ICU & ED
For Doctors and Nurses
COVID-19: Dự phòng viêm phổi liên quan đến thở máy
Đăng nhập
TÌM KIẾM

COVID-19: Dự phòng viêm phổi liên quan đến thở máy

ở bệnh nhân COVID-19
 cập nhật: 14/10/2021
Chia sẻ
×

Chia sẻ

Dùng Camera điện thoại(người nhận) quét mã QR Code




GIỚI THIỆU
Tuân thủ thực hiện gói dự phòng viêm phổi liên quan thở máy (VPLQTM) và xử trí tình trạng khó thở kháng trị là điểm mấu chốt trong chăm sóc bệnh nhân COVID-19 thở máy.

  1. Vệ sinh tay (rửa tay, sát khuẩn cồn, găng tay)
  2. Nửa ngồi (nâng cao 30~45 độ)
  3. Vệ sinh khoang miệng (giữ ẩm, chải răng, sát khuẩn khoang miệng bằng chlorhexidin)
  4. Tránh an thần quá (mức an thần RASS -1~1, cắt an thần vào ban ngày)
  5. Quản lý dây thở (dẫn lưu ngưng tụ, không thay định kỳ)
  6. Quản lý cuff (duy trì áp lực cuff phù hợp, hút ngắt quãng hạ thanh môn)
  7. Thử nghiệm đánh giá tự thở ( SBT) hàng ngày đánh giá khả năng rút ống và rút ống sớm
  8. Nếu được cho rời giường sớm (ngồi dậy, chuyển sang xe lăn, giải phóng lưng)
  9. Dự phòng loét dạ dày hành tá tràng (Sucralfat, thuốc ức chế bơm proton – PPI, thuốc kháng receptor H2)
  10. Dự phòng huyết khối tĩnh mạch sâu.

  • Nếu có thể và phù hợp, đưa ra chẩn đoán phân biệt và điều trị bất kì nguyên nhân cơ bản nào ngoài COVID-19
  • Điều trị khó thở không dùng thuốc
  • Tư thế: cho người bệnh ngồi dậy trên giường (nếu được). Thay đổi tư thế thường xuyên để giảm thiểu nguy cơ loét tì đè vùng cùng cụt.
  • Quạt đầu giường hoặc quạt cầm tay để thổi gió vào mặt. 
  • Kĩ thuật thư giãn, tập thở
  • Khó thở có thể kháng trị với liệu pháp không dùng thuốc, điều trị nguyên nhân nền tảng và thở oxy. Người bệnh đang thở máy cũng có thể còn cảm giác khó thở. 
  • Khó thở kháng trị (khó thở dù đã tối ưu hóa các điều trị đặc hiệu khác) NÊN được điều trị với opioid liều thấp (lo âu thường được giải quyết khi giảm khó thở).
  • Opioid hiếm khi gây ức chế hô hấp đáng kể khi dùng theo liều khuyến cáo. 
  • Nên dùng kèm thuốc nhuận trường để hạn chế tác dụng phụ táo bón của opioid.
  • Liều khởi đầu là 3mg uống (hoặc 1mg tiêm tĩnh mạch chậm/tiêm dưới da), đánh giá lại mức độ khó thở sau 60 phút nếu uống, 15 phút nếu tiêm mạch, có thể lặp lại mỗi 1 giờ khi cần hoặc khó thở chưa giảm. 
  • Khi khó thở đã cải thiện với liều khởi đầu như trên, cân nhắc kê toa Morphin định kỳ mỗi 4 giờ nếu còn khó thở dai dẳng trong ngày, sử dụng liều có hiệu quả đã dùng trước đó. Có thể thêm liều cứu hộ Morphine khi có cơn khó thở đột xuất, liều cứu hộ bằng khoảng 10% tổng liều Morphine dùng trong 24 giờ qua. 
  • Đối với khó thở nặng hoặc không cải thiện với liều khởi đầu như trên, xem lưu đồ chăm sóc người bệnh COVID-19. 
  • Đối với người bệnh suy thận, ưu tiên dùng fentanyl vì ít nguy cơ tác dụng phụ gây độc thần kinh (rung giật cơ, sảng)
  • Liều khởi đầu là: 10 – 20 μcg tiêm tĩnh mạch chậm, đánh giá lại mức độ khó thở sau 15 phút, có thể lặp lại mỗi 1 giờ khi cần hoặc khó thở chưa giảm. 
  • Khi khó thở đã cải thiện với liều khởi đầu như trên, nhưng triệu chứng khó thở còn dai dẳng, cần nhiều liều Fentanyl thường xuyên, cân nhắc bắt đầu Fentanyl truyền tĩnh mạch liên tục (bằng cách tính tổng các liều đơn Fentanyl đã dùng trong ngày chia cho 24 giờ để có tốc độ truyền phù hợp) và thêm liều cứu hộ Fentanyl khi cần bằng khoảng 10% tổng liều hằng ngày. 
  • Đối với khó thở nặng hoặc không cải thiện với liều khởi đầu như trên, xem lưu đồ chăm sóc người bệnh COVID-19.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
  1. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 (Ban hành kèm theo Quyết định số 4689/QĐ-BYT ngày 06 tháng 10 năm 2021 của Bộ Y tế)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
  1. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 (Ban hành kèm theo Quyết định số 4689/QĐ-BYT ngày 06 tháng 10 năm 2021 của Bộ Y tế)
 420 lượt sử dụng

DANH MỤC


ICU & ED chuyển đổi số !

Chuyên về công cụ hỗ trợ thực hành (tools), cập nhật phác đồ điều trị (protocols), hướng dẫn về thủ thuật (procedures), tra cứu về thuốc (drugs) và xét nghiệm (tests), sơ đồ tiếp cận (approach algorithm). Giúp cải thiện tốc độ và độ chính xác trong chẩn đoán và điều trị.
Chuyên về công cụ hỗ trợ thực hành (tools), cập nhật phác đồ điều trị (protocols), hướng dẫn về thủ thuật (procedures), tra cứu về thuốc (drugs) và xét nghiệm (tests), sơ đồ tiếp cận (approach algorithm). Giúp cải thiện tốc độ và độ chính xác trong chẩn đoán và điều trị.
×

Kích vào đây để tải về

Chia sẻ

Dùng Camera điện thoại quét mã QR Code