ICU & ED
For Doctors and Nurses
Rối loạn cơ thể hóa
Đăng nhập
TÌM KIẾM

Rối loạn cơ thể hóa

Một rối loạn dạng cơ thể với biểu hiện tái diễn các triệu chứng cơ thể, cùng với những yêu cầu dai dẳng đòi khám xét về y tế
 cập nhật: 14/6/2023
Chia sẻ
×

Chia sẻ



GIỚI THIỆU
  • Rối loạn cơ thể hóa là một rối loạn dạng cơ thể với biểu hiện tái diễn các triệu chứng cơ thể, cùng với những yêu cầu dai dẳng đòi khám xét về y tế, mặc dù kết quả âm tính nhiều lần và thầy thuốc đảm bảo rằng các triệu chứng này không có cơ sở bệnh cơ thể.
  • Nếu có bất kì rối loạn cơ thể nào thì chúng cũng không giải thích được bản chất và phạm vi của các triệu chứng hoặc đau khổ và bận tâm của bệnh nhân.

  • Có liên quan chặt chẽ với các stress tâm lý trong đời sống xã hội và trong sinh hoạt hàng ngày

Theo ICD-10
  • Ít nhất hai năm có các triệu chứng cơ thể nhiều và thay đổi mà không tìm thấy một giải thích thỏa đáng nào về mặt cơ thể. 
  • Dai dẳng từ chối chấp nhận lời khuyên hoặc lời trấn an của bác sĩ rằng không cắt nghĩa được các triệu chứng về mặt cơ thể. 
  • Một số mức độ tật chứng của hoạt động xã hội và gia đình có thể quy vào bản chất của các triệu chứng và hành vi đã gây ra.
  • Xét nghiệm máu: huyết học, sinh hoá, vi sinh (HIV, VGB, VGC)
  • Xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm tìm chất ma tuý, huyết thanh chẩn đoán giang mai… 
  • Trắc nghiệm tâm lý: nhóm trắc nghiệm tâm lý đánh giá trầm cảm (Beck, Hamilton trầm cảm…), đánh giá lo âu (Zung, Hamilton lo âu…), đánh giá nhân cách (MMPI, EPI…), đánh giá rối loạn giấc ngủ (PSQI…) …
  • Các xét nghiệm chuyên khoa khác xác định bệnh lý kết hợp hoặc loại trừ nguyên nhân thực thể:
  • Điện não đồ, lưu huyết não
  • Điện tâm đồ, XQ tim phổi, siêu âm ổ bụng, siêu âm tuyến giáp
  • Xét nghiệm hormon tuyến giáp
  • CT, MRI...
  • Những chẩn đoán loại trừ hay gặp nhất: các triệu chứng này không ngoại trừ xảy ra trong bệnh tâm thần phân liệt hoặc các rối loạn liên quan, trong các rối loạn khí sắc hoặc trong rối loạn hoảng sợ. 
  • Chẩn đoán phân biệt với các thể của các rối loạn dạng cơ thể

