ICU & ED
For Doctors and Nurses
Tốc độ bù dịch trong xử trí tăng Natri máu
Đăng nhập
TÌM KIẾM

Tốc độ bù dịch trong xử trí tăng Natri máu

Dựa theo phương trình Adrogue-Madias
 cập nhật: 3/2/2023
Chia sẻ
×

Chia sẻ



GIỚI THIỆU
Tăng Natri máu dẫn đến tăng áp lực thẩm thấu => nước dịch chuyển ra khỏi tế bào não => tổn thương tế bào não. Tăng Natri máu khi Natri máu: > 145 mEq/L. Điều chỉnh quá mức có thể khiến nước di chuyển nhanh vào bên trong tế bào, dẫn tới phù não và tụt não gây tử vong. Vì vậy, thông thường tốc độ điều chỉnh không được quá nhanh, giảm Natri máu không vượt quá 0.5 mEq/L mỗi giờ, trừ khi bệnh nhân có biểu hiện triệu chứng cấp tính của tăng Natri máu hoặc rối loạn khởi phát cấp tính (< 2 ngày), trong trường hợp này có thể điều chỉnh giảm 1 -2 mEq/L mỗi giờ cho đến khi triệu chứng cải thiện. Xem thêm: Tăng Natri máu

Cần xem xét chỉ định trước khi tiến hành truyền bù dịch.
Na máu (mEq/L)
Tình trạng
Cân nặng(kg)
Bệnh nhân là
Mất/bù nước tiếp diễn(mL/giờ)
Loại dịch truyền sử dụng
×

Tăng Natri máu

Triệu chứng nặng
Rối loạn tri giác
Bức rức
Yếu cơ
Dấu hiệu thần kinh khu trú
Co giật
Hôn mê

×

Mất nước và bù nước đang diễn ra

Tổng lượng tiếp diễn
Mất/bù nước tiếp diễn (ml/giờ) = (tổng lượng mất trung bình mL/giờ) - (tổng lượng bù trung bình mL/giờ)
Tổng lượng mất trung bình ml/giờ bao gồm: mất qua tiêu chảy, nôn ói, tiểu tiện(khoảng 50ml/giờ), dẫn lưu, mồ hôi.. được tính toán trung bình mất mỗi giờ (mL/giờ) để xác định lượng cần bù thêm.
Tổng lượng bù (đưa vào) trung bình ml/giờ bao gồm: bù bằng đường uống, truyền dịch khác (kháng sinh, đạm, ..),.. được tính toán trung bình mỗi giờ (mL/giờ) để giảm bớt đi lượng cần bù theo công thức.
Nếu lượng đưa vào nhiều hơn lượng mất đi, có thể tổng giá trị mang giá trị âm, hãy nhập giá trị âm như thực tế kết quả. vd: -100
Các giá trị này cũng có thể ước tính bằng cách tính lượng dịch mất đi hoặc nhập vào trong 1 ngày rồi chia cho 24 giờ để tính tốc độ trung bình trong 1 giờ (mL/giờ)


