glucose, ure, creatinin, acid uric; CK (trước và sau điều trị, nếu bất thường xét nghiệm hàng ngày trong tuần đầu); điện giải đồ (trước và sau điều trị, xét nghiệm hàng ngày trong tuần đầu điều trị nếu có bất thường); GOT, GPT (đánh giá trước điều trị và sau 1 tuần và 2 tuần điều trị), GGT, protein, albumin, bilirubin TP và TT, lipid máu (cholesterol, triglicerid, LDL, HDL).
  • Đông máu cơ bản, tổng phân tích nước tiểu
  • Định lượng nồng độ cồn trong máu, trong hơi thở.
  • Vi sinh: HIV, HbsAg, Anti HCV, huyết thanh chẩn đoán giang mai.
  • XQ tim phổi; siêu âm ổ bụng; nội soi dạ dày…
  • Trắc nghiệm tâm lý: thực hiện trước và sau điều trị.
  • Mức độ trầm cảm (HDRS, Beck); mức độ lo âu (HARS, Zung); mức độ rối loạn sử dụng rượu (AUDIT); mức độ cai rượu (CIWA); đặc điểm nhân cách (EPI, MMPI); mức độ rối loạn giấc ngủ (PSQI); ngoài ra có thể thực hiện các trắc nghiệm đánh giá rối loạn nhận thức (MMSE), rối loạn stress-lo âu-trầm cảm (DASS)…
  • Điện tâm đồ; điện não đồ, lưu huyết não, CT, MRI…. 
  • Các xét nghiệm cận lâm sàng nếu có bất thường cần kiểm tra hàng ngày.

  • Điều trị tích cực toàn diện và lâu dài
  • Điều trị kết hợp bằng hóa dược và tâm lý, phục hồi chức năng tại cộng đồng:
Điều trị bằng hóa dược:
  • Hội chứng cai rượu (bù nước và điện giải, vitamin nhóm B liều cao, thuốc bình thần, an thần kinh)
  • Loạn thần do rượu (thuốc an thần kinh, bình thần, bù nước và điện giải, vitamin nhóm B liều cao)
  • Trầm cảm do rượu (thuốc chống trầm cảm, bù nước và điện giải, vitamin nhóm B liều cao) 
Liệu pháp tâm lý:
  • Liệu pháp tâm lý cá nhân, gia đình
  • Liệu pháp nhận thức hành vi
Phục hồi chức năng tại cộng đồng:
  • Liệu pháp tái thích ứng xã hội
Điều trị các bệnh lý cơ thể đi kèm: (bệnh lý gan, dạ dày, hô hấp…)
  • Giải độc và điều trị hội chứng cai bằng thuốc
  • Tạo phản xạ ghét sợ rượu bằng thuốc và/hoặc điều trị chống tái sử dụng rượu
  • Chống loạn thần đối loạn thần do rượu với hoang tưởng, ảo giác
  • Chống trầm cảm đối với rối loạn trầm cảm do rượu.
  • Thuốc bảo vệ tế bào gan: aminoleban, silymarin, boganic…
  • Thuốc tăng cường và nuôi dưỡng não: piracetam, ginkgo giloba, cholin alfoscerate, vinpocetin…
Người bệnh cần phải nhập viện điều trị nội trú.

Điều trị hội chứng cai bằng các thuốc bình thần: benzodiazepin (10-30mg/ngày) dùng đường uống hoặc tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch, bổ sung thuốc chống loạn thần nếu có hoang tưởng, ảo giác, rối loạn hành vi….

Các thuốc chống loạn thần: chọn một hoặc hai hoặc ba thuốc trong số các thuốc sau (ưu tiên đơn trị liệu, nếu ít hiệu quả xem xét chuyển loại thuốc hoặc kết hợp tối đa 3 loại thuốc để hạn chế tác dụng không mong muốn).