  • Liệu pháp tâm lý là liệu pháp điều trị chủ đạo, kết hợp duy trì điều trị các triệu chứng cơ thể. Nhiều trường hợp, việc điều trị triệu chứng cơ thể sẽ là cơ sở vững chắc cho việc áp dụng các liệu pháp tâm lý.
  • Sử dụng các liệu pháp tâm lý thích hợp với từng người bệnh.
  • Việc điều trị các triệu chứng cơ thể phải kết hợp chặt chẽ với các chuyên khoa khác nhau để tránh bỏ sót và có chỉ định điều trị hợp lý.
  • Cần rèn luyện sức chịu đựng các stress tâm lý trong cuộc sống, sinh hoạt, làm việc và học tập, sẵn sàng thích ứng với các điều kiện không thuận lợi.
Nguyên tắc chọn thuốc:
  • Ưu tiên đơn trị liệu (chọn một trong những thuốc liệt kê ở dưới nếu chưa hiệu quả thì sử dụng đồng thời một thuốc chống trầm cảm và một thuốc an thần kinh được khuyến cáo nhiều hơn cả).
  • Khởi liều thấp và tăng liều từ từ cho đến khi có hiệu quả.
  • Hạn chế lạm dụng nhóm giải lo âu gây nghiện.
  • Liệu pháp hóa dược + liệu pháp tâm lý
  • Các liệu pháp tâm lý được xem như là liệu pháp điều trị chủ đạo song kết quả còn hạn chế.
  • Phương pháp thư giãn luyện tập có tác dụng điều trị tốt đồng thời cũng có tác dụng phòng bệnh rất hiệu quả.
Chọn một hoặc hai hoặc ba thuốc trong số các thuốc sau:
Nhóm SSRI, SNRI, 3 vòng, hoặc nhóm khác:
  • Imipramin, liều 25-300 mg/24 giờ
  • Amitriptylin, liều 25-300 mg/24 giờ
  • Paroxetin,l iều 20-80 mg/24 giờ
  • Fluoxetin, liều 10- 80 mg/24 giờ
  • Fluvoxamin, liều 50-300 mg/24 giờ
  • Citalopram, liều 20 - 60 mg/24 giờ
  • Escitalopram, liều 10-20mg/24 giờ
  • Sertralin, liều 50 - 200 mg/24 giờ 
  • Venlafaxin, liều 37,5 - 375 mg/24 giờ
  • Mirtazapin, liều 15 - 60 mg/24 giờ
  • Benzodiazepin làm giảm nhanh chóng triệu chứng lo âu nhưng có thể gây phụ thuộc thuốc.
Các thuốc giải lo âu: Chọn một hoặc hai hoặc ba thuốc trong số các thuốc sau:
Thuốc giải lo âu gây ngủ nhóm Benzodiazepin:
  • Diazepam, liều 5 - 20 mg/24 giờ
  • Lorazepam: 2 - 6 mg/24 giờ
  • Bromazepam: 6-12mg/24 giờ 
  • Alprazolam: 1 - 4 mg/24 giờ… 
Non-benzodiazepins: etifoxine HCL, sedanxio, zopiclon… 

Các thuốc khác:
  • Nhóm thuốc chẹn beta giao cảm: propanolol… 
  • Các an thần kinh: olanzapin, quetiapin, sulpirid…
  • Nuôi dưỡng tế bào thần kinh: piracetam, ginkgo biloba, vinpocetin, choline alfoscerate, nicergoline, …. 
  • Thuốc hỗ trợ chức năng gan, thuốc tăng cường nhận thức…
Dinh dưỡng: bổ sung dinh dưỡng, vitamine nhóm b và khoáng chất, chế độ ăn dễ tiêu hóa (mềm, nhiều xơ), đủ vitamin và khoáng chất (hoa quả, ….), tránh chất kích thích, uống đủ nước, nuôi dưỡng đường tĩnh mạch…trong những trường hợp cần thiết.

  • Rối loạn cơ thể hóa là một bệnh mạn tính, quá trình bệnh kéo dài nhiều năm và thường kháng trị.
  • Cần đề phòng và tránh các biến chứng do
  • Phát hiện muộn, điều trị không kịp thời, bệnh nhân đi khám nhiều chuyên khoa gây tốn kém về kinh tế, có thể dẫn đến lo âu và trầm cảm. 
  • Biến chứng của việc lạm dụng thuốc giải lo âu

  • Kiểm soát stress, rèn luyện nhân cách
  • Giáo dục và phổ biến kiến thức để người dân hiểu về bệnh và các nguy cơ gây bệnh

TÀI LIỆU THAM KHẢO
  1. Quyết định số 2058/QĐ-BYT Ngày 14 tháng 05 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y Tế về: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số rối loạn tâm thần thường gặp
TÀI LIỆU THAM KHẢO
  1. Quyết định số 2058/QĐ-BYT Ngày 14 tháng 05 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y Tế về: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số rối loạn tâm thần thường gặp
 5 lượt xem VIP

DANH MỤC

Bố cục nội dung


ICU & ED chuyển đổi số !

Chuyên về công cụ hỗ trợ thực hành (tools), cập nhật phác đồ điều trị (protocols), hướng dẫn về thủ thuật (procedures), tra cứu về thuốc (drugs) và xét nghiệm (tests), sơ đồ tiếp cận (approach algorithm). Giúp cải thiện tốc độ và độ chính xác trong chẩn đoán và điều trị.
Chuyên về công cụ hỗ trợ thực hành (tools), cập nhật phác đồ điều trị (protocols), hướng dẫn về thủ thuật (procedures), tra cứu về thuốc (drugs) và xét nghiệm (tests), sơ đồ tiếp cận (approach algorithm). Giúp cải thiện tốc độ và độ chính xác trong chẩn đoán và điều trị.
×

Chia sẻ

Phiên bản miễn phí
Phiên bản VIP