Lưu ý trong sử dụng thuốc ở bệnh nhân bệnh thận mạn
Một số thuốc có nguy cơ gây độc thận Chia sẻ
GIỚI THIỆU
Một số thuốc có thể gây tổn thương thận cấp thông qua giảm lưu lượng máu đến thận,
giảm áp lực lọc cầu thận và viêm ống kẽ thận cấp. Một số loại thuốc có thể gây tác dụng
phụ lên những cơ quan khác khi sử dụng ở bệnh nhân(BN) bệnh thận mạn(BTM). Những thuốc có cơ chế gây tổn
thương thận tương tự nhau có thể gây tác dụng hiệp đồng khi sử dụng đồng thời.
Một số thuốc có nguy cơ gây độc thận | |||
---|---|---|---|
Thuốc/ Nhóm thuốc |
Cơ chế | Thuốc/ Nhóm thuốc |
Cơ chế |
Kháng sinh aminoglycoside | Tổn thương ống thận do ức chế ribosome, gốc oxy hóa | Kháng sinh cephalosporin | Tổn thương ống thận do quá mẫn, gây độc trực tiếp, bệnh trụ niệu do tinh thể |
Vancomycin | Tổn thương ống thận do gây
độc trực tiếp, viêm, gốc oxy
hóa. Tổn thương trực tiếp cầu thận |
Colistin | Tổn thương ống thận do gốc oxy hóa, viêm, colistin gắn màng phospholipid (-) |
Amphotericin B | Tổn thương ống thận do gây
độc trực tiếp, viêm, gốc oxy
hóa. Tổn thương trực tiếp cầu thận |
CNI | Co tiểu động mạch đến
Tổn thương trực tiếp ống
thận, gốc oxy hóa Xơ hóa khoảng kẽ |
Thuốc ức chế RAAS | Giãn tiểu động mạch đi của
cầu thận. Giảm áp suất nội cầu thận |
Lợi tiểu | Giảm tưới máu thận do
giảm thể tích tuần hoàn
Viêm ống kẽ thận cấp Quá mẫn |
Thuốc nhuộm màu nhóm azo gây tê niêm mạc đường tiết niệu | Tổn thương trực tiếp ống thận Tắc nghẽn ống thận do vi tinh thể |
Kháng sinh quinilone | Bệnh ống thận do tinh thể |
NSAID | Giảm tưới máu thận do ức chế tổng hợp prostaglandin | Kháng sinh penicillin | Tổn thương ống thận do
quá mẫn, viêm. Hiếm gặp |
Hợp chất chứa nguyên tố lithium | Tổn thương trực tiếp ống thận | Methotrexate | Giảm tưới máu thận. Tổn thương ống thận do gây độc trực tiếp. |
PPI | Chưa rõ ràng
Tổn thương ống thận do toan hóa, rối loạn chuyển hóa Ca-P |
Acyclovir | Bệnh ống thận do tinh thể |
Thuốc cản quang | Giảm tưới máu thận do co
mạch
Tổn thương trực tiếp ống thận |
Rifampin | Tổn thương trực tiếp ống thận, quá mẫn |
TMP/SMX | Tổn thương trực tiếp ống thận
Bệnh thận vi tinh thể Quá mẫn |
Tetracyclin | Bệnh thận vi tinh thể Viêm ống kẽ thận cấp |
- Tránh hoặc hạn chế tối đa việc sử dụng các thuốc có nguy cơ gây độc thận ở người mắc BTM, ưu tiên sử dụng các thuốc thay thế nếu có thể.
- BN sử dụng các thuốc có nguy cơ gây độc thận cần được theo dõi chức năng thận, MLCT, điện giải đồ và nồng độ thuốc định kỳ.
- Thường xuyên điều chỉnh liều các thuốc có nguy cơ gây độc thận dựa trên chức năng thận của BN.
- Người trưởng thành mắc BTM cần được bác sỹ tư vấn trước khi sử dụng các thuốc không kê đơn hoặc các loại thực phẩm chức năng bổ sung protein (đạm thận).
- Không sử dụng các bài thuốc dân gian thảo dược cho người mắc BTM. (1B)
- Nên tạm ngừng sử dụng các thuốc có nguy cơ gây độc thận và các thuốc thải trừ qua thận cho BN có MLCT < 60ml/phút/1,73m2 mắc kèm các bệnh lý nghiêm trọng do làm tăng nguy cơ TTTC. Một số thuốc hay gặp gồm: các thuốc ức chế RAAS (thuốc ức chế men chuyển, thuốc đối kháng thụ thể angiotensin, thuốc kháng aldosterone, thuốc ức chế renin trực tiếp), lợi tiểu, thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID), metformin, hợp chất chứa nguyên tố lithium, digoxin.
- Tránh hoặc hạn chế sử dụng các thuốc NSAID và ưu tiên sử dụng paracetamol thay cho NSAID để giảm đau ở người mắc BTM.
- Tránh hoặc hạn chế sử dụng kháng sinh nhóm aminoglycoside và vancomycin ở BN BTM.
- Hạn chế việc sử dụng thuốc cản quang chứa iod và thuốc đối quang từ chứa Gadolinium ở người mắc BTM (xem ở phần sau của hướng dẫn).
- Cần cân nhắc khi khởi trị thuốc đối kháng RAAS ở BN có MLCT <30 ml/phút/1,73m2 ; theo dõi định kỳ HA, chức năng thận và điện giải đồ cho BN đang điều trị thuốc ức chế RAAS, đặc biệt trong vòng 2 – 4 tuần kể từ khi bắt đầu khởi trị; ngừng sử dụng các thuốc ức chế RAAS nếu BN có tăng kali máu hoặc tăng creatinine máu >25% so với mức nền trước khi điều trị.
- Tránh sử dụng các thuốc CNI ở BN mắc BTM.
- Tránh sử dụng các thuốc chứa lithium ở BN BTM mắc rối loạn cảm xúc lưỡng cực.
- Metformin có thể được tiếp tục sử dụng cho BN có MLCT ≥ 45ml/phút/1,73m2; cân nhắc sử dụng cho BN có MLCT 30-44ml/phút/1,73m2; ngừng sử dụng cho BN có MLCT <30 ml/phút/1,73m2. (1C)
- Các thuốc ức chế bơm proton nên được sử dụng cho người mắc BTM với liều tối thiểu và trong thời gian ngắn nhất có thể.
- Tránh sử dụng thuốc chống nấm amphotericin B (ở mọi dạng bào chế) cho người mắc BTM.
- Tránh sử dụng thuốc điều trị ung thư cisplatin cho người mắc BTM.