GLIM - chẩn đoán suy dinh dưỡng
Global Leadership Initiative on Malnutrition(GLIM) Chia sẻ
GIỚI THIỆU
Bệnh nhân Nội trú sau khi được sàng lọc đánh giá nguy cơ suy dinh dưỡng dựa vào các công cụ như: NRS 2002(hoặc đánh giá tình trạng dinh dưỡng), SGA, MNA,..Ở bệnh nhân có nguy cơ, việc chẩn đoán đã được ESPEN đưa vào trong hướng dẫn với Sáng kiến chỉ dẫn toàn cầu về Suy dinh dưỡng (GLIM) giúp xác định các tiêu chí để chẩn đoán suy dinh dưỡng.
Công cụ được viết bám sát theo hướng dẫn của Bộ Y Tế (thông tư số 32/2023/TT-BYT số 65/KCB-QLCL&CĐT) ban hành 12/012024. Các tiêu chí của GLIM thế giới(bản gốc) đã được điều chỉnh để phù hợp với Việt Nam.
Ý nghĩa của điểm GLIM trong chẩn đoán suy dinh dưỡng | |
---|---|
Điểm | Ý nghĩa |
2 | Chẩn đoán suy dinh dưỡng |
0 | Bệnh nhân không suy dinh dưỡng |
1 | Cần theo dõi và đánh giá lại định kỳ |
- Bổ sung dinh dưỡng qua đường miệng
- Bổ sung dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch toàn phần
- Hội chẩn dinh dưỡng
- Chế độ dinh dưỡng qua ống thông
- Chế độ dinh dưỡng tĩnh mạch bổ sung
Định danh người bệnh:
- Họ tên người bệnh, tuổi, giới tính, số vào viện, mã người bệnh
- Khoa, phòng, giường
- Chẩn đoán
- Ngày giờ ghi phiếu.
- Cân nặng: (kg)
- Nguy cơ suy dinh dưỡng: có/không
- Toàn trạng/ cơ
- Khả năng dung nạp/ thu nạp thức ăn: ăn hết suất ăn, hạn chế/kéo; đạt: % suất ăn, lý do ?. Chán ăn, buồn nôn, nôn, đau/ chướng bụng, tiêu chảy, dịch tồn lưu dạ dày qua ống thông (ml), khác...
- Chế độ dinh dưỡng qua đường tiêu hóa
- Thuốc/ dịch truyền dinh dưỡng