ICU & ED
For Doctors and Nurses
Rối loạn phân liệt cảm xúc
Đăng nhập
TÌM KIẾM

Rối loạn phân liệt cảm xúc

Có các triệu chứng cảm xúc (hưng cảm, trầm cảm) và triệu chứng phân liệt xuất hiện rõ rệt
 cập nhật: 13/6/2023
Chia sẻ
×

Chia sẻ



GIỚI THIỆU
Rối loạn phân liệt cảm xúc là rối loạn có các triệu chứng cảm xúc (hưng cảm, trầm cảm) và triệu chứng phân liệt xuất hiện rõ rệt, đồng thời hoặc cách nhau vài ngày trong cùng một giai đoạn. Bệnh diễn biến thành từng đợt, giữa các đợt bệnh thuyên giảm, có khuynh hướng mạn tính.

Cho đến nay bệnh nguyên, bệnh sinh của rối loạn phân liệt cảm xúc vẫn chưa được xác định rõ ràng. Rối loạn phân liệt cảm xúc vẫn được xếp vào nhóm các bệnh nội sinh trong đó có vai trò của rất nhiều yếu tố: di truyền, miễn dịch, nhiễm độc…

Rối loạn phân liệt cảm xúc đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn đối với rối loạn cảm xúc (F30, F31, F32) mức độ trung bình hoặc nặng.

Các triệu chứng của ít nhất một trong các nhóm được liệt kê dưới đây biểu hiện rõ trong ít nhất 2 tuần:
  1. Tư duy vang thành tiếng, tư duy bị áp đặt hoặc bị đánh cắp, bị phát thanh. 
  2. Hoang tưởng bị kiểm tra, bị chi phối, bị động.
  3. Ảo thanh bàn luận, bình luận về bệnh nhân hoặc các ảo thanh xuất phát từ các cơ quan bộ phận của cơ thể.
  4. Các loại hoang tưởng dai dẳng khác không thích hợp về mặt văn hóa hoặc hoàn toàn không có được. 
  5. Ngôn ngữ không thích hợp hoặc không liên quan, hoặc thường sử dụng ngôn ngữ bịa đặt.
  6. Có sự biểu hiện thường xuyên hoặc gián đoạn của một số dạng của hành vi căng trương lực: Giữ nguyên dáng, uốn sáp, phủ định.
Các triệu chứng này không thể gắn cho các rối loạn tâm thần thực tổn, hoặc liên quan đến các chất tác động tâm thần.
Rối loạn phân liệt cảm xúc, loại hưng cảm.
A. Các tiêu chuẩn chung đối với rối loạn phân liệt cảm xúc được đáp ứng
B. Các tiêu chuẩn đối với một rối loạn hưng cảm (F30.1 hoặc F31.1) được đáp ứng
Rối loạn phân liệt cảm xúc, loại trầm cảm
A. Các tiêu chuẩn chung đối với rối loạn phân liệt cảm xúc được đáp ứng
B. Các tiêu chuẩn đối với một rối loạn trầm cảm ít nhất ở mức độ trung bình hoặc nặng (F31.3, F31.4, F32.1 hoặc F32.2) được đáp ứng
Rối loạn phân liệt cảm xúc, loại hỗn hợp.
A. Các tiêu chuẩn chung đối với rối loạn phân liệt cảm xúc được đáp ứng
B. Các tiêu chuẩn đối với rối loạn cảm xúc lưỡng cực hỗn hợp (F31.6) được đáp ứng.
Rối loạn phân liệt cảm xúc khác, rối loạn phân liệt cảm xúc, không biệt định
  • Tâm thần phân liệt: bệnh nhân có các triệu chứng loạn thần như hoang tưởng, ảo giác đặc trưng của tâm thần phân liệt, tuy nhiên không có các triệu chứng cảm xúc (trầm cảm, hưng cảm) điển hình xuất hiện đồng thời.
  • Rối loạn cảm xúc lưỡng cực có triệu chứng loạn thần: bệnh nhân có các triệu chứng cảm xúc (trầm cảm, hưng cảm) điển hình, tuy nhiên không có các triệu chứng loạn thần (hoang tưởng, ảo giác) điển hình của tâm thần phân liệt.
Cận lâm sàng giúp chẩn đoán, theo dõi điều trị và tiên lượng bệnh.
1.Các xét nghiệm cơ bản
  • Xét nghiệm máu: huyết học, sinh hoá, vi sinh (VFB, VGC, HIV)
  • Xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm tìm chất ma tuý, huyết thanh chẩn đoán giang mai….
2.Chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng
  • XQ tim phổi, siêu âm ổ bụng
  • Điện não đồ, điện tâm đồ, lưu huyết não, siêu âm doppler xuyên sọ…Trong một số trường hợp sử dụng siêu âm tuyến giáp, CT scanner sọ não, MRI sọ não… 
3.Các trắc nghiệm tâm lý
  • Trắc nghiệm tâm lý đánh giá triệu chứng dương tính và âm tính PANSS 
  • Trắc nghiệm nhân cách: EPI, MMPI, trắc nghiệm tâm lý: BDI, Zung, HDRS, HARS, HAD, MMSE, Young, MDQ…

