ICU & ED
For Doctors and Nurses
HUMPTY DUMPTY
Đăng nhập
TÌM KIẾM

HUMPTY DUMPTY

Đánh giá và phân loại nguy cơ té ngã ở trẻ em
 cập nhật: 19/12/2023
Chia sẻ
×

Chia sẻ


Tiêu chí Điểm
Độ tuổi
4
3
2
1
Giới tính
2
1
Chẩn đoán
4
3
2
1
Suy giảm nhận thức
3
2
1
Các yếu tố môi trường
4
3
2
1
Sử dụng thuốc 
Danh sách thuốc:
  • Thuốc ngủ
  • Barbiturates
  • Phenothiazine
  • Thuốc chống trầm cảm
  • Thuốc nhuận tràng/ thuốc lợi tiểu
  • Ma túy
3
2
1
Tổng điểm

GIỚI THIỆU
Thang điểm nguy cơ té ngã Humpty Dumpty được sử dụng để đánh giá nguy cơ té ngã ở trẻ em.
Ý nghĩa điểm Humpty Dumpty
Điểm Nguy cơ té ngã
7 - 11 Thấp
≥ 12 Cao

Từ điểm Humpty Dumpty xác định được nguy cơ và xây dựng chiến lược phòng ngừa tương ứng.
Phác đồ phòng ngừa nguy cơ té ngã dựa theo nguy cơ
Nguy cơ thấp (7 - 11 điểm) - Phòng ngừa tiêu chuẩn
  • Định hướng(các vật dụng, vị trí..) trong phòng cho trẻ
  • Giường ở vị trí thấp, có khóa hãm
  • Song chắn x 2 hoặc lên đến 4, đánh giá các khoảng trống lớn, cái mà có thể làm cho bệnh nhân bị vướng vào chi hoặc mắc kẹt một phần của cơ thể, hãy sử dụng các quy trình an toàn bổ sung
  • Sử dụng giày dép chống trượt khi bệnh nhân di chuyển, sử dụng quần áo có kích thướt phù hợp để phòng ngừa nguy cơ vấp ngã
  • Đánh giá nhu cầu cần loại bỏ, hỗ trợ nếu cần
  • Nút gọi chuông báo trong tầm tay, giáo dục người bệnh/ người nhà người bệnh bật chức năng của nó
  • Làm sạch môi trường thiết bị chưa sử dụng, đồ đạc ở đúng vị trí, tránh xa các mối nguy hiểm
  • Đánh giá việc đầy đủ ánh sáng, để đèn ngủ sáng
  • Giáo dục bệnh nhân và gia đình bệnh nhân đối với cha mẹ và người bệnh
Nguy cơ cao (≥ 12 điểm) - Phòng ngừa nâng cao
  • Nhận diện bệnh nhân với một nhãn dán Humpty Dumpty  (vòng đeo tay) trên người bệnh nhân, trong giường bệnh và trong hồ sơ bệnh án
  • Giáo dục bệnh nhân/ cha mẹ về các biện pháp phòng người té ngã
  • Kiểm tra bệnh nhân tối thiểu mỗi giờ
  • Đồng hành (hỗ trợ) bệnh nhân trong khi đi lại
  • Đặt bệnh nhân vào giường phù hợp
  • Cân nhắc chuyển bệnh nhân sát trạm (quầy) Điều Dưỡng
  • Đánh giá nhu cầu giám sát 1:1
  • Đánh giá thời gian dùng thuốc
  • Loại bỏ tất cả các thiết bị chưa sử dụng ra khỏi phòng bệnh
  • Rào chắn bảo vệ để đóng các không gian, khoảng trống trên giường
  • Giữ cửa mở toàn thời gian trừ khi có biện pháp phòng ngừa cách ly cụ thể đang được sử dụng
  • Giữ giường bệnh ở vị trí thấp nhấp, trừ khi bệnh nhân đang được trực tiếp thăm khám
  • Ghi chép của điều dưỡng tường thuật về giáo dục người bệnh và kế hoạch chăm sóc

Điểm Humpty Dumpty cung cấp cho nhân viên y tế một điểm tham khảo khi đánh giá trẻ em có nguy cơ bị té ngã. Thực hành hiện nay thường không xác định được bệnh nhi có tiền sử té ngã hay không. Sử dụng điểm Humpty Dumpty như một phần của thang đánh giá khi nhập viện, trong mỗi ca trực và khi thay đổi mức độ chăm sóc của người bệnh, có thể giúp nâng cao nhận thức của nhân viên y tế về những bệnh nhân có điểm nguy cơ té ngã cao. Quá trình xác định này có thể thúc đẩy nhân viên y tế tuân thủ việc giáo dục té ngã cho gia đình hoặc người giám hộ của người bệnh.

