Đường lấy máu trong CRRT
Access in CRRT Chia sẻ
- GIỚI THIỆU
- ĐẶC TÍNH VÀ TIÊU CHÍ LỰA CHỌN CATHETER
- Đặt tính Catheter
- Tiêu chí lựa chọn catheter
- ĐƯỜNG LẤY MÁU
- Loại catheter
- Kích cỡ và chiều dài catheter
- Vị trí đặt catheter
- Catheter tĩnh mạch cảnh trong
- Catheter tĩnh mạch dưới đòn
- Catheter tĩnh mạch đùi
- PHÒNG NGỪA VÀ XỬ TRÍ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN CATHETER
- Chuẩn bị và đặt catheter
- Trong lúc lọc máu
- Phòng ngừa nhiễm trùng catheter
- TÀI LIỆU THAM KHẢO
GIỚI THIỆU
Loại catheter và thủ thuật đặt catheter (vị trí đặt, bảo tồn catheter)
ảnh hưởng đến hiệu quả của liệu pháp thay thế thận(RRT) và nguy cơ rối loạn chức năng catheter. Vị trí ưu tiên đặt catheter là tĩnh mạch cảnh trong phải, nhất là đối với các
trường hợp thận nhân tạo ngắt quãng(IHD) cần tốc độ lấy máu (Qb) cao (> 200 ml/ph). Các thao tác cần đảm bảo vô trùng và chăm sóc tốt như CVC để
giảm nguy cơ nhiễm trùng. Vị trí đặt cathter không làm thay đổi tỷ lệ nhiễm trùng catheter,
ngoài trừ một số trường hợp đặc biệt (tránh vị trí tĩnh mạch cảnh khi BMI
< 24 kg/m2, tránh tĩnh mạch đùi khi BMI > 28kg/m2). Không khuyến cáo chọn tĩnh mạch dưới đòn.
- Độ dầy: đường kính trong mỗi lumen đủ lớn (<11G), kích thước catheter nhỏ nhất có thể.
- Độ cứng chắc.
- Tính mềm dẻo.
- Không bị tiêu hủy.
- Chất liệu: silicon (mềm, dẻo, dễ xẹp), polyurethan (hầu hết được sử dụng hiện nay).
- Cung cấp lưu lượng máu cao.
- Ít gây tổn thương mạch máu.
- Nguy cơ huyết khối thấp.
- Tương thích sinh học.
- Không xẹp dưới áp lực âm.
- Nguy cơ thấp “Recirculation”.
Catheter lọc máu là catheter đường hầm hay catheter thường ?
- Ưu điểm catheter hầm: giảm nhiễm trùng, ổn định cơ học, thời gian sử dụng lâu.
- CDC và KDOQI khuyến cáo dùng catheter hầm nếu thời gian lọc máu kéo dài (> 1-3 tuần).
- Thời gian RRT trung bình trong AKI khoảng 12 ngày; đặt catheter hầm là kỹ thuật khó nên thường trì hoãn khi bắt đầu RRT.
- Không có mốc thời gian cụ thể để chuyển sang catheter hầm.
- Đường kính ngoài 11-14 Fr.
- Đặt ở các tĩnh mạch lớn để đảm bảo lưu lượng máu và giảm nguy cơ “recirculation”.
- Chiều dài catheter tối ưu:
- 12-15 cm (tĩnh mạch cảnh trong phải).
- 15-20 cm (tĩnh mạch cảnh trong trái).
- 19-24 cm (TM đùi).
- Lựa chọn đầu tiên: tĩnh mạch cảnh trong phải.
- Lựa chọn thứ hai: tĩnh mạch đùi.
- Lựa chọn thứ ba: tĩnh mạch cảnh trong trái.
- Lựa chọn cuối cùng: tĩnh mạch dưới đòn với sự ưu tiên cho bên chiếm ưu thế.
- Ưu điểm:
- Dễ thực hiện.
- Ít nguy cơ tràn khí.
