ICU & ED
For Doctors and Nurses
Vắc xin Abhayrab 0,5 ml
Đăng nhập
TÌM KIẾM

Vắc xin Abhayrab 0,5 ml

Vắc xin phòng bệnh Dại
 cập nhật: 5/1/2024
Chia sẻ
×

Chia sẻ

Dùng Camera điện thoại(người nhận) quét mã QR Code




GIỚI THIỆU
Vắc xin Abhayrab có tác dụng tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh dại cho cả người lớn và trẻ em, sau khi tiếp xúc hoặc bị con vật nghi bị dại cắn.
  • Hãng sản xuất: Human Biological Institute
  • Nước sản xuất: Ấn Độ
  • Thành phần chính: Vắc xin dại chủng L.Pasteur 2601/Vero được nhân giống trên tế bào vero. Hoạt tính bảo vệ tương đương hoặc ≥ 2,5 UI (đơn vị quốc tế).
  • Đóng gói: Hộp 1 lọ vắc xin đông khô + 1 lọ dung môi hoàn nguyên + 1 bơm kim tiêm vô trùng. Hộp 10 lọ vắc xin đông khô + 10 lọ dung môi hoàn nguyên + 10 bơm kim tiêm vô trùng. Hộp 50 lọ vắc xin đông khô + 100 lọ dung môi hoàn nguyên. 

  • Đường tiêm: Abhayrab được chỉ định tiêm bắp liều 0,5 ml. Người lớn tiêm vùng cơ delta cánh tay. Trẻ nhỏ tiêm ở mặt trước bên đùi. Không được tiêm vào vùng mông. Trong một số trường hợp có thể chỉ định tiêm trong da với liều 0,1 ml (bằng 1/5 liều tiêm bắp). Tiêm ở cẳng tay hoặc cánh tay.
  • Cách dùng: Hoàn nguyên vắc xin với dung môi đi kèm. Nên dùng vắc xin ngay sau khi hoàn nguyên. Không được bảo quản lại vắc xin đã hoàn nguyên để dùng sau này.
  • Abhayrab giúp tạo miễn dịch chủ động chống lại virus dại cho cả người lớn và trẻ em, để dự phòng và điều trị sau khi bị phơi nhiễm (sau khi tiếp xúc với con vật bị dại hoặc nghi ngờ bị dại).
  • Bệnh dại là bệnh gây chết người, vì vậy vắc xin không có giới hạn tuổi tác. Abhayrab có thể sử dụng cho tất cả các lứa tuổi.
  • Ngoài ra khuyến khích tiêm vắc xin phòng dại Abhayrab cho các đối tượng có nguy cơ cao như: Bác sỹ thú y; nhân viên y tế, nhân viên phòng thí nghiệm; người làm việc trong rừng, sở thú; Người thường xuyên tiếp xúc với động vật như thợ thịt, thợ săn; Người có nhiều vật nuôi như chó mèo trong nhà…
  • Không tiêm bắp ở người rối loạn chảy máu hoặc giảm tiểu cầu.
  • Đối với tiêm dự phòng (chưa bị phơi nhiễm): Không tiêm cho người đang sốt, nhiễm trùng nặng; người có bệnh cấp tính hoặc mạn tính đang trong giai đoạn tiến triển; người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của vắc xin.
  • Đối với trường hợp sau khi bị phơi nhiễm: Bệnh dại là một bệnh cực kỳ nguy hiểm, có nguy cơ tử vong cao. Vì vậy không có chống chỉ định nào, đối với đối tượng này.
  • Không dùng đồng thời Abhayrab với các thuốc gây ức chế miễn dịch (corticosteroid), vì các thuốc này có thể làm giảm đáp ứng miễn dịch của vắc xin.
  • Trong trường hợp bị phơi nhiễm nặng như: vết cắn nặng; vị trí cắn gần đầu; nên thấm tại chỗ vết thương bằng globulin miễn dịch kháng virus dại.
  • Trì hoãn thời điểm điều trị sau phơi nhiễm; điều trị không đúng, đủ phác đồ; có thể làm cho việc bảo vệ bị thất bại.
  • Cũng giống như tất cả các loại vắc xin khác phải chuẩn bị đầy đủ các phương tiện y tế và thuốc cấp cứu để đề phòng sock phản vệ sau khi tiêm.
  • Chưa có nghiên cứu trên đối tượng phụ nữ có thai. Vì vậy chỉ dùng Abhayrab cho đối tượng phụ nữ đang mang thai khi thực sự cần thiết.
  • Phụ nữ cho con bú: Bệnh dại là bệnh gây tử vong, vì vậy không có chống chỉ định đối với phụ nữ đang cho con bú.
Abhayrab là vắc xin dại tế bào vero tinh chế nên các tác dụng phụ thường nhẹ. Sau khi tiêm Abhayrab có thể xảy ra một số tác dụng không mong muốn như:
  • Tại vị trí tiêm: Đau, ngứa chỗ tiêm.
  • Toàn thân thường ít gặp: sốt, chóng mặt, đau đầu…
  • Hiếm gặp: mày đay, sock phản vệ.
  • Không có sự tương tác với các chế phẩm khác.
  • Tuy nhiên không sử dụng đồng thời các thuốc ức chế miễn dịch như corticosteroid vì những thuốc này có thể cản trở quá trình sinh kháng thể bảo vệ.
  • Bảo quản ở nhiệt độ từ 2-8°C.
  • Không được để đông đá vắc xin.
  • Loại bỏ vắc xin nếu bị đông đá.

