ICU & ED
For Doctors and Nurses
COVID-19: Kiểm soát glucose máu
Đăng nhập
TÌM KIẾM

COVID-19: Kiểm soát glucose máu

cho bệnh nhân COVID-19
 cập nhật: 22/11/2021
Chia sẻ
×

Chia sẻ

Dùng Camera điện thoại(người nhận) quét mã QR Code




GIỚI THIỆU
Bệnh nhân COVID-19 có thể bị tăng đường huyết do nhiều nguyên nhân khác nhau, thường gặp như tình trạng nhiễm trùng, sử dụng corticoid. Bệnh nhân có đái tháo đường trước đó có thể làm cho tình trạng tăng đường huyết trầm trọng hơn. Hậu quả của tăng đường huyết làm tăng tỷ lệ tử vong.
Về công cụ kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân hồi sức có thể truy cập tại: Glucose Control
Trong chủ đề này chủ yếu trích dẫn về điều trị tăng đường huyết và đái tháo đường khi dùng Coriticoid ở bệnh nhân COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Y Tế

Trước hết cần loại trừ đái tháo đường có nhiễm toan ceton và tình trạng tăng đường huyết có tăng áp lực thẩm thấu bằng xét nghiệm glucose máu, khí máu động mạch, creatinin và điện giải đồ. Nếu có nhiễm toan ceton hoặc tăng áp lực thẩm thấu thì sẽ điều trị theo phác đồ của toan ceton và tăng áp lực thẩm thấu.
  • Mục tiêu glucose máu = 6 đến 10 mmol/L (có thể chấp nhận < 12 mmol/L).
  • Đo glucose máu mao mạch 4 lần/ngày vào trước các mũi tiêm insulin (trước ăn sáng - trưa - tối và lúc đi ngủ) và khi nghi ngờ hạ glucose máu.