  • Giảm sức lực và chức năng vận động
  • Suy dinh dưỡng hoặc thừa cân béo phì
  • Tiền sử té ngã
  • Rối loạn nghe nhìn
  • Tâm lý/ thần kinh: buồn, mất định hướng, tăng động,..
  • Đang sử dụng thuốc: an thần, tim mạch, hạ đường huyết, hạ huyết áp,..
  • Điều kiện cơ sở vật chất: quá tải, giường bệnh cao, không có song chắn, sàn trơn, hành lang ẩm ướt, quần áo người bệnh quá rộng, nhà vệ sinh trơn trượt, thiếu dụng cụ hỗ trợ như tay vịn, dép chống trượt,..
  • Nguyên nhân từ phía nhân viên y tế: cách thức giáo dục người bệnh/ người nhà người bệnh chưa hiệu quả, đánh giá nguy cơ té ngã chưa đúng, chưa đưa ra thông báo nguy cơ té ngã do nguy nhân cụ thế (bệnh lý, thuốc,..), phối hợp giữa bác sĩ và điều dưỡng chưa tốt.
  • Nguy nhân từ phía người bệnh/ người nhà người bệnh: nhận thức về té ngã còn hạn chế, thường đi vệ sinh một mình, sự phối hợp người nhà chưa tốt.
  • Rà soát, lập danh sách các vị trí, phương tiện có nguy cơ té ngã: thanh chắn giường bệnh, tay vịn cầu thang, chiều cao lan can, sàn nhà, xe lăn,..
  • Đặt bảng cảnh báo tại các vị trí có nguy cơ trượt ngã như sàn nhà trơn, cầu thang,..
  • Xây dựng và triển khai quy trình quản lý và phòng ngừa nguy cơ té ngã cho người bệnh nội trú và ngoại trú.
  • Áp dụng thang điểm Humpty Dumpty để đánh giá nguy cơ té ngã cho trẻ em.
  • Đeo vòng nhận diện nguy cơ té ngã cho người bệnh.
  • Giữ gìn môi trường an toàn, hướng dẫn người bệnh sử dụng giày dép có độ bám tốt, cẩn thận khi đi nhà vệ sinh, đảm bảo về chuông gọi cấp cứu, không hạ thấp thanh chắn giường, giáo dục cho người bệnh(nếu có thể) và người nhà người bệnh nâng cao nhận thức về phòng ngừa té ngã.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
  1. The Humpty Dumpty Falls Scale: A Case–Control Study. Deborah Hill-Rodriguez, Patricia R. Messmer, Phoebe D. Williams, Richard A. Zeller, Arthur R. Williams, Maria Wood, Marianne Henry. First published: 12 January 2009
  2. Fall Assessment Tool Humpty Dumpty Scale
  3. Bản tin an toàn y tế. Bệnh viện đa khoa Bạc Liêu. 6 mục tiêu quốc tế về an toàn người bệnh (theo JCI)
 14 lượt xem VIP

DANH MỤC

Bố cục nội dung


ICU & ED chuyển đổi số !

Chuyên về công cụ hỗ trợ thực hành (tools), cập nhật phác đồ điều trị (protocols), hướng dẫn về thủ thuật (procedures), tra cứu về thuốc (drugs) và xét nghiệm (tests), sơ đồ tiếp cận (approach algorithm). Giúp cải thiện tốc độ và độ chính xác trong chẩn đoán và điều trị.
Chuyên về công cụ hỗ trợ thực hành (tools), cập nhật phác đồ điều trị (protocols), hướng dẫn về thủ thuật (procedures), tra cứu về thuốc (drugs) và xét nghiệm (tests), sơ đồ tiếp cận (approach algorithm). Giúp cải thiện tốc độ và độ chính xác trong chẩn đoán và điều trị.
×

Chia sẻ

Phiên bản miễn phí
Phiên bản VIP