Tiêm bắp 3 mũi cơ bản (0.5ml/liều) vào các ngày 0, ngày 7 và ngày 21 hoặc ngày 28. Để có miễn dịch tốt nhất, tiêm mũi 4 nhắc lại sau 1 năm và sau đó mỗi 5 năm 1 liều.
  • Mũi 1: ngày 0
  • Mũi 2: ngày thứ 7 sau mũi 1
  • Mũi 3: ngày thứ 21 hoặc 28 sau mũi 1
  • Mũi nhắc lại: sau 1 năm và sau đó mỗi 5 năm 1 lần.
Phác đồ áp dụng cho người chưa từng tiêm vắc xin phòng dại, người tiêm vắc xin nhưng chưa hoàn thành phác đồ, hoặc đã quá 5 năm nhưng chưa tiêm vắc xin phòng dại mũi nhắc lại: Tiêm 5 mũi cơ bản, theo lịch 0, 3, 7, 14, 28 ngày.
  • Mũi 1: ngày 0
  • Mũi 2: ngày thứ 3
  • Mũi 3: ngày thứ 7
  • Mũi 4: ngày thứ 14
  • Mũi 5: ngày thứ 28
Phác đồ áp dụng cho người đã tiêm vắc xin đủ phác đồ trong vòng 5 năm: Tiêm 2 mũi theo lịch 0, 3 ngày.
  • Mũi 1: ngày 0
  • Mũi 2: ngày thứ 3
Tiêm càng sớm càng tốt ngay sau khi bị động vật cắn. 

Huyết thanh kháng dại được khuyến cáo cho phơi nhiễm mức độ 3 với liều 20 UI/kg (đối với huyết thanh từ người) hoặc 40 UI/kg (đối với huyết thanh từ ngựa). Không tiêm huyết thanh (như SAR) trễ hơn 7 ngày sau ngày tiêm mũi đầu tiên vắc xin dại.
Liều tiêm trong da 0,1 ml vắc xin hoàn nguyên. Kỹ thuật tiêm trong da phải được thực hiện đúng, tránh tiêm dưới da. Phải dùng bơm kim tiêm riêng để tránh lây nhiễm.
Tiêm trong da 3 mũi cơ bản (0.1ml/liều) vào các ngày 0, ngày 7 và ngày 21 hoặc ngày 28.
  • Mũi 1: ngày 0
  • Mũi 2: ngày thứ 7 sau mũi 1
  • Mũi 3: ngày thứ 21 hoặc 28 sau mũi 1
  • Người chưa tiêm dự phòng: Tiêm 4 lần x 2 mũi/1 lần: tiêm ở vị trí hai bên chi khác nhau, mỗi bên liều lượng 0.1ml, vào các ngày ngày 0, ngày 3, ngày 7 và ngày 28.
  • Người đã tiêm dự phòng trước hoặc sau phơi nhiễm ít nhất 3 mũi vắc xin dại nuôi cấy trên tế bào: Tiêm 0.1ml/1 mũi vào các ngày ngày 0 và ngày 3.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
  1. Vắc xin phòng dại tinh chế Abhayrab (Ấn Độ). BV Nguyễn Tri Phương
  2. MÔ TẢ THÔNG TIN VẮC XIN : VẮC XIN ABHAYRAB 0.5ML (ẤN ĐỘ) PHÒNG BỆNH DẠI (TIÊM TRONG DA). VNVC
  3. Vắc xin ABHAYRAB 0.5ml (Ấn Độ) phòng bệnh dại. VNVC
  4. Bệnh dại. VNCDC
  5. Rabies vaccines and immunoglobulins: WHO position April 2018
  6. WHO Guide for Rabies. Updated 2014
 22 lượt sử dụng

DANH MỤC


ICU & ED chuyển đổi số !

Chuyên về công cụ hỗ trợ thực hành (tools), cập nhật phác đồ điều trị (protocols), hướng dẫn về thủ thuật (procedures), tra cứu về thuốc (drugs) và xét nghiệm (tests), sơ đồ tiếp cận (approach algorithm). Giúp cải thiện tốc độ và độ chính xác trong chẩn đoán và điều trị.
Chuyên về công cụ hỗ trợ thực hành (tools), cập nhật phác đồ điều trị (protocols), hướng dẫn về thủ thuật (procedures), tra cứu về thuốc (drugs) và xét nghiệm (tests), sơ đồ tiếp cận (approach algorithm). Giúp cải thiện tốc độ và độ chính xác trong chẩn đoán và điều trị.
×

Kích vào đây để tải về

Chia sẻ

Dùng Camera điện thoại quét mã QR Code