  • Nếu HbA1C < 7% và glucose máu bình thường, bệnh nhân đang điều trị thuốc uống hạ đường huyết: Tiếp tục phác đồ, trừ ức chế SGLT-2. Nếu glucose máu tăng thì chuyển qua điều trị thêm 1 mũi insulin nền (NPH hoặc Glargin) tiêm dưới da. 
Lưu ý nếu dùng 1 liều corticoid vào buổi sáng thì cũng phải tiêm mũi insulin nền vào buổi sáng 
  • Nếu HbA1C < 7% và glucose máu bình thường, bệnh nhân đang điều trị thuốc uống hạ đường huyết + insulin: tiếp tục phác đồ, trừ ức chế SGLT-2. Nếu glucose máu cao: tăng liều insulin. 
  • Nếu HbA1C > 7% và glucose máu cao, bệnh nhân đang điều trị thuốc uống hạ đường huyết: Chuyển điều trị insulin theo phác đồ 4 mũi/ngày (3 mũi nhanh trước ăn + 1 mũi nền). 
  • Nếu HbA1C > 7% và glucose máu cao, bệnh nhân đang điều trị thuốc uống hạ đường huyết + Insulin: Chuyển phác đồ Insulin tích cực 4 mũi/ngày (3 mũi nhanh trước ăn + 1 mũi nền), liều insulin có thể cao hơn bình thường. 
  • Nếu không biết kết quả HbA1C và không biết điều trị trước khi nhập viện: Tiêm insulin nền với liều 0,3 UI/kg/ngày. 
    • Dùng methylprednisolon 1 lần/ngày: Tiêm 1 mũi NPH. 
    • Dùng methylprednisolon 2 lần/ngày: Tiêm 2 mũi NPH (2/3 sáng và 1/3 chiều).
    • Dùng dexamethason: Tiêm 1 mũi Glargin hoặc 2 mũi NPH. 
  • Nếu bệnh nhân đang điều trị 2 mũi insulin hỗn hợp/ngày: Tăng liều 10 – 20% khi bắt đầu dùng corticoid.
Glucose máu trước tiêm Chỉnh liều insulin
mmol/L mg/dL
≤ 4.0 ≤ 72 Giảm 20 % liều insulin
4.1 - 6.0 72 - 108 Giảm 10 % liều insulin
6.1 - 12.0 108 - 216 Giữ nguyên liều
12.1 - 18.0 216 - 324 Tăng 10 % liều insulin
≥ 18.0 ≥ 324 Tăng 20 % liều insulin
Glucose máu trước tiêm Chỉnh liều insulin
mmol/L mg/dL
≤ 4.0 ≤ 72 Giảm 20 % liều insulin
4.1 - 6.0 72 - 108 Giảm 10 % liều insulin
6.1 - 12.0 108 - 216 Giữ nguyên liều
12.1 - 18.0 216 - 324 Tăng 10 % liều insulin
≥ 18.0 ≥ 324 Tăng 20 % liều insulin
Kiểm tra đường máu trước tiêm đánh giá kết quả và chỉnh liều tương tự bảng trên (bảng:  Chỉnh liều với người bệnh đang sử dụng 1 mũi insulin nền/ngày). Tuy nhiên, không chỉnh liều tại thời điểm kiểm tra đường máu, mà chỉnh liều trước đó bằng cách:
  • Nếu glucose máu cao/thấp buổi sáng thì điều chỉnh liều insulin buổi tối ngày hôm đó. 
  • Còn nếu glucose máu cao/thấp buổi chiều thì điều chỉnh liều insulin sáng ngày hôm sau.
(phác đồ Basal – Bolus): chỉnh liều insulin nhanh (regular) theo cân nặng và mức đề kháng insulin (dựa vào tổng liều insulin/ngày)
Glucose máu Tổng liều < 50 UI
Nặng < 50 kg
Tổng liều 50-100 UI
Nặng 50-100 kg
Tổng liều > 100 UI
Nặng > 100 kg
mmol/L mg/dL
12.0-14.9216-2702 đơn vị3 đơn vị4 đơn vị
15.0-16.9270-3062 đơn vị3 đơn vị5 đơn vị
17.0-18.9306-3423 đơn vị4 đơn vị5 đơn vị
19.0-20.9342-3783 đơn vị5 đơn vị6 đơn vị
21.0-22.9378-4144 đơn vị6 đơn vị7 đơn vị
23.0-24.9414-4504 đơn vị7 đơn vị8 đơn vị
25.0-27.0450-4865 đơn vị8 đơn vị9 đơn vị
> 27.0> 4866 đơn vị9 đơn vị10 đơn vị
Glucose máu Tổng liều < 50 UI
Nặng < 50 kg
Tổng liều 50-100 UI
Nặng 50-100 kg
Tổng liều > 100 UI
Nặng > 100 kg
mmol/L mg/dL
12.0-14.9216-2702 đơn vị3 đơn vị4 đơn vị
15.0-16.9270-3062 đơn vị3 đơn vị5 đơn vị
17.0-18.9306-3423 đơn vị4 đơn vị5 đơn vị
19.0-20.9342-3783 đơn vị5 đơn vị6 đơn vị
21.0-22.9378-4144 đơn vị6 đơn vị7 đơn vị
23.0-24.9414-4504 đơn vị7 đơn vị8 đơn vị
25.0-27.0450-4865 đơn vị8 đơn vị9 đơn vị
> 27.0> 4866 đơn vị9 đơn vị10 đơn vị
Chú ý: Nếu bị hạ glucose máu < 4,0 mmol/L: xử trí cho uống/truyền glucose và giảm liều 3-4 đơn vị của mũi insulin gây hạ glucose máu.
Cột A Cột B Cột C
ĐH (mmol/L)Insulin (U/h)ĐH (mmol/L)Insulin (U/h)ĐH (mmol/L)Insulin (U/h)
ĐH < 4.0 = hạ ĐHĐH < 4.0 = hạ ĐHĐH < 4.0 = hạ ĐH
4.0-<5.0Ngừng4.0-<5.0Ngừng4.0-<5.0Ngừng
5.0-6.40.55.0-6.41.05.0-6.42.0
6.5-9.91.06.5-9.92.06.5-9.94.0
10.0-11.41.510.0-11.43.010.0-11.45.0
11.5-12.92.011.5-12.94.011.5-12.96.0
13.0-14.93.013.0-14.95.013.0-14.98.0
15.0-16.43.015.0-16.46.015.0-16.410.0
16.5-17.94.016.5-17.97.016.5-17.912.0
18.0-20.05.018.0-20.08.018.0-20.014.0
>20.06.0>20.012.0>20.016.0
Cột A Cột B Cột C
ĐH (mmol/L)Insulin (U/h)ĐH (mmol/L)Insulin (U/h)ĐH (mmol/L)Insulin (U/h)
ĐH < 4.0 = hạ ĐHĐH < 4.0 = hạ ĐHĐH < 4.0 = hạ ĐH
4.0-<5.0Ngừng4.0-<5.0Ngừng4.0-<5.0Ngừng
5.0-6.40.55.0-6.41.05.0-6.42.0
6.5-9.91.06.5-9.92.06.5-9.94.0
10.0-11.41.510.0-11.43.010.0-11.45.0
11.5-12.92.011.5-12.94.011.5-12.96.0
13.0-14.93.013.0-14.95.013.0-14.98.0
15.0-16.43.015.0-16.46.015.0-16.410.0
16.5-17.94.016.5-17.97.016.5-17.912.0
18.0-20.05.018.0-20.08.018.0-20.014.0
>20.06.0>20.012.0>20.016.0
Lưu ý: 
  • Luôn bắt đầu từ cột A. 
  • Thử glucose máu 2 giờ/lần. Mỗi lần thử glucose máu cần đánh giá (1) glucose máu có < 11 mmol/L và (2) glucose máu có giảm ít nhất 3 mmol/L so với trước đó không. 
    • Nếu có: giữ nguyên cột. 
    • Nếu không: Chuyển liều từ cột A => cột B => cột C. 
  • Nếu 2 lần thử glucose máu liên tiếp < 4 mmol/L: chuyển liều từ cột C → cột B → cột A. 
  • Nếu 4 lần thử glucose máu liên tiếp vẫn ở cột C: Hội chẩn bác sỹ chuyên khoa Nội tiết ngay

TÀI LIỆU THAM KHẢO
  1. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 (Ban hành kèm theo Quyết định số 4689/QĐ-BYT ngày 06 tháng 10 năm 2021 của Bộ Y tế)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
  1. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 (Ban hành kèm theo Quyết định số 4689/QĐ-BYT ngày 06 tháng 10 năm 2021 của Bộ Y tế)
 1841 lượt sử dụng

DANH MỤC


ICU & ED chuyển đổi số !

Chuyên về công cụ hỗ trợ thực hành (tools), cập nhật phác đồ điều trị (protocols), hướng dẫn về thủ thuật (procedures), tra cứu về thuốc (drugs) và xét nghiệm (tests), sơ đồ tiếp cận (approach algorithm). Giúp cải thiện tốc độ và độ chính xác trong chẩn đoán và điều trị.
Chuyên về công cụ hỗ trợ thực hành (tools), cập nhật phác đồ điều trị (protocols), hướng dẫn về thủ thuật (procedures), tra cứu về thuốc (drugs) và xét nghiệm (tests), sơ đồ tiếp cận (approach algorithm). Giúp cải thiện tốc độ và độ chính xác trong chẩn đoán và điều trị.
×

Kích vào đây để tải về

Chia sẻ

Dùng Camera điện thoại quét mã QR Code