Phân độ AVM theo Spetzler-Martin
Để đánh giá độ khó của phẫu thuật dị dạng động – tĩnh mạch (arteriovenous malformation – AVM) não Chia sẻ
GIỚI THIỆU
Phân loại Spetzler và Martin (1986) để phân độ AVM(dị dạng động tĩnh mạch) não theo độ khó của phẫu thuật và nguy cơ khuyết tật/tử vong của phẫu thuật. Phân độ AVM dựa vào kích cỡ, tĩnh mạch dẫn lưu, vùng não chức năng được xác định trên chụp mạch não, cắt lớp vi tính scan, cộng hưởng từ.
Phân loại theo Spetzler và Martin | ||
---|---|---|
Điểm | Phân độ | Rủi ro phẫu thuật |
1 | I | Tối thiểu |
2 | II | Thấp |
3 | III | Trung bình |
4 | IV | Cao |
5 | V | Rất cao, thường được coi là không thể phẫu thuật |
- Đối với grade I và II: phẫu thuật lấy toàn bộ khối AVM là phương pháp điều trị chính yếu.
- Đối với grade IV và V: phẫu thuật lấy bỏ khối AVM đơn thuần là không khả thi.
- Xạ phẫu đơn thuần: lựa chọn điều trị cho những AVM nhỏ < 3 cm grade I hoặc II, nếu giải phẫu mạch máu không phù hợp cho phẫu thuật.
- Lựa chọn điều trị cho grade II – V: phối hợp các phương pháp nhằm điều trị triệt để nidus của AVM, sử dụng gây can thiệp nút tắc trước khi phẫu thuật hoặc xạ phẫu.
- Can thiệp nút mạch gây tắc điều trị hỗ trợ (không gây tắc hoàn toàn) có thể hữu ích cho những động kinh kháng trị với các thuốc chống động kinh hoặc khi thiếu hụt thần kinh khu trú được nghĩ là do lưu lượng cao hoặc tăng áp lực tĩnh mạch.