Thuốc an thần kinh điển hình (cổ điển):
  • Haloperidol: viên 1,5mg, viên 5 mg, ống 5mg, liều 5-30mg/24 giờ
Các thuốc an thần kinh không điển hình (mới):
  • Risperidon: viên 1mg, 2mg, liều 1-12mg/24 giờ.
  • Olanzapin: viên 5mg, 10mg, liều 5-60mg/24 giờ
  • Quetiapin 50mg, 200mg, 300mg, liều 600-800 mg/ ngày
  • Clozapin: viên 25mg, 100mg, liều 50-800mg/24 giờ
  • Aripiprazol 5mg, 10 mg, 15mg, 30mg, liều 10-30 mg/ngày,
Bồi phụ nước và điện giải: dung dịch ringer lactat, natriclorua 0,9%, glucose 5% số lượng 2-4 lít/ngày đường truyền tĩnh mạch, có thể bù dịch đường uống bằng oresol.

Bổ sung vitamin nhóm B (B1, B6, B12) đặc biệt là vitamin B1 liều cao 1 g/ngày nên dùng đường tiêm.
  • Thuốc hỗ trợ chức năng gan: aminoleban, silymarin, boganic, các amin phân nhánh khác…
  • Bổ sung dinh dưỡng, nuôi dưỡng đường tĩnh mạch
  • Thuốc dinh dưỡng thần kinh:
  • Thuốc tăng cường chức năng nhận thức:
  • Điều trị các rối loạn cơ thể kèm theo.
  • Liệu pháp tâm lý
  • Vận động trị liệu, hoạt động trị liệu… 
Giai đoạn tiếp theo có thể cho điều trị ngoại trú disulfiram 125-250 mg/ngày, naltrexol 25-50mg/ngày…
  • Diazepam10-30mg/ngày dùng đường uống hoặc tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch
Các thuốc chống loạn thần: chọn một hoặc hai hoặc ba thuốc trong số các thuốc sau (ưu tiên đơn trị liệu, nếu ít hiệu quả xem xét chuyển loại thuốc hoặc kết hợp tối đa 3 loại thuốc để hạn chế tác dụng không mong muốn)

Thuốc an thần kinh điển hình (cổ điển):
  • Haloperidol: viên 1,5 mg, viên 5 mg, ống 5 mg, liều 5-30 mg/24 giờ
Các thuốc an thần kinh không điển hình (mới):
  • Risperidon: viên 1 mg, 2 mg, liều 1 - 12 mg/24 giờ.
  • Olanzapin: viên 5 mg, 10 mg, liều 5 - 60 mg/24 giờ
  • Clozapin: viên 25 mg, 100 mg, liều 50 - 800 mg/24 giờ
  • Quetiapin: viên 50 mg, 200 mg, 300 mg, liều 600 - 800 mg/ngày
  • Aripiprazol: viên 5 mg, 10 mg, 15 mg, 30 mg, liều 10 - 30 mg/ngày,
Bù đủ nước và điện giải: dung dịch ringer lactat, natriclorua 0,9%, glucose 5% số lượng 2 - 4 lít/ngày đường truyền tĩnh mạch hoặc bù đường uống bằng oresol.

Bổ sung vitamin nhóm B (B1, B6, B12) đặc biệt là vitamin B1 liều cao 1 g/ngày nên dùng đường tiêm.
  • Thuốc bảo vệ tế bào gan: Aminoleban, Silymarin, Boganic, các amin phân nhánh khác…
  • Bổ sung dinh dưỡng, nuôi dưỡng đường tĩnh mạch
  • Thuốc dinh dưỡng thần kinh
  • Thuốc tăng cường chức năng nhận thức
  • Điều trị các bệnh lý cơ thể kèm theo
  • Trường hợp sảng nặng cần phải tiến hành các biện pháp hồi sức tích cực hoặc chuyển khoa điều trị hồi sức tích cực.
  • Liệu pháp tâm lý
  • Vận động trị liệu, hoạt động trị liệu …
Các thuốc chống loạn thần: chọn một hoặc hai hoặc ba thuốc trong số các thuốc sau (ưu tiên đơn trị liệu, nếu ít hiệu quả xem xét chuyển loại thuốc hoặc kết hợp tối đa 3 loại thuốc để hạn chế tác dụng không mong muốn)

