ICU & ED
For Doctors and Nurses
Chỉ định gạn tách thành phần máu trong điều trị
Đăng nhập
TÌM KIẾM

Chỉ định gạn tách thành phần máu trong điều trị

Therapeutic apheresis
 cập nhật: 26/1/2024
Chia sẻ
×

Chia sẻ



GIỚI THIỆU
Gạn tách thành phần máu là một phương pháp được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh lý và hội chứng khác nhau. Phương pháp gạn tách thành phần máu điều trị (Therapeutic apheresis) được thực hiện qua sử dụng hệ thống máy tự động lấy máu của bệnh nhân ra ngoài cơ thể rồi phân tách máu thành các thành phần khác nhau và loại bỏ một hoặc nhiều thành phần bất thường trong máu để điều trị, đồng thời truyền trả các thành phần còn lại cho bệnh nhân; thông qua đó góp phần vào điều trị, cải thiện tình trạng nặng của bệnh.

Hiện nay, trên lâm sàng người ta thường sử dụng các hệ thống máy tự động để điều trị cho bệnh nhân như: Cobe Spectra, Optia Spectra, Comtec Fresenius...

Căn cứ vào thành phần loại bỏ, thay thế có thể phân chia chỉ định gạn tách thành phần máu điều trị theo các nhóm sau:
Thực hiện loại bỏ khối lượng lớn huyết tương của bệnh nhân và thay thế bằng nước muối sinh lý hoặc loại dịch thích hợp để giúp giảm kháng thể và phức hợp miễn dịch cũng như giảm protein máu trong một số bệnh lý.

Chỉ định:
a. Bệnh lý huyết học:
  • Hội chứng tăng cao độ nhớt huyết tương: bệnh Waldenström, bệnh đa u tủy xương.
  • Ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối (TTP).
  • Kháng thể miễn chống hồng cầu trong quá trình mang thai (trong bất đồng nhóm máu mẹ con).
  • Hội chứng tăng urê huyết tán.
  • Ghép tủy không tương thích nhóm máu hệ ABO.
  • Biến chứng của bệnh hồng cầu hình liềm.
  • Tăng globulin ngưng kết lạnh (cryoglobulinemia).
  • Tự kháng thể chống tế bào chất bạch cầu hạt trung tính.
  • Giảm kháng thể chống HLA trong ghép tế bào gốc đồng loài.
b. Bệnh lý khác:
  • Bệnh nhược cơ (Myasthenia gravis).
  • Hội chứng Guillain-Barré cấp tính.
  • Viêm hủy myelin cấp tính.
  • Viêm đa dây thần kinh tiêu myelin mạn tính.
  • Bệnh đa xơ cứng.
  • Viêm não Rasmussen.
  • Múa giật Sydenham: rối loạn tâm thần kinh tự miễn dịch ở trẻ em liên quan đến nhiễm liên cầu khuẩn.
  • Bệnh lý viêm đa dây thần kinh liên quan đến gamma-globulin đơn dòng.
  • Viêm cầu thận tiến triển nhanh liên quan đến kháng thể và phức hợp kháng nguyên- kháng thể.
  • Tăng chuỗi nhẹ trong đa u tủy xương gây suy thận.
  • Hội chứng Goodpasture.
  • U bạch cầu hạt Wegener.
  • Viêm mạch.
  • Viêm khớp dạng thấp.
  • Bệnh lupus ban đỏ hệ thống.
  • Tăng cholesterol máu gia đình typ II đồng hợp tử.
  • Bệnh tăng acid phytanic…
Mục đích để loại bỏ một lượng lớn các tế bào cao bất thường trong máu tuần hoàn, ngăn ngừa biến chứng huyết khối, tắc mạch, hội chứng tiêu khối u…

Chỉ định:
Khi kết quả xét nghiệm máu ngoại vi thấy tăng cao một hoặc nhiều thành phần sau:
  • Bạch cầu cao hơn 100 G/l.
  • Tiểu cầu cao hơn 1.000 G/l.
  • Thể tích khối hồng cầu (hematocrit) cao hơn 50%.
Gặp trong các trường hợp bệnh lơ-xê-mi cấp và mạn; bệnh tăng sinh tủy ác tính; bệnh tăng tiểu cầu tiên phát; bệnh đa hồng cầu...
Mục đích là loại bỏ khối lượng lớn các hồng cầu bệnh lý trong máu bệnh nhân và truyền thay thế bằng hồng cầu bình thường từ người khỏe mạnh.