  • NaCl 0,9 % có Na+: 154 mEq/L
  • NaCl 0,45% có Na+: 77 mEq/L
  • Ringer lactate có Na+: 131 mEq/L, K+: 5 mEq/L
  • RingerFundin có Na+: 145 mEq/L, K+: 4 mEq/L
  • Glucose 5% có Na+: 0 mEq/L
Xét nghiệm HCT máu, Protein máu kết hợp với đặc điểm lâm sàng để xác định tình trạng thể tích:
  1. Giảm thể tích: HCT tăng, Protein máu tăng, sụt cân, da niêm mạc khô, tĩnh mạch cổ xẹp, áp lực tĩnh mạch trung tâm(CVP) giảm, nhịp tim nhanh..
  2. Tăng thể tích: HCT giảm, Protein máu giảm, tăng cân, không có dấu hiệu thiếu dịch ngoại bào, phù ngoại vi, tĩnh mạch cổ nổi, áp lực tĩnh mạch trung tâm(CVP) tăng.
  3. Đẳng thể tích: HCT, Protein máu bình thường, không có biểu hiện như trên.
Từ đó lựa chọn dịch truyền/ điều trị thích hợp:
  • Điều trị tăng natri máu có giảm thể tích: nên lựa chọn dịch NaCl 0,9% để khôi phục lượng nước thiếu hụt.
  • Điều trị tăng natri máu đẳng tích: Nên dùng NaCl 0,45%.Nếu mức lọc cầu thận giảm có thể dùng lợi tiểu để tăng bài tiết natri qua nước tiểu.
  • Tăng natri máu có tăng thể tích: Nên sử dụng Glucose 5% để làm giảm áp lực thẩm thấu máu. Lợi tiểu quai có thể tăng đào thải natri qua thận.
  • Trong trường hợp tăng natri máu nặng và suy thận nặng nên chỉ định lọc máu ngắt quãng để điều chỉnh natri máu.
  • Đái tháo nhạt trung ương bù dung dịch truyền có natri kết hợp với desmopressin acetate (minirin).
Thay đổi nồng độ natri huyết thanh khi truyền cho người bệnh 1 lít dịch có thể được ước tính bằng công thức Adrogue-Madias:

∆ [Na+] = [(Na+dịch truyền + K+ dịch truyền) - Na+ huyết thanh bệnh nhân]/[Tổng lượng nước cơ thể ước tính +1]

Trong đó, tổng lượng nước của cơ thể được ước tính = K.P
  • Với P là cân nặng tính theo kg.
  • K là hệ số phụ thuộc vào giới tính và độ tuổi.
Hệ số K
Tuổi Nam Nữ
Trẻ em < 16 tuổi 0.6 0.6
Người lớn 16 - 60 0.6 0.5
Người già > 60 0.5 0.45
Tốc độ dịch truyền cần bù = tốc độ để thay đổi Na+ huyết thanh (mL/giờ) theo công thức trên + tốc độ đang mất tiếp diễn (mL/giờ) - tốc độ nước đang bù khác (mL/h).
  • Theo dõi điện giải đồ 6 giờ /lần, áp lực thẩm thấu máu và niệu 1 lần/ngày cho đến khi natri về bình thường.
  • Áp lực thẩm thấu máu ước tính= 2 natri + glucose.
  • Kiểm soát đường máu nếu đường máu cao.
  • Theo dõi sát dịch vào và dịch ra của người bệnh

TÀI LIỆU THAM KHẢO
  1. Hypernatremia. Electrolyte Abnormalities. Critical Care 2018
  2. Sodium Correction Rate in Hyponatremia and Hypernatremia. MdCal
  3. Tăng Natri máu. Hướng dẫn chẩn đoán điều trị hồi sức tích cực. 2015. Bộ Y Tế
TÀI LIỆU THAM KHẢO
  1. Hypernatremia. Electrolyte Abnormalities. Critical Care 2018
  2. Sodium Correction Rate in Hyponatremia and Hypernatremia. MdCal
  3. Tăng Natri máu. Hướng dẫn chẩn đoán điều trị hồi sức tích cực. 2015. Bộ Y Tế
 2079 lượt xem VIP

DANH MỤC

Bố cục nội dung


ICU & ED chuyển đổi số !

Chuyên về công cụ hỗ trợ thực hành (tools), cập nhật phác đồ điều trị (protocols), hướng dẫn về thủ thuật (procedures), tra cứu về thuốc (drugs) và xét nghiệm (tests), sơ đồ tiếp cận (approach algorithm). Giúp cải thiện tốc độ và độ chính xác trong chẩn đoán và điều trị.
Chuyên về công cụ hỗ trợ thực hành (tools), cập nhật phác đồ điều trị (protocols), hướng dẫn về thủ thuật (procedures), tra cứu về thuốc (drugs) và xét nghiệm (tests), sơ đồ tiếp cận (approach algorithm). Giúp cải thiện tốc độ và độ chính xác trong chẩn đoán và điều trị.
×

Chia sẻ

Phiên bản miễn phí
Phiên bản VIP