ICU & ED
For Doctors and Nurses
Rối loạn lo âu lan tỏa
Đăng nhập
TÌM KIẾM

Rối loạn lo âu lan tỏa

Những mối lo lắng dai dẳng, lan tỏa, tản mạn, không khu trú vào một sự kiện hoàn cảnh đặc biệt nào ở xung quanh hoặc có liên quan với những sự kiện đã qua không còn tính thời sự nữa
 cập nhật: 14/6/2023
Chia sẻ
×

Chia sẻ



GIỚI THIỆU
  • Lo lắng là hiện tượng phản ứng của con người trước những khó khăn và các mối đe dọa của tự nhiên, xã hội mà con người phải tìm cách vượt qua và tồn tại. Lo lắng là một tín hiệu báo động, báo trước một nguy hiểm sắp xảy đến, cho phép con người sử dụng mọi biện pháp để đương đầu với sự đe dọa.
  • Lo âu bệnh lý là lo âu quá mức hoặc dai dẳng không tương xứng với sự đe dọa được cảm thấy, ảnh hưởng đến hoạt động của người bệnh, có thể kèm theo những ý nghĩ hay hành động có vẻ như quá mức hay vô lý. 
  • Rối loạn lo âu lan tỏa được xếp vào nhóm các rối loạn liên quan stress, mã F41.1 theo bảng Phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 10 (ICD10), với đặc tính là những mối lo lắng dai dẳng, lan tỏa, tản mạn, không khu trú vào một sự kiện hoàn cảnh đặc biệt nào ở xung quanh hoặc có liên quan với những sự kiện đã qua không còn tính thời sự nữa. Rối loạn này thường liên quan với stress trường diễn, tiến triển thay đổi nhưng có xu hướng mạn tính.

  • Vai trò của stress: stress là nguyên nhân thúc đẩy bệnh xuất hiện, stress có thể rõ rệt nhưng thường chỉ là những sang chấn tâm lý xã hội đời thường, tuy nhẹ nhưng trường diễn.
  • Vai trò của nhân cách: rối loạn lo âu lan tỏa thường gặp nhiều hơn ở những người có nét tính cách: hay lo lắng, chi ly, cẩn thận... hoặc những người nhân cách yếu.
  • Vai trò của môi trường và cơ thể: một cơ thể khỏe mạnh, một môi trường tích cực sẽ hỗ trợ tốt cho nhân cách chống đỡ với stress và ngược lại.

  • Biểu hiện lo âu:
  • Sợ hãi (lo lắng về bất hạnh trong tương lai, cảm giác “dễ cáu”, khó tập trung…).
  • Căng thẳng vận động (bồn chồn, đứng ngồi không yên, đau căng đầu, run chân tay, không có khả năng thư giãn)
  • Hoạt động quá mức thần kinh tự trị (đầu óc trống rỗng, ra mồ hôi, mạch nhanh, thở gấp, khó chịu vùng thượng vị, chóng mặt…)
  • Sự lo âu-sợ hãi là biểu hiện chính, chủ yếu, nguyên phát dẫn đến phản ứng sợ sệt quá mức.
  • Bệnh thường kéo dài nhiều tuần, nhiều tháng (thường là 6 tháng).
  • Xét nghiệm máu: huyết học, sinh hoá, vi sinh (HIV, VGB, VGC)
  • Xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm tìm chất ma tuý, huyết thanh chẩn đoán giang mai…
  • Trắc nghiệm tâm lý: nhóm trắc nghiệm tâm lý đánh giá lo âu (Zung, Hamilton lo âu…), đánh giá trầm cảm phối hợp (Beck, Hamilton trầm cảm…), đánh giá nhân cách (MMPI, EPI…), đánh giá rối loạn giấc ngủ (PSQI…) …
  • Các xét nghiệm chuyên khoa khác xác định bệnh lý kết hợp hoặc loại trừ nguyên nhân thực thể: 
  • Điện não đồ, lưu huyết não
  • Điện tâm đồ, XQ tim phổi, siêu âm ổ bụng, siêu âm tuyến giáp
  • Xét nghiệm hormon tuyến giáp
Những chẩn đoán loại trừ hay gặp nhất: rối loạn lo âu này không phải do một rối loạn cơ thể như cường giáp, không phải do một rối loạn tâm thần thực tổn hoặc rối loạn có liên quan đến chất tác động tâm thần như là sử dụng quá mức các chất giốngamphetamin hoặc hội chứng cai benzodiazepin.