Thuốc an thần kinh điển hình (cổ điển):
  • Haloperidol: viên 1,5mg, viên 5 mg, ống 5mg, liều 5-30mg/24 giờ
  • Chlorpromazin: viên 25mg, ống 25mg, liều 50-250mg/24 giờ
  • Levomepromazin: viên 25mg, liều 25-500mg/24 giờ.
  • Thioridazin: viên 50mg, liều 100-300mg/24 giờ
Các thuốc an thần kinh không điển hình (mới):
  • Risperidon: viên 1mg, 2 mg, liều 1-12mg/24 giờ
  • Olanzapin: viên 5 mg, 10 mg, liều 5-60mg/24 giờ
  • Amisulprid: viên 50mg, 200mg, 400mg, liều 200-800mg/24giờ
  • Clozapin: viên 25mg, 100mg, liều 50-800mg/24 giờ
  • Quetiapin: viên 50mg, 200mg, 300mg, liều 600-800 mg/ ngày
  • Aripiprazol: viên 5mg, 10 mg, 15mg, 30mg, liều 10-30 mg/ngày
Thuốc giải lo âu: lựa chọn một trong số các thuốc sau: 
  • benzodiazepin 5- 30mg/ngày, lorazepam, bromazepam….
Thuốc giải lo âu non-benzodiazepin: lựa chọn một trong số các thuốc sau: 
  • etifoxine 50-200mg/ngày, cao lạc tiên. 
Bù đủ nước và điện giải: dung dịch ringer lactat, natriclorua 0,9%, glucose 5% số lượng 1-3 lít/ngày đường truyền tĩnh mạch hoặc bù đường uống bằng oresol.

Bổ sung vitamin nhóm B (B1, B6, B12) đặc biệt là vitamin b1 liều cao 1 g/ngày nên dùng đường tiêm. 
  • Thuốc bảo vệ tế bào gan: aminoleban, silymarin, boganic, các amin phân nhánh khác…
  • Bổ sung dinh dưỡng, nuôi dưỡng đường tĩnh mạch
  • Thuốc dinh dưỡng thần kinh
  • Thuốc tăng cường chức năng nhận thức
  • Một số thuốc điều trị rối loạn giấc ngủ: lựa chọn một trong số các thuốc sau: zopiclon 3,75-15mg/ngày, melatonin…
  • Liệu pháp tâm lý, vận động trị liệu, hoạt động trị liệu..
  • Kết hợp các biện pháp hóa dược, tâm lý và xã hội để không tái sử dụng rượu. Có thể phối hợp: Disulfiram 125-250 mg/ ngày, Naltrexol 25-50mg/ngày
Các thuốc chống trầm cảm: chọn một hoặc hai hoặc ba thuốc trong số các thuốc sau (ưu tiên đơn trị liệu, nếu ít hiệu quả xem xét chuyển loại thuốc hoặc kết hợp tối đa 3 loại thuốc để hạn chế tác dụng không mong muốn)
Thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin:
  • Fluoxetin 20mg, liều 10-40 mg/ngày
  • Paroxetin 20mg, liều 20-60mg/ngày
  • Sertralin 50mg, liều 50-200mg/ngày
  • Fluvoxamin 100mg, liều 100-300mg/ngày
  • Escitalopram 10/20 mg, liều 10-20mg/ngày
  • Citalopram, liều 10-60mg/ngày
Thuốc tác động kép:
  • Venlafaxin 37,5mg, liều 75-225mg/ngày
  • Mirtazapin 30mg, liều 30-60mg/ngày
Các thuốc chống trầm cảm 3 vòng:
  • Amitriptylin 25mg, liều 50-100mg/ngày
  • Clomipramin 25mg, liều 50-75mg/ngày
  • Imipramin, liều 10-150mg/ngày
Các loại chống trầm cảm khác:
  • Tianeptin, liều từ 12,5 -50mg/ngày
Phối hợp với các nhóm thuốc chống loạn thần, giải lo âu nhóm benzodiazepin hoặc Non-benzodiazepin trong những trường hợp cần thiết.
  • Bù đủ nước và điện giải: dung dịch ringer lactat, natriclorua 0,9%, glucose 5% số lượng 1-3 lít/ngày đường truyền tĩnh mạch hoặc bù đường uống bằng oresol.
  • Bổ sung vitamin nhóm B (B1, B6, B12) đặc biệt là vitamin B1 liều cao 1 g/ngày nên dùng đường tiêm.
  • Thuốc bảo vệ tế bào gan: aminoleban, silymarin, boganic, các amin phân nhánh khác…
  • Bổ sung dinh dưỡng, nuôi dưỡng đường tĩnh mạch
  • Thuốc dinh dưỡng thần kinh
  • Thuốc tăng cường chức năng nhận thức
  • Liệu pháp tâm lý: Liệu pháp cá nhân, liệu pháp gia đình, liệu pháp tạo động lực, liệu pháp nhận thức hành vi.
  • Phục hồi chức năng tại cộng đồng: liệu pháp tái thích ứng xã hội (vận động trị liệu, hoạt động trị liệu, tạo công ăn việc làm cho người bệnh…)
  • Chế độ dinh dưỡng: Trong trường hợp bệnh nhân không ăn được thì bù bằng truyền dịch Bệnh nhân ăn bằng đường miệng: thức ăn giàu chất dinh dưỡng, dễ tiêu hóa, đầy đủ 4 nhóm 
  • Điều trị bệnh lý kết hợp.