  • Phát hiện và điều trị sớm, tập trung vào 2 nhóm liệu pháp là liệu pháp hóa dược và tâm lý liệu pháp.
  • Hóa dược liệu pháp có vai trò quan trọng, cần phối hợp nhiều liệu pháp điều trị: tâm lý, lao động và tái thích ứng xã hội.
  • Đơn trị liệu trước, khi đáp ưng kém hoặc không có đáp ứng thì sử dụng đa trị liệu phối hợp.
  • Theo dõi chặt chẽ quá trình sử dụng thuốc để phát hiện và xử trí kịp thời các tác dụng phụ của thuốc.
  • Giáo dục gia đình, cộng động thay đổi thái độ đối với bệnh nhân (tránh mặc cảm, kì thị người bệnh). Phối hợp chặt chẽ giữa thầy thuốc, gia đình và cộng đồng trong việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Phát hiện và giải quyết kịp thời các yếu tố thúc đẩy bệnh tái phát.
  • Điều trị duy trì sau giai đoạn cấp, quản lý, theo dõi phòng tái phát tại cộng đồng.
  • Liệu pháp hóa dược+ liệu pháp tâm lý
Các thuốc an thần kinh: Chọn một hoặc hai hoặc ba thuốc trong số các thuốc sau:

Các thuốc an thần kinh cổ điển:
  • Chlorpromazin: viên 25mg, ống 25mg, liều 50-250mg/24 giờ
  • Levomepromazin: viên 25mg, liều 25-250mg/24 giờ 
  • Haloperidol: viên 1,5mg, viên 5 mg, ống 5mg, liều 5-30mg/24 giờ
  • Thioridazin: viên 50mg, liều 100-300mg/ngày
Các thuốc an thần kinh không điển hình (mới):
  • Amisulpirid: viên 50mg, 200mg, 400mg, liều 200-800mg/24giờ
  • Clozapin: viên 25mg, 100mg, liều 50-800mg/24 giờ
  • Risperidon: viên 1mg, 2mg, liều 1-12mg/24 giờ
  • Olanzapin: viên 5mg, 10mg, liều 5-30mg/24 giờ
  • Quetiapin: viên 50mg, 200mg, 300mg, liều 600-800 mg/ ngày
  • Aripiprazol: viên 5mg, 10 mg, 15mg, 30mg, liều 10-15 mg/ngày, (tối đa là 30 mg/ngày)
Liều sử dụng thuốc an thần kinh có thể cao hơn tùy thuộc tình trạng bệnh và đáp ứng của bệnh nhân.

Các thuốc chống trầm cảm: lựa chọn một, hai hoặc ba thuốc trong các nhóm sau:
Thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin: 
  • Fluoxetin 20mg, liều 10-40 mg/ngày
  • Paroxetin 20mg, liều 20-60mg/ngày
  • Sertralin 50mg, liều 50-200mg/ngày 
  • Fluvoxamin 100mg, liều 100-300mg/ngày
  • Escitalopram 10/20 mg, liều 10-20mg/ngày
  • Citalopram, liều 10-60mg/ngày
Thuốc tác động kép: 
  • Venlafaxin 37,5mg, liều 75-225mg/ngày
  • Mirtazapin 30mg, liều 30-60mg/ngày
Các thuốc chống trầm cảm 3 vòng:
  • Amitriptylin 25mg, liều 50-100mg/ngày
  • Clomipramin 25mg, liều 50-75mg/ngày
  • Imipramin, liều 10-150mg/ngày
Các loại chống trầm cảm khác:
  • Tianeptin, liều từ 12,5 -50mg/ngày
Liều sử dụng thuốc chống trầm cảm có thể cao hơn tùy thuộc tình trạng bệnh và đáp ứng của bệnh nhân.

