ICU & ED
For Doctors and Nurses
Vắc xin Vaxigrip Tetra 0,5 mL
Đăng nhập
TÌM KIẾM

Vắc xin Vaxigrip Tetra 0,5 mL

Vắc xin phòng Cúm thường (influenza)
 cập nhật: 31/12/2023
Chia sẻ
×

Chia sẻ

Dùng Camera điện thoại(người nhận) quét mã QR Code




GIỚI THIỆU
Vắc xin cúm Tứ giá Vaxigrip Tetra phòng được 4 chủng tuýp virus cúm gồm: 2 chủng cúm A (H1N1, H3N2) và 2 chủng cúm B (Yamagata, Victoria).
  • Hãng sản xuất: Sanofi Pasteur
  • Nước sản xuất: Pháp
  • Thành phần chính: Vắc xin bất hoạt chứa 15mcg/0,5 ml kháng nguyên haemagglu tinin chủng cúm AH1N1, AH3N2 & 2 chủng cúm B
  • Đóng gói: Hộp 01 bơm tiêm nạp sẵn 1 liều 0,5 mL

  • Tiêm bắp hoặc tiêm dưới da.
  • Dưới 3 tuổi: mặt trước bên của đùi
  • Từ 3 tuổi trở lên: vùng Delta ở cánh tay
  • Vắc xin được chỉ định để phòng ngừa bệnh cúm mùa do virus cúm thuộc 2 chủng cúm A (H1N1, H3N2) và 2 chủng cúm B (Victoria và Yamagata) ở trẻ em từ 6 tháng tuổi và người lớn.
  • Quá mẫn cảm với các hoạt chất, với bất kỳ tá dược liệt kê trong mục “thành phần” hoặc bất kỳ chất nào có thể có trong thành phần dù với một lượng rất nhỏ còn sót lại (vết) như trứng (ovalbumin, protein của gà), neomycin, formaldehyde và octoxynol-9.
  • Hoãn tiêm vắc xin với những người bị sốt vừa hay sốt cao hay bị bệnh cấp tính.
  • Thường gặp (tỷ lệ 1/10 người): đau đầu, mệt mỏi, khó chịu, đau cơ, đau khớp, quấy khóc, cáu kỉnh, buồn ngủ, tiêu chảy, sốt, run rẩy, chán ăn, chóng mặt, tăng đổ mồ hôi; đau, sưng, đỏ, cứng, ngứa chỗ tiêm.
  • Không thường gặp (tỷ lệ 1/100 người): sưng hạch cổ, nách, bẹn; nôn, mày đay, triệu chứng giống cúm; xuất huyết, nóng chỗ tiêm.
  • Hiếm gặp (tỷ lệ 1/1000 người): Cảm giác tê hay như kiến bò (dị cảm), giảm cảm nhận xúc giác, cảm giác tê hay đau yếu cánh tay, đau dọc đường đi của dây thần kinh.
  • Các tác dụng không mong muốn khác không rõ tần suất và chưa chứng minh được liên quan đến việc tiêm vắc xin: co giật, viêm não tủy, viêm thần kinh, hội chứng Guillain – Barré, viêm mạch máu, giảm tiểu cầu...
  • Không được tiêm Vaxigrip Tetra vào tĩnh mạch.
  • Thận trọng khi sử dụng cho người bị suy giảm miễn dịch, suy giảm tiểu cầu hoặc bị rối loạn chảy máu.
  • Có thể tiêm vắc xin cúm bất hoạt vào bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ. Dữ liệu về tính an toàn khi dùng vắc xin này vào 3 tháng giữa hay 3 tháng cuối thai kỳ nhiều hơn dữ liệu về tính an toàn khi dùng vắc xin này trong 3 tháng đầu thai kỳ; tuy nhiên các dữ liệu toàn cầu cho thấy không có biến cố bất lợi trên phôi thai và kết quả thai kỳ do chủng ngừa vắc xin cúm bất hoạt gây ra. Hiện chưa có dữ liệu về việc sử dụng vắc xin Vaxigrip Tetra trên phụ nữ có thai.
  • Nghiên cứu trên động vật với vắc xin Vaxigrip Tetra cho thấy không có tác động gây hại trực tiếp hoặc gián tiếp nào đối với thai kỳ, lên sự phát triển của phôi thai hoặc giai đoạn đầu sau sinh.
  • Có thể dùng vắc xin Vaxigrip Tetra khi đang cho con bú sữa mẹ.
  • Hiện không có dữ liệu về việc ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở người. 
  • Nghiên cứu trên động vật cho thấy không có tác dụng gây hại nào ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của con cái.
  • Vắc xin Vaxigrip Tetra được bảo quản ở nhiệt độ 2-8oC.
  • Không để đông băng và tránh ánh sáng.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo chỉ cần tiêm nhắc lại vắc xin cúm hàng năm, luôn cách tối thiểu 12 tháng so với mũi trước.
  • Mũi 1: Mũi tiêm đầu tiên
  • Mũi 2: Cách mũi 1 ít nhất 4 tuần
  • Sau đó tiêm nhắc lại 1 mũi hàng năm.
  • Mũi 1: lần đầu tiên
  • Mũi nhắc lại: hàng năm hoặc đầu các mùa có nguy cơ bùng phát dịch.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
  1. Vắc xin Tứ giá Vaxigrip Tetra phòng bệnh Cúm mùa. VNVC
  2. VẮC XIN TỨ GIÁ VAXIGRIP TETRA PHÒNG BỆNH CÚM ĐÃ CÓ MẶT TẠI PHÒNG TIÊM ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
  3. Vắc-xin Vaxigrip 0.5ml (Pháp). VINMEC
 14 lượt sử dụng

DANH MỤC


ICU & ED chuyển đổi số !

Chuyên về công cụ hỗ trợ thực hành (tools), cập nhật phác đồ điều trị (protocols), hướng dẫn về thủ thuật (procedures), tra cứu về thuốc (drugs) và xét nghiệm (tests), sơ đồ tiếp cận (approach algorithm). Giúp cải thiện tốc độ và độ chính xác trong chẩn đoán và điều trị.
Chuyên về công cụ hỗ trợ thực hành (tools), cập nhật phác đồ điều trị (protocols), hướng dẫn về thủ thuật (procedures), tra cứu về thuốc (drugs) và xét nghiệm (tests), sơ đồ tiếp cận (approach algorithm). Giúp cải thiện tốc độ và độ chính xác trong chẩn đoán và điều trị.
×

Kích vào đây để tải về

Chia sẻ

Dùng Camera điện thoại quét mã QR Code