ICU & ED
For Doctors and Nurses
Vắc xin MMR
Đăng nhập
TÌM KIẾM

Vắc xin MMR

Vắc xin Sởi - Quai bị - Rubella giảm độc lực
 cập nhật: 4/1/2024
Chia sẻ
×

Chia sẻ

Dùng Camera điện thoại(người nhận) quét mã QR Code




GIỚI THIỆU
Vắcxin được điều chế từvi rút sởi chủng Edmonston–Zagreb, vi rút quai bị chủng L-Zagreb (L-Z) và vi rút rubella chủng Wistar RA 27/3 sống, giảm độc lực. Vi rút sởi và rubella được nuôi cấy trên tế bào lưỡng bội người (HDC), vi rút quai bị được nuôi cấy trên nguyên bào sợi từ trứng gà sạch SPF. Vắcxin được đông khô và có nước hồi chỉnh kèm theo. Sản phẩm có dạng viên đông khô màu trắng ánh vàng. Vắcxin đạt được các tiêu chuẩn của WHO khi kiểm tra bằng các phương pháp theo hướng dẫn trong tạp chí WHO TRS 840 (1994).
  • Nhà sản xuất: Serum Institute of India Pvt.Ltd
  • Nước sản xuất: Ấn Độ
  • Thành phần chính: sau khi hồi chỉnh với thể tích 0,5ml có chứa ít nhất 1000 CCID­­­50vi rút sởi, 5000 CCID50 vi rút quai bị và 1000 CCID50 vi rút rubella sống.
  • Đóng gói: Lọ 1 liều và nước hồi chỉnh (0,5ml)