Thuốc chỉnh khí sắc: lựa chọn một trong số các thuốc sau
  • Muối Valproat, liều 1200-1500mg/ngày, liều tối đa 60mg/kg/ngày 
  • Divalproex, liều 750mg/ngày – 60mg/kg/ngày
  • Carbamazepine, liều 400-1200mg/ngày
  • Oxcarbazepine, liều 1200 – 2400mg/ngày
  • Topiramat, liều 50-400mg/ngày
  • Lamotrigine, liều 100 – 400 mg/ngày…
1. Điều trị rối loạn phân liệt cảm xúc trầm cảm:
  • Phối hợp thuốc an thần kinh và thuốc chống trầm cảm
  • Tùy trường hợp cụ thể, điều trị phối hợp với các nhóm thuốc: Nhóm thuốc bình thần, giải lo âu nhóm benzodiazepins: diazepam, lorazepam, bromazepam, alprazolam,…non-benzodiazepins: etifoxine HCL, sedanxio, zopiclon…nhóm thuốc chẹn beta giao cảm: propanolol… 
  • Thuốc điều chỉnh khí sắc: valproat, Divalproex, lamotrigine… 
  • Dinh dưỡng: bổ sung dinh dưỡng, vitamine nhóm B và khoáng chất, chế độ ăn, nuôi dưỡng đường tĩnh mạch… 
  • Nuôi dưỡng tế bào thần kinh: piracetam, ginkgo biloba, vinpocetin, choline alfoscerate, nicergoline, …. 
  • Thuốc hỗ trợ chức năng gan, thuốc tăng cường nhận thức… 
2. Điều trị rối loạn phân liệt cảm xúc hưng cảm
  • Phối hợp thuốc an thần kinh và thuốc chỉnh khí sắc
  • Tùy trường hợp cụ thể, điều trị phối hợp với các nhóm thuốc:
  • Nhóm thuốc bình thần, giải lo âu nhóm benzodiazepins: diazepam, lorazepam, bromazepam, alprazolam,…non-benzodiazepins: etifoxine HCL, sedanxio, zopiclon…nhóm thuốc chẹn beta giao cảm: propanolol…
  • Nuôi dưỡng tế bào thần kinh: piracetam, ginkgo biloba, vinpocetin, choline alfoscerate, nicergoline, ….
  • Thuốc hỗ trợ chức năng gan, thuốc tăng cường nhận thức… 
  • Dinh dưỡng: bổ sung dinh dưỡng, vitamine nhóm b và khoáng chất, chế độ ăn, nuôi dưỡng đường tĩnh mạch…
3. Điều trị rối loạn cảm xúc hỗn hợp
  • Phối hợp các thuốc an thần kinh, thuốc chỉnh khí sắc.
  • Tùy trường hợp cụ thể, điều trị phối hợp với các nhóm thuốc:
  • Nhóm thuốc bình thần, giải lo âu nhóm benzodiazepins: diazepam, lorazepam, bromazepam, alprazolam,…non-benzodiazepins: etifoxine HCL, sedanxio, zopiclon…nhóm thuốc chẹn beta giao cảm: propanolol…
  • Thuốc chống trầm cảm: SSRI, SSNI, mirtazapin…
  • Nuôi dưỡng tế bào thần kinh: piracetam, ginkgo biloba, vinpocetin, choline alfoscerate, nicergoline, ….
  • Thuốc hỗ trợ chức năng gan, thuốc tăng cường nhận thức…
  • Dinh dưỡng: bổ sung dinh dưỡng, vitamine nhóm b và khoáng chất, chế độ ăn, nuôi dưỡng đường tĩnh mạch… 
4. Theo dõi điều trị
  • Khi xuất hiện tác dụng không mong muốn của thuốc, cần xử trí ngay. 
  • Hội chứng ngoại tháp (loạn trương lực cơ cấp, bồn chồn bất an do thuốc, hội chứng giống Parkinson): thuốc ức chế men cholinesterase (Trihexyphenidyl, Benztropin), thuốc chẹn beta giao cảm, thuốc bình thần. 
  • Lưu ý hội chứng an thần kinh ác tính, hội chứng serotonin trung ương cần được phát hiện sớm và theo dõi điều trị tại khoa hồi sức tích cực. Rối loạn chuyển hóa cần theo dõi định kỳ (thông qua chỉ số cơ thể BMI và các xét nghiệm sinh hóa máu 3 – 6 tháng/ lần), phát hiện và điều trị sớm. 
  • Theo dõi công thức bạch cầu 3 tháng/lần ở bệnh nhân sử dụng clozapin.
  • Loạn động muộn: sử dụng giãn cơ, bình thần, Vitamin E, kháng cholinergic,…
  • Thiết lập mối quan hệ thầy thuốc - bệnh nhân - gia đình để nâng đỡ bệnh nhân vượt qua giai đoạn khủng hoảng về mặt tâm lý. Liệu pháp tâm lý cá nhân giúp bệnh nhân hiểu về bệnh tật của mình. Liệu pháp gia đình giúp bệnh nhân tái hòa nhập cộng đồng.
  • Liệu pháp lao động và phục hồi chức năng.
  • Vận động trị liệu, hoạt động trị liệu, điều trị duy trì tránh tái phát tại cộng đồng.
  • Sốc điện có hiệu quả điều trị trong một số trường hợp (căng trương lực, ý tưởng và hành vi tự sát do trầm cảm, hoang tưởng và ảo giác chi phối, các cơn kích động v.v… mà kém đáp ứng với điều trị hóa dược). 
  • Kích thích từ xuyên sọ có hiệu quả trong ảo thanh dai dẳng, các rối loạn trầm cảm…

