Vắc xin VERORAB 0.5ml
Vắc xin phòng bệnh Dại Chia sẻ

- GIỚI THIỆU
- THÔNG TIN VẮC XIN
- Đường tiêm
- Chỉ định - đối tượng
- Chống chỉ định
- Thận trọng khi sử dụng
- Tác dụng không mong muốn
- Bảo quản
- Cách dùng
- PHÁC ĐỒ VÀ LỊCH TIÊM
- Dự phòng trước phơi nhiễm
- Lịch tiêm sau khi có phơi nhiễm (bị cắn)
- Người chưa tiêm dự phòng
- Người đã tiêm dự phòng trước phơi nhiễm hoặc sau phơi nhiễm ít nhất 3 mũi vắc xin Dại
- TÀI LIỆU THAM KHẢO
GIỚI THIỆU
Vắc xin Verorab có tác dụng tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh dại cho cả người lớn và trẻ em, sau khi tiếp xúc hoặc bị con vật nghi bị dại cắn.
- Hãng sản xuất: Sanofi Pasteur
- Nước sản xuất: Pháp
- Thành phần chính: ít nhất 2,5UI/0,5 ml virus dại chủng Wistar Rabies PM/WI38- 1503-3M
- Đóng gói: Hộp 1 lọ, lọ 1 liều vắc-xin bột đông khô, kèm với 1 bơm tiêm nạp sẵn 0,5 ml dung môi. Hoặc hộp 5 lọ, lọ 1 liều vắc-xin bột đông khô, kèm với 5 ống, mỗi ống chứa 0,5 ml dung môi.
- Tiêm bắp: với liều 0.5ml vắc xin đã hoàn nguyên, ở người lớn vào vùng cơ Delta ở cánh tay, trẻ nhỏ tiêm ở mặt trước – bên đùi. Không tiêm ở vùng mông.
- Tiêm trong da: với liều 0.1ml vắc xin đã hoàn nguyên (bằng 1/5 liều tiêm bắp).
- Verorab được chỉ định để phòng ngừa bệnh Dại ở trẻ em và người lớn.
- Có thể dùng vắc-xin này trước hoặc sau khi phơi nhiễm, để tiêm ngừa cơ bản hoặc tiêm nhắc lại.
Tiêm vắc xin trước phơi nhiễm:
- Biết bị quá mẫn với hoạt chất, với bất kỳ tá dược nào trong thành phần vắc-xin, với polymyxin B, Streptomycin, hay Neomycin hay với bất kỳ kháng sinh cùng nhóm nào, với lần tiêm vắc-xin trước đây hay với bất kỳ vắc-xin nào có thành phần tương tự.
- Phải hoãn tiêm vắc-xin trong trường hợp bị sốt hay bị bệnh cấp tính.
- Vì bệnh Dại xác định dẫn đến tử vong nên không có chống chỉ định tiêm vắc-xin sau phơi nhiễm.
- Những người đang điều trị dài ngày bằng corticosteroid hay các điều trị ức chế miễn dịch khác hay chloroquine,
- Những người bị suy giảm miễn dịch,
- Những người, đặc biệt là trẻ em, bị những vết cắn nặng, đặc biệt là ở vùng đầu và cổ, hay đến khám trễ sau khi bị cắn.
- Người dị ứng với neomycin.
- Không tiêm cùng vị trí hay chung bơm tiêm vắc xin và immunoglobulin.
- Không được tiêm vắc xin vào trong lòng mạch.
- Phụ nữ có thai: hiện chưa có các bằng chứng Verorab gây ảnh hưởng đến thai nhi. Chính vì thế, nếu thai phụ bị chó dại cắn, cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám, tư vấn và tiêm vắc xin phòng dại kịp thời. Đây là sự lựa chọn duy nhất để phòng bệnh dại phát cơn và gây nguy hiểm đến tính mạng mẹ bầu.
- Phụ nữ cho con bú: bệnh dại là bệnh chết người vì vậy không có hạn chế nào trên phụ nữ cho con bú.
- Sử dụng ở trẻ em: bệnh dại là bệnh chết người, không có giới hạn tuổi tác và được sử dụng cho trẻ em ở mọi lứa tuổi
- Rất thường gặp: đau tại chỗ tiêm, sốt, khó chịu đỏ chỗ tiêm, ngứa chỗ tiêm, bầm chỗ tiêm, cứng chỗ tiêm, suy nhược, triệu chứng giả cúm.
- Ít gặp: sưng chỗ tiêm, mày đay, phù Quincke, khó thở, tiêu chảy.
- Vắc xin được bảo quản ở nhiệt độ từ 2 đến 8 độ C. Không được để đông băng.
- Bảo quản trong hộp, tránh không để ánh sáng chiếu vào.
Trước khi hoàn nguyên, vắc-xin bột đông khô có màu trắng thuần nhất.
Để hoàn nguyên vắc-xin:
- Tháo nắp chụp lọ vắc-xin.
- Bơm dung môi từ bơm tiêm vào lọ vắc-xin đông khô hay rút dung môi từ ống vào 1 bơm tiêm rồi bơm vào lọ chứa vắc-xin đông khô.
- Lắc nhẹ nhàng để có được hỗn dịch vắc-xin đồng nhất, vắc-xin đã hoàn nguyên là dung dịch trong suốt.
- Rút một liều vắc xin dạng hỗn dịch.
- 0,5 ml/liều nếu dùng đường tiêm bắp (IM),
- 0,1 ml/liều nếu dùng đường tiêm trong da (ID).
Xem thêm: Chó cắn, bệnh dại
- Tiêm bắp 3 mũi vào các ngày: 0, 7, 21 hoặc 28
- Tiêm bắp 4 mũi (khi con vật sống, không có biểu hiện bệnh sau 10 ngày theo dõi) vào các ngày: 0, 3, 7, 28.
- Tiêm bắp 5 mũi (khi con vật chết, bệnh, không theo dõi được) vào các ngày: 0, 3, 7, 14, 28.
- Tiêm bắp 2 mũi vào các ngày: 0, 3.