ICU & ED
For Doctors and Nurses
Chỉ định truyền máu và chế phẩm máu
Đăng nhập
TÌM KIẾM

Chỉ định truyền máu và chế phẩm máu

Indications for blood and blood product transfusion
 cập nhật: 16/9/2022
Chia sẻ
×

Chia sẻ



GIỚI THIỆU
Truyền máu là cần thiết để cung cấp Oxy đến các tế bào khi nồng độ Hb máu thấp. Tuy nhiên, truyền máu cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro như: phản vệ, tổn thương phổi do truyền máu, quá tải thể tích với suy tim cấp, bệnh truyền nhiễm qua đường máu, tán huyết, hạ thân nhiệt.v.v. Vì vậy, xác định ngưỡng để truyền máu dựa trên khuyến cáo từ kết quả các nghiên cứu là quyết định lâm sàng ưu tiên, đặc biệt trong bối cảnh cấp cứu và hồi sức tích cực. Xem thêm: Tổng quan về truyền máu và chế phẩm máu
Bệnh nhân với huyết động không ổn định và chảy máu đang tiếp diễn(hoặc chảy máu ồ ạt) thì nên truyền theo tỷ lệ 1:1:1 tương ứng với 1 đơn vị hồng cầu khối : 1 đơn vị huyết tương tươi đông lạnh : 1 đơn vị tiểu cầu hoặc tỷ lệ 6:6:1 (khi sử dụng tiểu cầu gạn tách [apheresis]). Về dự đoán truyền máu số lượng lớn thường sử dụng thang điểm ABC. Với các chiến lược trong điều trị Xuất huyết ồ ạt và truyền máu khẩn cấp

Tình trạng Ngưỡng Hb để truyền máu
Bệnh nhân có triệu chứng (vd: thiếu máu cơ tim cục bộ, huyết động không ổn định) 10 g/dL (*)
Bệnh nhân nằm viện
Bệnh động mạch vành có sẵn (trước đó) 8 g/dL (*)
Hội chứng vành cấp, bao gồm nhồi máu cơ tim cấp 8 - 10 g/dL (¶)
Bệnh nhân ICU (huyết động ổn định) 7 g/dL (*)
Xuất huyết tiêu hóa (huyết động ổn định) 7 g/dL (*)
Phẫu thuật chỉnh hình 8 g/dL (*)
Phẫu thuật tim 8 g/dL (*)
Bệnh nhân ngoại trú cấp cứu
Bệnh nhân điều trị ung thư 7 - 8 g/dL (¶)
Chăm sóc giảm nhẹ Khi cần đối với các triệu chứng, những lợi ích của cơ sở điều trị chăm sóc có thể khác nhau
  • * Một số chuyên gia có thể sử dụng các giá trị khác nhau. Ví dụ, bệnh nhân đang bị xuất huyết tiêu hóa, thường rất khó ước tính được lượng máu sẽ là bao nhiêu, và một số chuyên gia khuyến nghị ngưỡng truyền máu là 8 g/dL.
  • ¶ Những khuyến nghị này dựa trên ý kiến của tác giả (Chưa có thử nghiệm lâm sàng lớn nào được thực hiện trong điều kiện này).