- Có thể kiểm soát chảy máu.
- Gần nhĩ (P).
- Không lý tưởng lưu catheter kéo dài.
- Khó chăm sóc, băng ép.
- Gây khó chịu.
- Ưu điểm:
- Giảm nguy cơ nhiễm trùng.
- Dễ chăm sóc, cố định.
- Ít xẹp tĩnh mạch.
- Nguy cơ tràn khí, tràn máu.
- Khó băng ép khi chảy máu.
- Dễ đâm vào động mạch.
- Đòi hỏi kinh nghiệm.
- Ưu điểm:
- Dễ xác định vị trí, dễ thực hiện.
- Dễ băng ép khi chảy máu.
- Nguy cơ cao nhiễm trùng.
- Phải bất động.
- Không tối ưu cho bệnh nhân béo phì.
Phòng ngừa và xử trí các vấn đề liên quan catheter | |
---|---|
Lựa chọn loại catheter | |
Chất liệu |
|
Đường kính | 12 đến 16 Frech (4 - 5 mm) |
Chiều dài |
|
Lòng | Catheter 2 lòng (2 catheter 1 lòng ít sử dụng) |
Đường hầm | Catheter đường hầm khó đặt |
Lựa chọn vị trí đặt | |
Tĩnh mạch đùi và cảnh trong phải tốt hơn cảnh trong trái. | |
Tĩnh mạch cảnh trong phải nên được lựa chọn trong lọc máu ngắt quãng nếu lưu lượng máu > 200 mL/phút. | |
Vị trí tĩnh mạch dưới đòn nên tránh | |
Nên đặt dưới hướng dẫn siêu âm | |
Vị trí catheter | |
Phần trên | Đầu catheter đặt vào nhĩ phải hoặc tĩnh mạch chủ trên. Kiểm tra trên Xquang. |
Phần dưới | Đầu catheter đặt vào tĩnh mạch chủ dưới. |
Phòng ngừa và xử trí các vấn đề liên quan catheter | |
---|---|
Trong lúc lọc máu | |
Flush (bơm rửa) | Sử dụng nước muối bơm catheter trước và sau mỗi lần lọc máu. |
Áp lực |
|
Chiều dài |
|
Lock (khóa) |
|
Clamp (kẹp) | Kẹp lại cẩn thận sau mỗi lần lọc |
Trường hợp có "vấn đề" | |
Bệnh nhân | Thử thay đổi tư thế bệnh nhân. |
Bơm rửa |
|
Catheter | Thử xoay catheter |
Lòng |
|
Locks | Lock với thuốc ly giải fibrin chưa được khuyến cáo. |
Liều RRT | Kiểm tra KT/V nếu lọc ngắt quãng và xem xét thay catheter. |
Phòng ngừa nhiễm trùng catheter lọc máu | |
---|---|
Lựa chọn catheter lọc máu | |
Nòng | Không có sự khác biệt giữa catheter 2 nòng và catheter 2 nòng đơn được đặt cạnh nhau về mặt nhiễm trùng |
Đường hầm hóa catheter | Không được khuyến cáo khi bắt đầu RRT |
Catheter được tráng kháng sinh | Việc sử dụng hiện nay không được khuyến cáo và nên giới hạn việc sử dụng chúng tại những đơn vị có nguy cơ cao nhiễm trùng catheter lọc máu mặc dù đã thực hiện chiến lược phòng ngừa đầy đủ |
Lựa chọn vị trí đặt catheter | |
Không có sự khác nhau giữa vị trí đặt catheter tĩnh mạch đùi hoặc tĩnh mạch cảnh trong về mặt nhiễm trùng | |
Bác sĩ lâm sàng nên cẩn trọng với vị trí đặt catheter tĩnh mạch đùi trong trường hợp chỉ số khối cơ thể (BMI) cao, và vị trí đặt catheter tĩnh mạch cảnh trong trong trường hợp chỉ số khối cơ thể (BMI) thấp |