Bệnh thận mạn: tiến triển và biến chứng
Phòng ngừa tiến triển bệnh thận mạn Chia sẻ
GIỚI THIỆU
Nếu không có biện pháp can thiệp phù hợp, BTM có xu hướng tiến triển, gây mất dần
chức năng thận và sẽ đi đến giai đoạn cuối. Tốc độ giảm chức năng thận tăng theo mức
độ nặng bệnh.
Can thiệp ở giai đoạn bệnh sớm có thể giúp giảm tốc độ tiến triển bệnh đến giai đoạn
cuối, can thiệp càng sớm càng hiệu quả, thậm chí có thể làm bệnh ngừng tiến triển. Một
số trường hợp bệnh có thể thoái lui một phần.
- Biến cố tim mạch: thường gặp nhất. Tỷ lệ mắc tăng theo giai đoạn BTM. Thường quan sát thấy THA, suy tim, bệnh tim thiếu máu cục bộ, tai biến mạch não, bệnh mạch máu ngoại vi.
- Rối loạn khoáng xương và khoáng hóa xương: tỷ lệ mắc tăng theo giai đoạn BTM. Thường quan sát thấy loãng xương, yếu xương, canxi hóa ngoài xương, và gãy xương bệnh lý.
- Thiếu máu: tỷ lệ mắc và mức độ thiếu máu tăng theo giai đoạn BTM.
- Rối loạn điện giải và thăng bằng kiềm toan, thường quan sát thấy toan máu, đặc biệt là tăng Kali máu ở giai đoạn cuối.
- Nhiễm trùng.
- Suy thận, xơ thận, tử vong.
- Một số biến chứng khác, phụ thuộc vào căn nguyên gây BTM.
Ưu tiên việc ngăn ngừa tiến triển BTM bằng cách kiểm soát các yếu tố nguy cơ ảnh
hưởng đến thận như có protein nước tiểu, THA, ĐTĐ, bệnh tim mạch, béo phì, tắc nghẽn
đường tiết niệu, toan chuyển hóa, tổn thương thận cấp, dùng chất gây độc thận hoặc suy
tim phải nhập viện.
- Tránh sử dụng NSAID không cần thiết cũng như các thuốc có khả năng gây suy thận khác (aminoglycosides, thuốc chống virus – acyclovir, cidofovir). Cần tra cứu các thuốc phải chỉnh liều theo chức năng thận trước khi kê đơn.
- Cân nhắc khi chỉ định và thận trọng khi sử dụng thuốc cản quang.
- Suy thận do thuốc cản quang được xác định khi có mất chức năng thận >30% hoặc tăng creatinin lên 0,5 mg/dL so với trước tiêm thuốc, xuất hiện trong vòng 3 ngày đầu sau dùng thuốc cản quang và không tìm thấy nguyên nhân khác. Tình huống này thường xảy ra ở người lớn tuổi, suy tim, đái tháo đường, bệnh thận mạn, đặc biệt khi MLCT ước tính <30ml/phút, trước đó có tổn thương thận cấp, mất nước, nhồi máu cơ tim, shock, liều thuốc cản quang cao, thiếu máu, tụt huyết áp, sử dụng đồng thời thuốc gây độc thận và lợi tiểu liều cao. Nếu có thể, nên ưu tiên sử dụng phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác. Nếu việc sử dụng thuốc cản quang là không thể tránh được, nên sử dụng liều thấp nhất có thể, và tránh sử dụng liều lặp lại.
- Hạn chế tối đa những tình huống nguy cơ. Khuyến cáo nên dừng sử dụng thuốc lợi tiểu ít nhất 4 – 6 ngày trước, truyền dịch hoặc uống nhiều nước.
- Một vài thuốc có thể làm thay đổi huyết động cầu thận, làm giảm tưới máu thận và làm tăng nguy cơ độc thận của các thuốc khác.
- Phần lớn các thuốc này dùng để bảo vệ tim, bảo vệ thận (ví dụ SGLT2i, RASi, MRA, lợi tiểu…).
- Tuy nhiên không nên sử dụng phối hợp các thuốc này với liều cao hoặc nhiều loại cùng lúc, vì việc này có thể gây suy thận chức năng hoặc làm tăng nguy cơ độc thận của các thuốc khác (mất nước đột ngột, tụt huyết áp, tăng Kali máu), nhất là khi phối hợp với NSAIDs.