1. CHIẾN LƯỢC KIỂM SOÁT LO ÂU VÀ GIẢM STRESS
  • Giải thích hợp lý về các vấn đề cơ thể và triệu chứng cơ thể của bệnh 
  • Tập đối mặt với các tình huống gây lo lắng, căng thẳng (stress)
  • Các hoạt động thể lực (thư giãn luyện tập để lôi cuốn bệnh nhân)
  • Tránh lạm dụng rượu, thuốc gây ngủ
2. ĐIỀU TRỊ TRIỆU CHỨNG
  • Nguyên tắc chọn thuốc: Ưu tiên đơn trị liệu (chọn một trong những thuốc liệt kê ở dưới nếu chưa hiệu quả thì sử dụng đồng thời một thuốc chống trầm cảm và một thuốc an thần kinh được khuyến cáo nhiều hơn cả).
  • Khởi liều thấp và tăng liều từ từ cho đến khi có hiệu quả. Hạn chế lạm dụng nhóm giải lo âu gây nghiện.
Thuốc giải lo âu: Chọn một hoặc hai hoặc ba thuốc trong số các thuốc sau: 
  • Benzodiazepins: diazepam, lorazepam, bromazepam, alprazolam,… 
  • Thuốc có tác dụng nhanh, nhưng có nguy cơ gây lệ thuộc khi sử dụng kéo dài 
  • Non-benzodiazepins: Etifoxine HCL, Sedanxio, Zopiclon… 
  • Thuốc chống trầm cảm: Chọn một hoặc hai hoặc ba thuốc trong số các thuốc sau: 
  • SSRI: fluoxetin, escitalopram, paroxetin,…
  • Mirtazapin 
  • SNRI: venlafaxin
Các thuốc chống trầm cảm 3 vòng
  • Thuốc an thần kinh: Chọn một hoặc hai hoặc ba thuốc trong số các thuốc sau: Olanzapin, Risperidon, Quetiapin …. 
  • Một số thuốc khác: kháng histamin, Betablocker,... 
3. LIỆU PHÁP TÂM LÝ
Liệu pháp hóa dược + liệu pháp tâm lý
Thuốc giải lo âu gây ngủ nhóm Benzodiazepin:
  • Diazepam: 5 - 20 mg/ngày
  • Lorazepam: 2 - 6 mg/ngày 
  • Bromazepam: 6-12mg/ ngày
  • Alprazolam: 1 - 4 mg/ngày… 
  • Thuốc giải lo âu non-benzodiazepins: etifoxine HCL, sedanxio, zopiclon… 
Thuốc chống trầm cảm:
Nhóm SSRI, SNRI, 3 vòng, hoặc nhóm khác: Chọn một hoặc hai hoặc ba thuốc trong số các thuốc sau: 
  • Imipramin, liều 150-300 mg/24 giờ
  • Amitriptylin, liều 150-300 mg/24 giờ
  • Paroxetin, liều 20-80 mg/24 giờ
  • Fluoxetin, liều 10-80 mg/24 giờ 
  • Fluvoxamin,liều 50-300 mg/24 giờ
  • Citalopram, liều 20 mg-60 mg/24 giờ
  • Escitalopram, liều10-20mg/24 giờ
  • Sertralin, liều 50 - 200 mg/24 giờ
  • Venlafaxin, liều 37,5 - 375 mg/24 giờ
  • Mirtazapin, liều 15-60 mg/24 giờ
Kháng Histamin:
  • Hydroxyzin, liều 10-300 mg/24 giờ 
Các thuốc phối hợp: 
  • Thuốc an thần kinh: Olanzapin, Sulpirid, Quetiapin… 
  • Các thuốc ức chế β như Propranolol: liều khởi đầu 10 mgx2 lần/24 giờ, liều tối đa 80-160 mg/24 giờ.
  • Nuôi dưỡng tế bào thần kinh: piracetam, ginkgo biloba, vinpocetin, choline alfoscerate, nicergoline, …. 
  • Thuốc hỗ trợ chức năng gan, thuốc tăng cường nhận thức… 
  • Dinh dưỡng: bổ sung dinh dưỡng, vitamine nhóm b và khoáng chất, chế độ ăn dễ tiêu hóa (mềm, nhiều xơ), đủ vitamin và khoáng chất (hoa quả, ….), tránh chất kích thích, uống đủ nước, nuôi dưỡng đường tĩnh mạch…trong những trường hợp cần thiết.
  • Liệu pháp giải thích hợp lý
  • Liệu pháp thư giãn luyện tập
  • Liệu pháp nhận thức hành vi
  • Liệu pháp gia đình
  • Vận động trị liệu, hoạt động trị liệu…
  • Điều trị đến khi các triệu chứng cải thiện và sau đó duy trì thêm ít nhất 6 tháng để đảm bảo bệnh ổn định hoàn toàn.
  • Một số bệnh nhân đòi hỏi kéo dài thời gian trị liệu hơn và có thể là lâu dài để tránh tái phát.

  • Lo âu lan tỏa là rối loạn đáp ứng tốt với điều trị và thường ổn định sau một khoảng thời gian ngắn điều trị. Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào mức độ và nguyên nhân của lo âu. 
  • Rối loạn lo âu lan tỏa có liên quan nhiều đến nhân cách lo âu và/hoặc stress nên tỉ lệ tái phát rất cao
  • Cần đề phòng và tránh các biến chứng do
  • Phát hiện muộn, điều trị không kịp thời bệnh nhân có thể có hành vi tự sát
  • Biến chứng của việc lạm dụng thuốc giải lo âu

  • Kiểm soát stress, rèn luyện nhân cách
  • Giáo dục và phổ biến kiến thức để người dân hiểu về bệnh và các nguy cơ gây bệnh

TÀI LIỆU THAM KHẢO
  1. Quyết định số 2058/QĐ-BYT Ngày 14 tháng 05 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y Tế về: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số rối loạn tâm thần thường gặp
TÀI LIỆU THAM KHẢO
  1. Quyết định số 2058/QĐ-BYT Ngày 14 tháng 05 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y Tế về: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số rối loạn tâm thần thường gặp
 10 lượt xem VIP

DANH MỤC

Bố cục nội dung


ICU & ED chuyển đổi số !

Chuyên về công cụ hỗ trợ thực hành (tools), cập nhật phác đồ điều trị (protocols), hướng dẫn về thủ thuật (procedures), tra cứu về thuốc (drugs) và xét nghiệm (tests), sơ đồ tiếp cận (approach algorithm). Giúp cải thiện tốc độ và độ chính xác trong chẩn đoán và điều trị.
Chuyên về công cụ hỗ trợ thực hành (tools), cập nhật phác đồ điều trị (protocols), hướng dẫn về thủ thuật (procedures), tra cứu về thuốc (drugs) và xét nghiệm (tests), sơ đồ tiếp cận (approach algorithm). Giúp cải thiện tốc độ và độ chính xác trong chẩn đoán và điều trị.
×

Chia sẻ

Phiên bản miễn phí
Phiên bản VIP