PARKLAND ước tính lượng dịch cần truyền cho bệnh nhân bỏng
Parkland and Modified Parkland Formula Chia sẻ
GIỚI THIỆU
Việc bồi phụ thể tích tuần hoàn với bỏng diện tích nhỏ (<20% ở người lớn, < 10 - 15% ở trẻ em) có thể bồi phụ tốt bằng đường uống. Tuy nhiên, bỏng mức độ nặng với diện tích bỏng lớn (> 20% ở ở người lớn, ≥ 10%[bỏng độ III-IV] và ≥ 15%[bỏng độ II] hoặc kết hợp với bỏng đầu mặt ở trẻ em hoặc > 10% ở người già) thì truyền dịch với Ringer Lactate để dự phòng sốc giảm thể tích trong 24 giờ đầu đóng vai trò quan trọng nhất trong điều trị bệnh nhân bỏng. Công thức Parkland hiện vẫn được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới. Riêng, trường hợp sốc, xử trí theo hướng dẫn của sốc giảm thể tích.
Độ tuổi
Cân nặng (kg)
Diện tích bỏng (%)
Các biểu hiện của hồi sức đầy đủ bao gồm bình thường hóa huyết áp, nhịp tim , thời gian đổ đầy mao mạch và lượng nước tiểu:
- Lượng nước tiểu ở người lớn 0.5 - 1.0 mL/kg/giờ
- Lượng nước tiểu ở trẻ em 1.0 - 1.5 mL/kg/giờ
Trong trường hợp bỏng rải rác không chiếm hết toàn bộ 1 khu vực, ước tính diện tích bỏng theo quy tắc "lòng bàn tay" (gồm cả mặt lòng của các ngón tay) của bệnh nhân ứng với diện tích 1 - 1.5% (thường là 1%). Ngược lại, nếu bỏng hoàn toàn một khu vực da quy ước có thể áp dụng quy tắc số 9 (thường cho người lớn và trẻ em > 15 tuổi) hoặc biểu đồ LUND-BROWDER (thường áp dụng cho trẻ em < 15 tuổi).
Quy tắc số 9 thường được sử dụng để ước tính diện tích bỏng. Với toàn bộ diện tích đầu hoặc toàn bộ diện tích 1 tay là 9%, mỗi mặt phía trước hoặc sau ứng với 4.5%. Toàn bộ diện tích mặt trước hoặc sau của thân hoặc toàn bộ diện tích 1 chân là 18%. Với mỗi mặt trước hoặc sau của chân là 9% (mỗi mặt trước hoặc sau của thân là 18%). Vùng đáy chậu (bộ phận sinh dục và hậu môn) là 1%.
Bỏng chiếm hết 1 khu vực | Diện tích bỏng (%) | |
---|---|---|
Đầu và cổ | Toàn bộ | 9 |
1 mặt trước hoặc sau đầu cổ | 4.5 | |
Riêng 1 mặt trước hoặc sau cổ | 1 | |
Tay | Toàn bộ 1 tay | 9 |
1 mặt trước hoặc sau 1 tay | 4.5 | |
Thân mình | Toàn bộ | 36 |
1 mặt trước hoặc sau(gồm cả mông) | 18 | |
Chân | Toàn bộ 1 chân | 18 |
1 mặt trước hoặc sau 1 chân | 9 | |
Đáy chậu (bộ phận sinh dục và quanh hậu môn) | 1 |
Thường áp dụng biểu đồ Lund-Browder cho trẻ < 15 tuổi (vẫn có thể áp dụng cho người lớn).
Các khu vực thay đổi phụ thuộc tuổi. A,B,C tương ứng với 1 mặt trước hoặc sau
Khu vực (không phụ thuộc tuổi) |
Diện tích (%) |
---|---|
Cổ | 1 |
Mặt trước hoặc sau 1 cánh tay | 2 |
Mặt trước hoặc sau 1 cẳng tay | 1.5 |
Mặt trước hoặc sau 1 bàn tay | 1.5 |
Mặt trước hoặc sau thân mình(không gồm mông) | 13 |
1 mông | 2.5 |
Mặt trước(mu) hoặc sau (lòng và gót) chân | 1.75 |
Vùng đáy chậu (bộ phận sinh dục và quanh hậu môn) | 1 |
Tuổi và diện tích bỏng (%) | |||||
---|---|---|---|---|---|
< 1 | 1 | 5 | 10 | 15 | Người lớn |
A đầu (1 mặt trước hoặc sau) | |||||
9.5 | 8.5 | 6.5 | 5.5 | 4.5 | 3.5 |
B đùi (1 mặt trước hoặc sau) | |||||
2.75 | 3.25 | 4 | 4.25 | 4.5 | 4.75 |
C cẳng chân (1 mặt trước hoặc sau) | |||||
2.5 | 2.5 | 2.75 | 3 | 3.25 | 3.5 |
Phân độ đơn giản theo biểu hiện lâm sàng
Độ | Biểu hiện lâm sàng | Thời gian lành |
---|---|---|
I | Đỏ ửng da, khô, đau đớn | Vài ngày |
II | Đỏ, sưng, ẩm ướt, phồng rộp(phồng nước), khóc lóc, rất đau đớn | 2-3 tuần hoặc hơn hoặc tiến triển thành bỏng độ III |
III | Trắng(hoặc nâu), dày dai, khô, mất cảm giác đau | Cần phải cắt lọc |
IV | Nâu, như than cháy, khô, mất cảm giác: Bỏng đến cấu trúc sâu như gân, cơ và xương |