  • Tiêm dưới da.
  • Vị trí: mặt trước bên đùi đối với trẻ nhỏ và bắp tay đối với trẻ lớn hơn.
  • Tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh sởi, quai bị và rubella ở trẻ từ 12 tháng tuổi đến 10 tuổi.
  • Mũi tiêm MMR thứ hai có thể được tiêm vào bất cứ thời gian nào trước 6 tuổi (độ tuổi vào tiểu học từ 4-6 tuổi).
  • Ở trẻ trên 10 tuổi, thanh thiếu niên và người trưởng thành, khuyến cáo nhắc lại đối với sởi và rubella.
  • Tiêm nhắc lại có thể làm chuyển dịch huyết thanh cho những người không có đáp ứng với mũi tiêm thứ nhất hoặc tăng cao hiệu giá kháng thể ở những người đã tiêm vắcxin nhưng hiệu giá kháng thể bị giảm.
  • Ủy ban tư vấn về thực hành tiêm chủng (ACIP) khuyến cáo nên tiêm MMR mũi thứ nhất ở 12-15 tháng tuổi và mũi thứ 2 ở 4-6 tuổi.
  • Tiêm chủng cho nữ giới độ tuổi thanh thiếu niên và trưởng thành không mang thai được chỉ định nếu có những cảnh báo chắc chắn (xem phần CHỐNG CHỈ ĐỊNH).
  • Vắcxin có thể được tiêm cùng với DTP, DT,TT,Td, BCG và vắcxin Polio (OPV và IPV), Haemophilus influenza tuýp b, vắcxin viêm gan B , vắc xin sốt vàng và bổ sung vitamin A.
  • Những người đang sử dụng corticosteroids, các thuốc ức chế miễn dịch khác hoặc đang xạ trị có thể không có đáp ứng miễn dịch tối ưu;
  • Không được tiêm vắcxin cho những người đang bị sốt, mang thai, mắc các bệnh truyền nhiễm cấp tính, bệnh bạch cầu, thiếu máu nghiêm trọng và các bệnh nặng khác về máu, có tổn thương chức năng thận, bệnh tim mất bù, đang sử dụng gammaglobulin hoặc truyền máu hoặc những người dị ứng với các thành phần của vắcxin;
  • Vắcxin có thể còn vết của neomycin. Chống chỉ định tuyệt đối với người có phản ứng quá mẫn hoặc dạng quá mẫn với neomycin, có tiền sử phản ứng quá mẫn hoặc dạng quá mẫn với trứng (phản ứng quá mẫn với trứng);
  • Không chống chỉ định đối với các trường hợp sốt nhẹ, viêm đường hô hấp nhẹ hoặc tiêu chảy, và các triệu chứng ốm nhẹ khác;
  • Đặc biệt cần tiêm phòng cho trẻ em suy dinh dưỡng;
  • Không được tiêm vắc xin MMR cho phụ nữ có thai vì có thể có nguy cơ gây quái thai mặc dù chưa được chứng minh. Việc vô tình tiêm vắc xin MMR không phải là điều kiện để chỉ định bỏ thai. Vì vắc xin MR được chỉ định cho người lớn, nếu có kế hoạch có thai, phải cách một tháng sau khi tiêm vắc xin MR. Không có báo cáo phản ứng phụ nghiêm trọng nào ở phụ nữ có thai vô tình được tiêm vắc xin có thành phần rubella ở giai đoạn sớm của thai kỳ.
  • Có thể tiêm vắc xin Sởi, Quai bị và Rubella cho trẻ em nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm vi rút HIV.
  • Chống chỉ định tiêm vắc xin cho những người tổn thương nghiêm trọng hệ miễn dịch do mắc bệnh bẩm sinh, nhiễm HIV, bệnh bạch cầu hoặc lympho tiến triển, các bệnh ác tính, hoặc đang điều trị bằng steroid liều cao, bằng các tác nhân alky hóa hoặc các chất chống chuyển hóa, hoặc ở những người xạ trị để điều trị suy giảm miễn dịch.
  • Loại và tỷ lệ một số ít phản ứng phụ nghiêm trọng không khác nhiều so với các phản ứng phụ từ vắcxin sởi, quai bị và rubella đã được báo cáo riêng rẽ.
  • Trong vòng 24 tiếng sau khi tiêm, vắcxin sởi có thể gây đau nhẹ và nhạy cảm ở vùng tiêm.Trong phần lớn các trường hợp, các triệu chứng thường tự khỏi sau 2 đến 3 ngày mà không cần có sự can thiệp về y tế. Sốt nhẹ cũng có thể xảy ra trong khoảng 7-12 ngày sau tiêm và kéo dài 1-2 ngày, chiếm tỷ lệ 5-15% người được tiêm. Phát ban xảy ra với khoảng 2% người được tiêm, thường bắt đầu từ 7-10 ngày sau tiêm và kéo dài 2 ngày. Các phản ứng phụ nhẹ không xảy ra thường xuyên sau khi tiêm mũi thứ hai vắcxin có thành phần kháng nguyên sởi và có xu hướng chỉ xảy ra với những người không có bảo vệ từ mũi thứ nhất. Viêm não đã được báo cáo khi tiêm vắcxin sởi với tỷ lệ khoảng một trên một triệu trường hợp, tuy vậy có mối liên quan đến vắcxin hay không vẫn chưa được chứng minh.
