COVID-19: Sảng
ở bệnh nhân COVID-19 Chia sẻ
GIỚI THIỆU
Những điểm chính trong điều trị Sảng ở bệnh nhân COVID-19
- Tránh thuốc gây sảng (benzodiazepin, kháng histamin, kháng cholinergic).
- Thường xuyên giúp người bệnh tái định hướng bản thân, không gian, thời gian, mọi sự việc xung quanh.
- Tối đa hóa liên lạc với gia đình và nhân viên bằng màn hình điện tử.
- Vận động sớm (ra khỏi giường).
- Tăng cường chu kì thức – ngủ bằng cách sử dụng đèn phòng và kích thích.
- Loại bỏ kịp thời các chướng ngại không cần thiết, catheter, đường truyền và các thiết bị khác.
- Đảm bảo sử dụng kính/máy trợ thính khi người bệnh đủ tỉnh táo.
- Cần điều trị các vấn đề y khoa có thể là yếu tố thúc đẩy sảng nếu các điều trị này và phù hợp với mục tiêu chăm sóc (rối loạn điện giải, tăng ammoniac máu, táo bón, nhiễm trùng).
- Đối với kích động/hung hăng nặng hoặc không đáp ứng điều trị không dùng thuốc.
- Haloperidol 0,5 – 1mg tiêm tĩnh mạch/uống khi cần. Nếu người bệnh kích động nặng và không có đường truyền tĩnh mạch, có thể tiêm bắp.
- Nếu không thể giảm kích động trong vòng 30 phút, tăng gấp đôi liều. Tiếp tục tăng liều khi cần, đến liều tối đa là 6mg uống/tiêm tĩnh mạch/tiêm bắp mỗi lần. Không dùng quá 20mg trong 24 giờ.
- Một khi đã xác định được liều hiệu quả, tiếp tục dùng liều cố định mỗi 6 – 8 giờ, và thêm một liều (như liều đang dùng) mỗi 4 – 6 giờ khi cần đối với cơn kích động đột xuất.
- Nếu mục tiêu chăm sóc không phải chỉ tập trung vào sự thoải mái thì nên cân nhắc kiểm tra QTc và tránh hoặc ngưng Haloperidol nếu QTc > 500msec.
- Đối với kích động kháng trị với haloperidol: Thêm benzodiazepin ở người
bệnh đang dùng haloperidol thì an toàn hơn dùng đơn độc benzodiazepin.