ICU & ED
For Doctors and Nurses
Vắc xin ROTAVIN - M1
Đăng nhập
TÌM KIẾM

Vắc xin ROTAVIN - M1

Vắc xin phòng viêm dạ dày ruột gây tiêu chảy cấp do Rotavirus
 cập nhật: 3/1/2024
Chia sẻ
×

Chia sẻ

Dùng Camera điện thoại(người nhận) quét mã QR Code




GIỚI THIỆU
Vắc xin Rotavin-M1 là vắc xin sống giảm độc lực có tác dụng phòng nguy cơ nhiễm virus Rota – nguyên nhân gây tình trạng tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ từ 6 tuần tuổi đến 24 tuần tuổi. Vắc xin có dung dịch màu hồng, được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, đạt các tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về vắc xin uống.
  • Hãng sản xuất: Polyvac
  • Nước sản xuất: Việt Nam
  • Thành phần: Mỗi liều 2ml chứa không ít hơn 2×106PFU virus vắc xin Rota, chủng G1P[8]
  • Đóng gói: Mỗi lọ vắc xin gồm 1 liều (2ml) được đóng trong 01 hộp.

  • Vắc xin chỉ được dùng để uống (không được tiêm)
  • Vắc xin Rotavin-M1 được chỉ định để phòng bệnh viêm dạ dày ruột gây tiêu chảy cấp do virus rota.
  • Đối tượng thích hợp uống liều 1 là trẻ từ 6 tuần tuổi. Nên cho trẻ hoàn thành uống vắc xin Rotavin-M1 trước 24 tuần tuổi (6 tháng tuổi).
  • Không dùng vắc xin Rotavin-M1 cho trẻ quá mẫn sau khi uống liều vắc xin đầu tiên hoặc quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của vắc xin; 
  • Không sử dụng vắc xin Rotavin-M1 nếu trẻ có bệnh lý nặng, cấp tính, sốt cao, trẻ đang bị tiêu chảy hoặc nôn;
  • Không sử dụng vắc xin Rotavin-M1 cho trẻ bị dị tật bẩm sinh đường tiêu hóa, bị lồng ruột hoặc đang bị suy giảm miễn dịch nặng.
  • Cần thận trọng đối với những trường hợp có tiền sử dị ứng, co giật.
  • Không nên cho uống vắc xin trong trường hợp đang sốt hay đang trong quá trình điều trị có ảnh hưởng đến hệ miễn dịch (như dùng thuốc, truyền máu hay các chế phẩm từ máu...). Chỉ cho trẻ uống vắc xin khi đã hết sốt ít nhất 3 ngày và sau khi kết thúc điều trị tối thiểu là 4 tuần.
  • Nếu trẻ trớ ngay sau khi uống vắc xin thì nên cho uống liều thay thế ngay, không nên cho trẻ bú mẹ trước và sau khi uống vắc xin 30 phút.
  • Vắc xin không dự kiến sử dụng cho người lớn. Không có số liệu về việc sử dụng vắc xin ở phụ nữ có thai và cho con bú;
  • Việc cho con bú không làm giảm hiệu quả bảo vệ của vắc xin, do vậy có thể tiếp tục cho con bú khi sử dụng vắc xin cho trẻ nhỏ.
Kết quả thử nghiệm lâm sàng tại 2 địa điểm nghiên cứu tại Việt Nam (Phú Thọ và Thái Bình) với gần 1000 trẻ từ 6 đến 12 tuần tuổi cho thấy:
  • Các triệu chứng có thể gặp ở trẻ sau khi uống vắc xin là: nôn, sốt, tiêu chảy, đau bụng, ho, quấy khóc... nhưng rất ít và không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm trẻ uống vắc xin và nhóm trẻ uống giả dược.
  • Có một số trường hợp bị tiêu chảy nhưng chưa có bằng chứng nào chứng minh có liên quan đến vắc xin Rotavin-M1.
  • Không có trường hợp nào bị phản ứng phụ nghiêm trọng.
Thông báo cho bác sĩ các tác dụng không mong muốn khi sử dụng vắc xin.
  • Có thể sử dụng vắc xin Rotavin-M1 cùng lúc với các vắc xin khác như: vắc xin bại liệt (IPV, OPV); vắc xin phối hợp 6 trong 1; 5 trong 1; vắc xin viêm gan B; vắc xin Hib... mà không ảnh hưởng đến độ an toàn và hiệu lực của các vắc xin này.
  • Hạn dùng 24 tháng kể từ ngày sản xuất trong điều kiện bảo quản -20 ± 5oC. 
  • Hạn dùng 2 tháng kể từ khi tan băng trong điều kiện bảo quản 2-8oC.

Phác đồ phòng ngừa gồm 2 liều uống: 2 ml/liều.
  • Liều đầu tiên: cho trẻ từ 6 tuần.
  • Liều thứ hai: uống sau liều 1 ít nhất 4 tuần (từ 1 đến 2 tháng)
Nên cho trẻ hoàn thành uống vắc xin Rotavin-M1 trước 6 tháng tuổi(24 tuần tuổi).
  • Để tan băng vắc xin, lắc đều, sau đó để trên phiến đá trước khi cho uống.
  • Dùng xi lanh vô trùng hút 2ml vắc xin, bỏ kim tiêm;
  • Cho uống vắc xin: cho trẻ dựa lưng vào lòng mẹ, đưa xi lanh có vắc xin vào phía trong má, từ từ cho trẻ uống hết lượng vắc xin.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
  1. ROTAVIN-M1. Hướng dẫn từ nhà sản xuất. Cục QL Dược. Bộ Y Tế
  2. Vắc xin Rotavin – M1. Trung tâm nghiên cứu sản xuất vắc xin và sinh phẩm y tế. Polyvac
 10 lượt sử dụng

DANH MỤC


ICU & ED chuyển đổi số !

Chuyên về công cụ hỗ trợ thực hành (tools), cập nhật phác đồ điều trị (protocols), hướng dẫn về thủ thuật (procedures), tra cứu về thuốc (drugs) và xét nghiệm (tests), sơ đồ tiếp cận (approach algorithm). Giúp cải thiện tốc độ và độ chính xác trong chẩn đoán và điều trị.
Chuyên về công cụ hỗ trợ thực hành (tools), cập nhật phác đồ điều trị (protocols), hướng dẫn về thủ thuật (procedures), tra cứu về thuốc (drugs) và xét nghiệm (tests), sơ đồ tiếp cận (approach algorithm). Giúp cải thiện tốc độ và độ chính xác trong chẩn đoán và điều trị.
×

Kích vào đây để tải về

Chia sẻ

Dùng Camera điện thoại quét mã QR Code