ICU & ED
For Doctors and Nurses
Vắc xin PNEUMO 23
Đăng nhập
TÌM KIẾM

Vắc xin PNEUMO 23

Vắc xin phòng nhiễm khuẩn do phế cầu
 cập nhật: 28/12/2023
Chia sẻ
×

Chia sẻ

Dùng Camera điện thoại(người nhận) quét mã QR Code




GIỚI THIỆU
Vắc xin Pneumo 23 là vắc xin phòng ngừa các bệnh nhiễm khuẩn do phế cầu gây ra, cho người lớn và trẻ em từ 2 tuổi trở lên.
  • Hãng sản xuất: Sanofi Pasteur
  • Nước sản xuất: Pháp
  • Thành phần: Mỗi liều 0,5ml có chứa: Polysaccharide của Phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae), 23 týp huyết thanh 1, 2, 3, 4, 5, 6B, 7F, 8, 9N, 9V, 10A, 11A, 12F, 14, 15B, 17F, 18C, 19A, 19F, 20, 22F, 23F, 33F: 25mcg mỗi týp huyết thanh. Và dung dịch đệm phenol giúp ổn định PH: Phenol, NaCl, Disodium phosphate dihydrate, monosodium phosphate dihydrate và nước để tiêm.
  • Đóng gói: hộp 1 bơm kim tiêm chứa sẵn 1 liều vắc xin 0,5 mL dạng dung dịch để tiêm.

- Vaccine Pneumo 23 được dùng để phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng do Phế cầu khuẩn gây ra (viêm phổi và nhiễm khuẩn toàn thân) cho những đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh cao từ 2 tuổi trở lên.

- Đối tượng có nguy cơ cao:
  • Người cao tuổi trên 65 tuổi.
  • Bệnh nhân có miễn dịch bình thường đang mắc các bệnh mạn tính (bệnh tim mạch, bệnh phổi, bệnh đái tháo đường, nghiện rượu, xơ gan).
  • Bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch: cắt lách hay rối loạn chức năng lách, bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh Hodgkin, u lympho, đa u tủy, suy thận mạn tính, hội chứng thận hư và cấy ghép tạng.
  • Bệnh nhân nhiễm HIV có triệu chứng hay không có triệu chứng.
  • Bệnh nhân bị rò dịch não tủy.
- Nhóm đặc biệt: những người sống trong các môi trường tập thể hay môi trường làm việc có nguy cơ nhiễm Phế cầu khuẩn không xác định hoặc bị các biến chứng do nhiễm khuẩn cao (ví dụ người cao tuổi điều trị tại bệnh viện, người sống trong các cơ sở bỏa trợ xã hội,..).