Bình thường tiểu cầu 150.000 - 450.000 /µL.Tỷ lệ giảm tiểu cầu trong ICU là 60%, thời gian sống của tiểu cầu trong tuần hoàn khoảng 7 - 10 ngày. 1/3 số tiểu cầu truyền vào bị Lách giữ lại trong hoàn cảnh bình thường. Dấu hiệu kinh điển xuất huyết do giảm tiểu cầu là xuất huyết ở da và niêm mạc. Chảy máu tự nhiên kể cả não xảy ra khi tiểu cầu < 5.000 /µL. Chảy máu sau phẫu thuật xảy ra khi tiểu cầu < 50.000 /µL.
Tình trạng Ngưỡng truyền tiểu cầu khi tiểu cầu
Chảy máu xác định rõ là có liên quan đến giảm số lượng tiểu cầu Bất kể số lượng
Rối loạn chức năng tiểu cầu kèm lâm sàng có chảy máu < 100.000 /µL
Phẫu thuật lớn, phẫu thuật có nguy cơ chảy máu cao (mắt, thần kinh,..) < 100.000 /µL
Chảy máu khối lượng lớn (#), đa chấn thương, chấn thương sọ não < 100.000 /µL
Thủ thuật, phẫu thuật nhỏ < 50.000 /µL
Có nguy cơ chảy máu (hoặc bệnh nhân nặng, nguy cơ tử vong cao) < 20.000 /µL
Dự phòng chảy máu tự nhiên (gồm cả não) < 10.000 /µL
(#) Trường hợp truyền máu khối lượng lớn (do chảy máu khối lượng lớn) nên truyền theo tỷ lệ 1:1:1 của 1 đơn vị khối hồng cầu : 1 đơn vị huyết tương tươi đông lạnh : 1 đơn vị tiểu cầu, bất kể là số lượng tiểu cầu ban đầu bao nhiêu. Hoặc tỷ lệ 6:6:1 (khi sử dụng tiểu cầu gạn tách [apheresis]).
Xem thêm: Giảm tiểu cầu trong ICU
Không truyền tiểu cầu (trừ khi có chảy máu đe dọa tính mạng) trong các trường hợp sau:
  • Giảm tiểu cầu do Heparin (HIT)
  • Ban xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch (ITP)
  • Ban xuất huyết giảm tiểu cầu tắc mạch (TTP)
  • Hội chứng tăng Urê máu tán huyết (HUS)
  • Đông máu rải rác trong lòng mạch (DIC)

Quyết định truyền huyết tương tươi đông lạnh dựa trên sự hiện diện của chảy máu và bất thường xét nghiệm:
  • Thời gian Prothrombin > 1.5 hay INR > 2 và
  • APTT > 2 lần.
Được chỉ định trong các tình trạng:
  • Thiếu nhiều yếu tố đông máu (vd: bệnh gan)
  • Truyền hồng cầu số lượng lớn (do hòa loãng yếu tố đông máu)
  • Đông máu rải rác trong lòng mạch (DIC)
  • Quá liều Warfarin (thuốc kháng vitamin K): Hóa giải tác dụng của kháng vitamin K: 5 - 8 mL/kg huyết tương tươi đông lạnh.
Liều bắt đầu truyền trong đa số các trường hợp 10 - 15 mL/kg (12 - 15 mL/kg trong một số tài liệu khác) hoặc 2 - 4 đơn vị giúp tăng yếu tố đông máu lên 30%.
  • Chống chỉ định: Bù thể tích tuần hoàn

TÀI LIỆU THAM KHẢO
  1. Indications and hemoglobin thresholds for red blood cell transfusion in the adult. Uptodate. Topic 7948 Version 75.0. Date 26/03/2022
  2. Indications for blood and blood product transfusion. NCBI
  3. Truyền tiểu cầu khi nào? Viện huyết học và truyền máu trung ương
 10987 lượt xem VIP

DANH MỤC

Bố cục nội dung


ICU & ED chuyển đổi số !

Chuyên về công cụ hỗ trợ thực hành (tools), cập nhật phác đồ điều trị (protocols), hướng dẫn về thủ thuật (procedures), tra cứu về thuốc (drugs) và xét nghiệm (tests), sơ đồ tiếp cận (approach algorithm). Giúp cải thiện tốc độ và độ chính xác trong chẩn đoán và điều trị.
Chuyên về công cụ hỗ trợ thực hành (tools), cập nhật phác đồ điều trị (protocols), hướng dẫn về thủ thuật (procedures), tra cứu về thuốc (drugs) và xét nghiệm (tests), sơ đồ tiếp cận (approach algorithm). Giúp cải thiện tốc độ và độ chính xác trong chẩn đoán và điều trị.
×

Chia sẻ

Phiên bản miễn phí
Phiên bản VIP