ICU & ED
For Doctors and Nurses
Sử dụng thuốc đối quang từ chứa GADOLINIUM ở bệnh nhân bệnh thận mạn
Đăng nhập
TÌM KIẾM

Sử dụng thuốc đối quang từ chứa GADOLINIUM ở bệnh nhân bệnh thận mạn

Gadolinium có liên quan đến bệnh xơ hóa toàn thể do thận(NSF)
 cập nhật: 24/12/2024
Chia sẻ
×

Chia sẻ



GIỚI THIỆU
  • Gadolinium: Gadolinium là một kim loại được sử dụng trong hầu hết các thuốc đối quang từ vì nó có tính thuận từ mạnh giúp phân biệt tổ chức bình thường và tổ chức bất thường. Gadolinium được tạo phức với các phối tử hữu cơ nhằm giảm độc tính, tạo thành các thuốc đối quang từ chứa Gadolinium (TĐQTCG). TĐQTCG chủ yếu phân bố ở dịch ngoại bào, ít gắn với protein và chủ yếu bài tiết qua nước tiểu. Tuy nhiên, một số TĐQTCG gắn kết với protein rõ rệt hơn và/hoặc bài tiết một phần qua mật.
  • Bệnh xơ hóa toàn thể do thận (nephrogenic systemic fibrosis – NSF): Bệnh xơ hóa toàn thể do thận là tình trạng xơ hóa toàn thân có khả năng gây suy nhược và có thể dẫn đến tử vong xảy ra ở những BN bị TTTC hoặc BTM giai đoạn 4,5 (MLCT < 30ml/phút/1,73m2). Biểu hiện lâm sàng: thường xuất hiện ở da và tổ chức dưới da (da dày lên, ngứa, thay đổi sắc tố) và một số trường hợp có thể xơ hóa tiến triển các cơ quan khác như thực quản, tim, phổi, hệ cơ xương. Chẩn đoán xác định dựa vào sinh thiết cơ quan tổn thương (hay sử dụng nhất trên lâm sàng là sinh thiết da).

Phân loại thuốc TĐQTCG dựa theo nguy cơ NSF
Nhóm Tên hoạt chất Cấu trúc Đặc điểm
I Gadodiamide Mạch hở
Điện tích trung hòa
Liên quan đến số lượng lớn nhất BN bị NSF, tương ứng là 70%, 4,8% và 20% với các hoạt chất Gadodiamide, Gadoversetamid, Gadopentetate dimeglumine.
Nhóm TĐQTCG này không còn được lưu hành trên thị trường Hoa Kỳ và châu Âu
Gadopentetate dimeglumine Mạch hở
Mang điện tích
II Gadobenate dimeglumine Mạch hở
Mang điện tích
Liên quan đến một vài ca bệnh NSF được báo cáo.
Một nghiên cứu phân tích hệ thống trên 4931 BN NSF, không ghi nhận BN nào sử dụng TĐQTCG nhóm II
Gadobutrol Vòng lớn
Điện tích trung hòa
Gadoterate meglumine Vòng lớn
Mang điện tích
III Gadoxetate disodium Mạch hở
Mang điện tích
Dữ liệu nghiên cứu còn hạn chế do sử dụng chưa đủ nhiều.
Gadoxetate disodium chủ yếu được sử dụng để phát hiện các tổn thương gan

  • BN đang điều trị thay thế thận, TTTC, BTM giai đoạn 4-5 sử dụng TĐQTCG nhóm I(đặc biệt khi sử dụng liều cao) có nguy cơ mắc NSF cao nhất.
  • Nguy cơ mắc NSF khác nhau giữa các nhóm TĐQTCG: Nhóm I nguy cơ cao nhất; nhóm II nguy cơ rất thấp; nhóm III nguy cơ thấp nhưng chưa đủ bằng chứng.
  • Nguy cơ mắc NSF tăng lên nếu sử dụng TĐQTCG nhóm I với liều lượng lớn hơn. Nguy cơ liên quan đến liều của nhóm II và III vẫn chưa được báo cáo, tuy nhiên nên sử dụng liều TĐQTCG thấp nhất có thể.
  • Không nên trì hoãn sử dụng TĐQTCG nhóm II nếu chỉ định chụp cộng hưởng là cần thiết. - Không bắt buộc sàng lọc chức năng thận nếu sử dụng TĐQTCG nhóm II nhưng bắt buộc nếu sử dụng TĐQTCG nhóm III.
  • Không cần hội chẩn giữa bác sỹ điện quang và bác sỹ lâm sàng khi sử dụng TĐQTCG nhóm II, nhưng cần hội chẩn nếu sử dụng TĐQTCG nhóm III, đặc biệt ở BN có MLCT < 30ml/phút/1,73m2 hoặc BN có TTTC.
  • Nguy cơ mắc NSF rất thấp với liều tiêu chuẩn (0,1mmol/kg) TĐQTCG nhóm II ngay cả ở BN có MLCT < 30ml/phút/1,73m2 hoặc BN bị TTTC.
  • Không có chỉ định điều trị dự phòng NSF, nên chờ chức năng thận hồi phục trước khi sử dụng TĐQTCG và nên sử dụng TĐQTCG nhóm II.
  • Không sử dụng lọc máu hoặc thay đổi kế hoạch lọc máu khi sử dụng TĐQTCG nhóm II và III.
  • Sử dụng liều lượng theo hướng dẫn sử dụng của TĐQTCG nhóm II và III không có nguy cơ gây tổn thương thận đáng kể trên lâm sàng.
  • Nếu BN có chỉ định sử dụng TĐQTCG nhóm II và III nhiều lần, không nên trì hoãn sử dụng. Nếu chỉ định chụp cộng hưởng từ có thể trì hoãn thì nên trì hoãn 24 tiếng hoặc thực hiện lọc máu để thúc đẩy quá trình thải TĐQTCG.
  • Các khuyến cáo trên vẫn được áp dụng cho BN đang dùng thuốc độc cho thận, BN hóa trị liệu hoặc đang sử dụng thuốc cản quang.
  • Các khuyến cáo trên vẫn được áp dụng cho BN nhi. Nguy cơ mắc NSF ở trẻ em là thấp, dù dữ liệu còn hạn chế. Nên sử dụng công thức Bedside Schwartz hoặc công thức CKiD dựa vào creatinine – cystatin C để đánh giá MLCT ở trẻ em.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
  1. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh thận mạn và một số bệnh lý thận. Số 2388/QĐ-BYT. 12/08/2024. Bộ Y Tế
TÀI LIỆU THAM KHẢO
  1. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh thận mạn và một số bệnh lý thận. Số 2388/QĐ-BYT. 12/08/2024. Bộ Y Tế
 2 lượt xem VIP

DANH MỤC

Bố cục nội dung


ICU & ED chuyển đổi số !

Chuyên về công cụ hỗ trợ thực hành (tools), cập nhật phác đồ điều trị (protocols), hướng dẫn về thủ thuật (procedures), tra cứu về thuốc (drugs) và xét nghiệm (tests), sơ đồ tiếp cận (approach algorithm). Giúp cải thiện tốc độ và độ chính xác trong chẩn đoán và điều trị.
Chuyên về công cụ hỗ trợ thực hành (tools), cập nhật phác đồ điều trị (protocols), hướng dẫn về thủ thuật (procedures), tra cứu về thuốc (drugs) và xét nghiệm (tests), sơ đồ tiếp cận (approach algorithm). Giúp cải thiện tốc độ và độ chính xác trong chẩn đoán và điều trị.
×

Chia sẻ

Phiên bản miễn phí
Phiên bản VIP