  • Nghiện rượu là một bệnh lý tiến triển mạn tính, cần điều trị lâu dài và có sự phối hợp của gia đình, nhiều cơ quan, đoàn thể, cộng đồng.
  • Nghiện rượu thường dẫn đến các biến đổi về tính cách, có thể dẫn đến các rối loạn tâm thần và gây nhiều hậu quả về các bệnh cơ thể.

  • Phổ biến rộng rãi trong cộng đồng tác hại của rượu với cơ thể, tâm thần và xã hội.
  • Có quy định chặt chẽ trong việc sản xuất, phân phối và sử dụng rượu.
  • Chú trọng đến các đối tượng: gia đình có người nghiện rượu, khủng hoảng trong cuộc sống, người bệnh tâm thần…
  • Điều trị tích cực cho các đối tượng lạm dụng rượu, nghiện rượu; dự phòng tái nghiện.
  • Điều trị các rối loạn cơ thể, tăng cường vitamin nhóm B.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
  1. Quyết định số 2058/QĐ-BYT Ngày 14 tháng 05 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y Tế về: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số rối loạn tâm thần thường gặp
TÀI LIỆU THAM KHẢO
  1. Quyết định số 2058/QĐ-BYT Ngày 14 tháng 05 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y Tế về: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số rối loạn tâm thần thường gặp
 76 lượt sử dụng

DANH MỤC


ICU & ED chuyển đổi số !

Chuyên về công cụ hỗ trợ thực hành (tools), cập nhật phác đồ điều trị (protocols), hướng dẫn về thủ thuật (procedures), tra cứu về thuốc (drugs) và xét nghiệm (tests), sơ đồ tiếp cận (approach algorithm). Giúp cải thiện tốc độ và độ chính xác trong chẩn đoán và điều trị.
Chuyên về công cụ hỗ trợ thực hành (tools), cập nhật phác đồ điều trị (protocols), hướng dẫn về thủ thuật (procedures), tra cứu về thuốc (drugs) và xét nghiệm (tests), sơ đồ tiếp cận (approach algorithm). Giúp cải thiện tốc độ và độ chính xác trong chẩn đoán và điều trị.
×

Kích vào đây để tải về

Chia sẻ

Dùng Camera điện thoại quét mã QR Code