Cần lưu ý rằng: nhiễm khuẩn đường hô hấp trên tái diễn thường xuyên, đặc biệt là viêm tai giữa và viêm xoang, không phải là chỉ định để tiêm vắc xin.
  • Người dị ứng, quá mẫn với bất kỳ thành phần của vắc xin.
  • Phải hoãn tiêm vắc xin khi đang bị sốt hay bệnh cấp tính.
  • Trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Trừ khi các trường hợp cần thiết phải tiêm và đã tham khảo ý kiến của bác sĩ.
  • Một đợt nhiễm phế cầu khuẩn (nghi ngờ hoặc đã khẳng định được) không phải là chống chỉ định của vắc xin.
  • Trường hợp đang sốt, bệnh cấp tính; hay đợt cấp, tái phát của bệnh mạn tính, tốt nhất nên hoãn việc tiêm vắc xin cho tới khi bệnh nhân ổn định mới chủng ngừa vắc xin.
  • Chỉ được dùng vắc xin trong thai kỳ theo chỉ định của bác sỹ.
  • Cũng giống như tất cả các loại vắc xin khác, phải luôn chuẩn bị sẵn các phương tiện y tế để đề phòng shock phản vệ.
  • Hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng Pneumo 23 cho các đối tượng này.
  • Phụ nữ có thai chỉ được dùng trong 3 tháng cuối của thai kỳ và theo sự chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ.
Các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra sau khi tiêm chủng Pneumo 23 như:
  • Phản ứng tại nơi tiêm: đau, quầng đỏ, nốt cứng hay sưng nề; các phản ứng này thường nhẹ và thoáng qua.
  • Phản ứng toàn thân: Bệnh lý hạch bạch huyết; phát ban; đau khớp; dị ứng, mày đay, phù Quincke (một dạng mày đay kèm với sưng vùng mặt và cổ đột ngột). 
  • Hiếm gặp: Phản ứng kiểu Arthus (phản ứng tại chỗ nặng). Tuy nhiên phản ứng này có thể hồi phục và không để lại di chứng; sốc phản vệ.
  • Sốt: Sốt nhẹ và thoáng qua, đôi khi trên 39°C. Phản ứng sốt thường xuất hiện sớm ngay sau khi tiêm vắc xin và thường tự hết trong vòng 24 giờ.
  • Ở người lớn, có thể tiêm cùng lúc Pneumo 23 với vắc xin cúm. Tuy nhiên phải sử dụng bơm kim tiêm riêng, không được trộn lẫn vắc xin và phải tiêm tại các vị trí khác nhau.
  • Bảo quản ở nhiệt độ từ 2-8°C.
  • Không được để đông đá vắc xin.
  • Loại bỏ vắc xin nếu bị đông đá.

  • Liều: 0,5 mL, trước khi tiêm nên để vắc xin ở nhiệt độ phòng trong vài phút, lắc trước khi sử dụng.
  • Đường tiêm: tiêm bắp hoặc tiêm dưới da, cơ Delta.
Phác đồ: 
  • Liều cơ bản: tiêm 1 mũi 0,5 mL.
  • Liều nhắc lại: cứ sau mỗi 3 - 5 năm tiêm nhắc lại 1 lần. Dữ liệu hiện có không khuyến cáo liều nhắc lại (tái chủng ngừa) một cách có hệ thống ở những người trước đây đã từng tiêm vắc xin phế cầu. Tuy nhiên, việc tái chủng ngừa được áp dụng ở đối tượng được khuyến cáo.
Các khuyến cáo tiêm nhắc lại:
  • Tiêm nhắc nhắc lại cho những đối tượng có nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn do phế cầu (ví dụ: cắt lách), hay những người mà nồng độ kháng thể giảm rõ rệt(ví dụ: hội chứng thận hư, suy thận hay ghép tạng) đã được tiêm vắc xin phế cầu quá 5 năm.
  • Tiêm nhắc mỗi 3 - 5 năm cho trẻ dưới 10 tuổi bị hội chứng thận hư, cắt lánh, tế bào hình liềm, hay các tình trạng làm giảm nồng độ kháng thể.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
  1. Vắc xin ngừa Phế cầu khuẩn - Pneumo 23 (Pháp). Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
  2. VẮC XIN PHẾ CẦU PHÒNG BỆNH GÌ? 3 LOẠI TỐT NHẤT HIỆN NAY. VNVC
  3. PNEUMO 23. Hướng dẫn của nhà sản xuất
 4 lượt sử dụng

DANH MỤC


ICU & ED chuyển đổi số !

Chuyên về công cụ hỗ trợ thực hành (tools), cập nhật phác đồ điều trị (protocols), hướng dẫn về thủ thuật (procedures), tra cứu về thuốc (drugs) và xét nghiệm (tests), sơ đồ tiếp cận (approach algorithm). Giúp cải thiện tốc độ và độ chính xác trong chẩn đoán và điều trị.
Chuyên về công cụ hỗ trợ thực hành (tools), cập nhật phác đồ điều trị (protocols), hướng dẫn về thủ thuật (procedures), tra cứu về thuốc (drugs) và xét nghiệm (tests), sơ đồ tiếp cận (approach algorithm). Giúp cải thiện tốc độ và độ chính xác trong chẩn đoán và điều trị.
×

Kích vào đây để tải về

Chia sẻ

Dùng Camera điện thoại quét mã QR Code