  • Thành phần quai bị có thể gây viêm tuyến mang tai và sốt nhẹ. Sốt động kinh và viêm tinh hoàn cũng có thể xảy ra . Tuy nhiên, hiếm khi xảy ra sốt ở mức trung bình và viêm màng não vô khuẩn rất hiếm khi được báo cáo. Vắcxin liên quan đến viêm màng não thường diễn ra trong khoảng dưới 1 tuần và không để lại di chứng. Sự khởi phát của viêm màng não vô khuẩn bị chậm lại, việc này có thể làm hạn chế khả năng phát hiện các trường hợp bệnh bằng các phương pháp giám sát thụ động. Vắcxin liên quan đến viêm màng não vô khuẩn thường được phát hiện trong khoảng 15-35 ngày sau tiêm.
  • Thành phần rubella có thể gây nên những triệu chứng rõ ràng như đau khớp (25%) và viêm khớp (10%) ở nữ giới độ tuổi thanh thiếu niên và trưởng thành, các triệu chứng này thường kéo dài từ vài ngày đến hai tuần. Tuy nhiên, các phản ứng này rất hiếm gặp ở trẻ em và nam giới (0-3%). Các triệu chứng điển hình bắt đầu từ 1-3 tuần sau khi tiêm và kéo dài từ 1 ngày đến 2 tuần. Các phản ứng này thường xảy ra ở những người không có miễn dịch, và vì vậy việc tiêm vắc xin là quan trọng. Sốt nhẹ và ngứa, nổi hạch bạch huyết, đau cơ và cảm giác khó chịu phổ biến được báo cáo. Sự giảm lượng tiểu cầu rất hiếm gặp và được báo cáo với tỷ lệ dưới 1 trường hợp/30.000 người tiêm. Các phản ứng sốc phản vệ cũng hiếm khi gặp. Kinh nghiệm lâm sàng ghi nhận các trường hợp phản ứng cá biệt riêng lẻ liên quan đến CNS. Có nhiều phản ứng khác nghiêm trọng hơn, nhưng không trực tiếp liên quan đến việc tiêm chủng.
Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng phụ không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
  • Do nguy cơ từ bất hoạt, không nên tiêm vắc xin MMR trong vòng 6 tuần, và nếu có thể, trong vòng 3 tháng kể từ khi sử dụng immunoglobulins hoặc một sản phẩm máu khác có chứa immunoglobulins (máu hoặc huyết tương).
  • Cũng với lý do trên, không được sử dụng immunoglobulins trong vòng hai tuần sau khi tiêm vắc xin.
  • Những người có phản ứng Tuberculin dương tính có thể chuyển thành âm tính sau khi tiêm vắcxin.
  • Cả vắc xin đông khô và vắc xin đã hồi chỉnh đều phải tránh ánh sáng.
  • Cần bảo quản vắc xin ở chỗ tối ở nhiệt độ từ 2 - 8 độ C.
  • Nước hồi chỉnh phải được bảo quản ở nơi mát, nhưng không được để đông băng.
  • VVM là một phần của nhãn vắcxin Sởi, Quai bị và Rubella sống, giảm động lực do Serum Institute of India Pvt.Ltd cung cấp. Chấm màu xuất hiện trên nhãn lọ là VVM. Đây là một vùng nhạy cảm với nhiệt độ và thời gian, nó chỉ ra lượng nhiệt tích lũy trên lọ vắcxin. Nó cảnh báo về giới hạn cuối cùng được sử dụng lọ vắcxin trước khi vắcxin bị giảm chất lượng.
  • Cách đọc VVM rất đơn giản. Chú ý vào hình vuông bên trong. Màu của hình vuông thay đổi dần dần. Khi nào màu của hình vuông còn sáng hơn màu của hình tròn ngoài , được phép sử dụng vắcxin. Ngay khi màu của hình vuông chuyển thành cùng màu với hình tròn hay sẫm hơn màu hình tròn, thì lọ vắcxin phải loại bỏ.
  1. Đảm bảo tiêm vắc xin theo đường dưới da. Trong một số trường hợp, sốc phản vệ có thể xảy ra khi tiêm vắc xin, do vậy cần chuẩn bị sẵn adrenaline 1:1000 để tiêm dưới da hoặc tiêm bắp. Xử lý trong trường hợp sốc nặng, tiêm một mũi adrenaline liều 0,1 – 0,5mg (0,1 – 0,5 ml dung dịch 1:1000), tiêm bắp hoặc tiêm dưới da. Liều đơn không vượt quá 1 mg (1ml). Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, liều adrenaline khuyến cáo là 0,01 mg/kg (0,01 ml/kg dung dịch 1:1000). Một liều đơn không vượt quá 0,5 mg(0,5 ml). Việc này sẽ giúp ngăn chặn phản ứng /sốc phản vệ một cách hiệu quả.
  2. Nguyên tắc chính trong xử lý, điều trị các phản ứng quá mẫn nghiêm trọng là sử dụng adrenaline, đây là biện pháp có thể cứu sống người bệnh trong nhiều trường hợp. Nên sử dụng ngay adrrenaline đầu tiên khi nghi ngờ có xảy ra phản ứng quá mẫn. Giống như sử dụng tất cả các loại vắc xin, người được tiêm phải được theo dõi trong vòng ít nhất 30 phút sau khi tiêm. Hydrocortisone và thuốc kháng histamin được chuẩn bị sẵn sàng cùng với các biện pháp hỗ trợ khác như thở oxy.

Tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh sởi, quai bị và rubella ở trẻ em từ 12 tháng tuổi đến 10 tuổi. Ủy ban tư vấn về thực hành tiêm chủng (ACIP) khuyến cáo nên tiêm liều MMR đầu tiên khi trẻ 12-15 tháng tuổi và tiêm MMR liều thứ hai khi trẻ được 4-6 tuổi ( vì nguy cơ tái nhiễm tăng cao khi trẻ bắt đầu vào tiểu học).
  • Mũi 1: khi trẻ 12 - 15 tháng tuổi.
  • Mũi 2: khi trẻ được 4 - 6 tuổi.
  • Vắcxin phải được pha với nước hồi chỉnh đi kèm (nước cất pha tiêm vô trùng), sử dụng bơm và kim tiêm vô trùng.
  • Lắc nhẹ để hòa tan viên đông khô. Sau khi pha phải tiêm vắcxin ngay.
  • Một liều đơn 0,5ml được tiêm theo đường tiêm dưới da sâu ở mặt trước bên đùi đối với trẻ nhỏ và bắp tay đối với trẻ lớn hơn.
  • Nếu không sử dụng ngay, vắc xin đã pha phải được bảo quản ở chỗ tối với nhiệt độ 2°C -8°C trong thời gian dài nhất là 6 giờ.
  • Lọ vắc xin đã mở (trong vòng 6 giờ kể từ khi pha) nếu còn thừa phải loại bỏ. Dấu hiệu theo dõi nhiệt độ lọ (VVM- xem chi tiết), sẽ phải bóc ngay khi pha.
  • Nước hồi chỉnh kèm theo được điều chế đặc biệt cho loại vắc xin này. Chỉ sử dụng nước hồi chỉnh cung cấp kèm theo để pha vắcxin. Không được sử dụng nước hồi chỉnh của vắcxin khác hoặc của vắc xin MMR của nhà sản xuất khác. Sử dụng sai nước hồi chỉnh có thể làm hỏng vắcxin và/hoặc gây những phản ứng nghiêm trọng cho người sử dụng. Nước hồi chỉnh không được để đông băng nhưng phải giữ ở điều kiện mát.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
  1. VẮCXIN SỞI, QUAI BỊ VÀ RUBELLA (MMR) SỐNG GIẢM ĐỘC LỰC. Nhà phân phối VABIOTECH
  2. Vắc xin MMR (Ấn Độ) phòng bệnh Sởi – quai bị – rubella. VNVC
 8 lượt sử dụng

DANH MỤC


ICU & ED chuyển đổi số !

Chuyên về công cụ hỗ trợ thực hành (tools), cập nhật phác đồ điều trị (protocols), hướng dẫn về thủ thuật (procedures), tra cứu về thuốc (drugs) và xét nghiệm (tests), sơ đồ tiếp cận (approach algorithm). Giúp cải thiện tốc độ và độ chính xác trong chẩn đoán và điều trị.
Chuyên về công cụ hỗ trợ thực hành (tools), cập nhật phác đồ điều trị (protocols), hướng dẫn về thủ thuật (procedures), tra cứu về thuốc (drugs) và xét nghiệm (tests), sơ đồ tiếp cận (approach algorithm). Giúp cải thiện tốc độ và độ chính xác trong chẩn đoán và điều trị.
×

Kích vào đây để tải về

Chia sẻ

Dùng Camera điện thoại quét mã QR Code