BRADEN đánh giá nguy cơ loét do tỳ đè
Cho người lớn, đặc biệt bệnh nhân nằm tại ICU Chia sẻ
GIỚI THIỆU
Điều dưỡng sử dụng thang điểm này để đánh giá nguy cơ loét do tỳ tè ở bệnh nhân nhập viện, từ đó định hướng can thiệp dự phòng thích hợp.
TÙY MỨC ĐỘ, ĐỊNH HƯỚNG CAN THIỆP
Điểm | Nguy cơ |
---|---|
≤ 9 | Rất cao |
10 - 12 | Cao |
13 - 14 | Trung bình |
15 - 18 | Thấp |
19 - 23 | Không có nguy cơ |
- Thường xuyên thay đổi tư thế
- Thời gian giữa các lần thay đổi tư thế người bệnh không quá 4 giờ
- Thời gian giữa các lần thay đổi tư thế người bệnh không quá 2 giờ
- Tăng cường vận động
- Kiểm soát độ ẩm da
- Kiểm soát cọ xát và tổn thương dạng vết cắt
- Kiểm soát dinh dưỡng
- Lưu ý các vấn đề chăm sóc cơ bản khác
- Sử dụng phương tiện hỗ trợ tư thế và hạn chế bề mặt tiếp xúc
- Áp dụng các biện phảm giảm bề mặt đè ép nếu tình trạng người bệnh không cho phép lăn trở
THUỐC HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ
- Sanyrene (phòng và điều trị: ban đỏ da do tỳ đè, cọ xát hay bị cắt, da khô yếu, mất nước, dinh dưỡng kém, hăm tả..)
- Bepathen Balm (giảm kích ứng, giảm đỏ ngứa, giảm viêm, kích thích tái tạo tế bào da giúp làm lành vết thương, làm mềm mịn da, giảm nứt da..).
- Prontosan để xử lý vết loét da do tỳ đè, có 2 loại: dạng dung dịch (wound solution) dùng để rửa vết thương và dạng Gel (wound gel) dùng để thoa lên sau khi đã rửa vết thương, sau đó dùng gạt Urgo để đắp lên và băng lại (Dung dịch rửa vết loét Dizigone và Dizigone nano bạc bôi lên sau rửa cũng có tác dụng tương tự).
- Silvirin cũng hiệu quả trong điều trị vết loét nhiễm trùng, bôi lên sau khi vết loét đã được rửa sạch(có thể sử dụng chất sát khuẩn trong quá trình rửa để loại bỏ tổ chức hoại tử) và làm khô. Sau đó đắp gạt Urgo giữ ẩm, băng lại.
- Tránh dùng Oxy già hoặc dung dịch Povidine Iod đậm đặc (có thể sử dụng dạng pha loãng) để xử trí vết loét vì gây hại cho tế bào hạt, làm chậm lành vết thương.