  • Nguy cơ mắc rối loạn phân liệt cảm xúc tăng ở những người trong gia đình có người bị tâm thần phân liệt, rối loạn phân liệt cảm xúc, rối loạn cảm xúc lưỡng cực.
  • Tự sát là biến chứng nguy hiểm có thể gặp ở bệnh nhân rối loạn phân liệt cảm xúc

  • Hiện chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh chính xác, do đó phòng bệnh cần:
  • Rèn luyện tính tự lập, biết cách thích ứng với môi trường, các điều kiện khó khăn của cuộc sống.
  • Tránh các stress, học cách chia sẻ, giảm căng thẳng.
  • Theo dõi những người có yếu tố di truyền (bố, mẹ, ông bà, anh chị em họ hàng) bị các bệnh rối loạn tâm thần nội sinh để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
  • Tiếp tục theo dõi bệnh nhân sau khi ra viện, duy trì điều trị và theo dõi bệnh theo chuyên khoa và tại cồng đồng. Tránh cho bệnh nhân làm việc quá sức, căng thẳng, điều trị các bệnh cơ thể tích cực (nếu có) tránh tái phát bệnh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
  1. Quyết định số 2058/QĐ-BYT Ngày 14 tháng 05 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y Tế về: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số rối loạn tâm thần thường gặp
TÀI LIỆU THAM KHẢO
  1. Quyết định số 2058/QĐ-BYT Ngày 14 tháng 05 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y Tế về: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số rối loạn tâm thần thường gặp
 8 lượt xem VIP

DANH MỤC

Bố cục nội dung


ICU & ED chuyển đổi số !

Chuyên về công cụ hỗ trợ thực hành (tools), cập nhật phác đồ điều trị (protocols), hướng dẫn về thủ thuật (procedures), tra cứu về thuốc (drugs) và xét nghiệm (tests), sơ đồ tiếp cận (approach algorithm). Giúp cải thiện tốc độ và độ chính xác trong chẩn đoán và điều trị.
Chuyên về công cụ hỗ trợ thực hành (tools), cập nhật phác đồ điều trị (protocols), hướng dẫn về thủ thuật (procedures), tra cứu về thuốc (drugs) và xét nghiệm (tests), sơ đồ tiếp cận (approach algorithm). Giúp cải thiện tốc độ và độ chính xác trong chẩn đoán và điều trị.
×

Chia sẻ

Phiên bản miễn phí
Phiên bản VIP