Chỉ định:
  • Bệnh hồng cầu hình liềm: Đột quỵ, hội chứng ngực cấp mức độ nặng, phòng quá tải sắt do truyền máu.
  • Bệnh thalassemia.
  • Bệnh sốt rét nặng.
  • Bệnh babesiosis thể nặng.
  • Ghép tế bào gốc tạo máu đồng loài (tế bào gốc từ máu ngoại vi) có bất đồng nhóm máu ABO kiểu minor.
Mục đích loại bỏ chất trung gian gây bệnh trong huyết tương để điều trị cho bệnh nhân bằng cách sử dụng một cột hấp phụ miễn dịch.

Chỉ định:
  • Giảm tiểu cầu miễn dịch.
  • Kháng thể kháng yếu tố VIII.
Mục đích loại bỏ lipoprotein tỷ trọng thấp trong huyết tương của bệnh nhân thông qua xử lý thứ cấp.

Chỉ định:
  • Mức LDL cholesterol lớn hơn 300 g/dl.
  • Mức LDL cholesterol lớn hơn 200 g/dl và kèm bệnh lý tim mạch.
Sử dụng kỹ thuật apheresis phối hợp với thuốc kích hoạt ánh sáng và tia cực tím để điều chỉnh hoạt động tế bào lympho sau đó truyền lại cho bệnh nhân.

Chỉ định:
  • Pemphigus vulgaris thể nặng.
  • U lympho tế bào T thể da.
  • Viêm da cơ.
  • Ghép tim: thải ghép tế bào, dự phòng thải ghép.
  • Bệnh ghép chống chủ (GVHD) cấp hoặc mạn (da hoặc không ở da).
  • Bệnh Crohn.
  • Ghép phổi: thải ghép đồng loài (hội chứng viêm phế quản tắc nghẽn).
  • Bệnh xơ cứng toàn thể.

  • Trong lâm sàng, gạn tách thành phần máu là một phương pháp điều trị quan trọng nhằm nhanh chóng làm giảm tình trạng nặng của bệnh cũng như các nguy cơ xảy ra biến chứng ở nhiều loại bệnh lý khác nhau.
  • Hiện nay, phương pháp này đang được áp dụng rộng rãi tại nhiều cơ sở y tế lớn, đặc biệt trong lĩnh vực điều trị bệnh lý huyết học

TÀI LIỆU THAM KHẢO
  1. Quyết định Số: 1832/QĐ-BYT. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý huyết học. 2022
TÀI LIỆU THAM KHẢO
  1. Quyết định Số: 1832/QĐ-BYT. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý huyết học. 2022
 6 lượt xem VIP

DANH MỤC

Bố cục nội dung


ICU & ED chuyển đổi số !

Chuyên về công cụ hỗ trợ thực hành (tools), cập nhật phác đồ điều trị (protocols), hướng dẫn về thủ thuật (procedures), tra cứu về thuốc (drugs) và xét nghiệm (tests), sơ đồ tiếp cận (approach algorithm). Giúp cải thiện tốc độ và độ chính xác trong chẩn đoán và điều trị.
Chuyên về công cụ hỗ trợ thực hành (tools), cập nhật phác đồ điều trị (protocols), hướng dẫn về thủ thuật (procedures), tra cứu về thuốc (drugs) và xét nghiệm (tests), sơ đồ tiếp cận (approach algorithm). Giúp cải thiện tốc độ và độ chính xác trong chẩn đoán và điều trị.
×

Chia sẻ

Phiên bản miễn phí
Phiên bản VIP