ICU & ED
For Doctors and Nurses
Lỵ trực khuẩn
Đăng nhập
TÌM KIẾM

Lỵ trực khuẩn

Shigella
 cập nhật: 20/11/2022
Chia sẻ
×

Chia sẻ



GIỚI THIỆU
  • Bệnh do Shigella là tình trạng viêm nhiễm cấp tính ở đường tiêu hóa do trực khuẩn Shigella gây nên với hội chứng lỵ điển hình là đau quặn bụng, mót rặn và đi ngoài phân lỏng như nước rửa thịt.
  • Biểu hiện lâm sàng của bệnh do Shigella có thể thay đổi từ thể tiêu chảy nhẹ phân lỏng nước cho đến các thể nặng nề với đau bụng quặn, mót rặn, tiêu phân nhày máu, sốt và dấu hiệu nhiễm trùng nhiễm độc.
  • Biểu hiện ở đường tiêu hóa thường tự khỏi trong vài ngày.
  • Dùng kháng sinh sớm có tác dụng giúp hồi phục sớm và rút ngắn thời gian thải vi khuẩn ra phân.
  • Hàng năm, toàn thế giới có 165 triệu trường hợp mắc lỵ trực khuẩn do Shigella, trong đó có 1 triệu ca tử vong.
  • Lây truyền trực khuẩn lỵ Shigella có thể trực tiếp từ người sang người qua tay mang vi khuẩn hoặc qua thức ăn, nước uống bị nhiễm trực khuẩn lỵ.
  • Tỷ lệ tử vong tùy theo cơ địa người bệnh và tùy typ Shigella.
  • Tỷ lệ tử vong do S. dysenteriae 1 tử vong có thể từ 10% - 30%. S. sonnei chỉ gây tử vong 1%.

  • Shigella là trực khuẩn Gram âm thuộc họ Enterobateriaceae.
  • Có bốn nhóm Shigella chính là Shigella dysenteriae, Shigella flexneri, Shigella boydii, và Shigella sonnei.
  • Shigella dysenteriae 1 (còn gọi là trực khuẩn Shiga) hay gây dịch và tử vong cao hơn các typ khác.

  • Thường kéo dài 12 - 72 giờ (trung bình 1 - 5 ngày), không có biểu hiện lâm sàng.
Khởi phát đột ngột với các triệu chứng:
  • Hội chứng nhiễm trùng: sốt cao 39 - 40 độ C, thường kèm theo ớn lạnh, đau nhức cơ toàn thân, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn hoặc nôn, trẻ nhỏ có thể bị co giật do sốt cao.
  • Triệu chứng tiêu hóa: tiêu chảy phân lỏng, toàn nước, kèm theo đau bụng.
  • Thời kỳ này kéo dài 1 đến 3 ngày.
Bệnh diễn tiến thành bệnh cảnh lỵ đầy đủ:
  • Đau bụng quặn từng cơn. Thể trạng suy sụp nhanh chóng, người mệt mỏi, hốc hác, môi khô, lưỡi vàng bẩn.
  • Mót rặn, đau vùng trực tràng, có thể dẫn đến sa trực tràng do rặn nhiều.
  • Đi ngoài phân nhầy máu mũi, nhiều lần (có thể 20 - 40 lần/ngày), số lượng phân ít dần theo thời gian bị bệnh. Điển hình phân như nước rửa thịt.
  • Khám bụng: đau, chướng nhất là phần dưới bên trái, vùng đại tràng sigma, có thể đau toàn bộ khung đại tràng.
  • Sốt giảm dần rồi hết, người đỡ mệt, cảm giác thèm ăn dần trở lại.
  • Các cơn đau bụng thưa và nhẹ dần rồi hết.
  • Giảm rồi hết cảm giác mót rặn.
  • Số lần đi ngoài giảm dần, nhày máu mũi giảm dần rồi hết, đi ngoài phân sệt rồi thành khuôn trở lại.
  • Đi tiểu nhiều, bụng hết đầy chướng.
  • Bạch cầu thường tăng, tăng tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính.
  • Hồng cầu bình thường hoặc giảm nhẹ.
  • Soi tươi: có hồng cầu, bạch cầu đa nhân.
  • Cấy phân: phân lập trực khuẩn Shigella.
  • Hình ảnh viêm lan tỏa cấp tính niêm mạc, có nhiều vết loét nông đường kính 3-7 mm, có thể xuất huyết chỗ loét.
  • Sốt và triệu chứng toàn thân.
  • Hội chứng lỵ: đau quặn bụng, mót rặn, phân nhày máu mũi.
  • Phân lập được trực khuẩn Shigella từ phân người bệnh.

  • Dùng kháng sinh sớm và thích hợp để giảm thời gian bị bệnh và giảm thải vi khuẩn ra ngoài môi trường.
  • Bồi phụ nước và điện giải sớm và kịp thời để tránh để xảy ra tình trạng sốc do mất nước và rối loạn điện giải.
  • Điều trị các triệu chứng khác gồm giảm đau bụng, hạ sốt, trợ tim mạch và các triệu chứng liên quan khác đồng thời với điều trị căn nguyên và bồi phụ nước điện giải.
  • Đảm bảo phòng chống lây nhiễm và thông báo dịch theo quy định.
Cần đánh giá mức độ mất nước, điện giải của người bệnh để bù dịch phù hợp và kịp thời.
  • Mất nước nhẹ, không nôn: bù dịch bằng đường uống với oresol.
  • Mất nước từ trung bình tới nặng, kèm theo nôn: bù dịch đường tĩnh mạch với các loại dung dịch: mặn ngọt, lactate ringer hoặc acetate ringer. Cần phải dựa vào xét nghiệm điện giải đồ để lựa chọn chủng loại dịch cho phù hợp nhằm bồi phụ natri và kali cho đầy đủ.
Theo dõi mạch, huyết áp, số lượng nước tiểu để điều chỉnh lượng dịch cũng như tốc độ truyền dịch.
Cần phải dựa vào tính nhạy cảm và đề kháng kháng sinh của trực khuẩn Shigella để lựa chọn kháng sinh có tác dụng.
Các thuốc được khuyến cáo sử dụng điều trị trực khuẩn lỵ Shigella hiện nay là:
  • Ciprofloxacin500 mgx2 lần/ngày hoặc
  • Pefloxacin400 mgx2 lần/ngày hoặc
  • Ofloxacin200 mgx2 lần/ngày hoặc
  • Levofloxacin500 mgx1 lần/ngày
Thời gian điều trị: 5 ngày.
Các kháng sinh có thể sử dụng để điều trị lỵ trực khuẩn ở những nơi vi khuẩn còn nhạy cảm với Ampicillin và Biseptol.
  • Ampicillin 50 - 100 mg/kg/ngày, chia 4 lần, liều cho trẻ em thường là 100 mg/kg/ngày, chia 4 lần.
  • Trimethoprim + sulfamethoxazol (viên TMP 80 mg + SMX 400 mg) ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên (người lớn); hoặc TMP 8 mg/kg/ngày chia 2 lần (trẻ em).
- Sốt cao: sử dụng thuốc hạ nhiệt paracetamol 60 mg/kg/ngày, mỗi lần 10 mg/kg/ngày hoặc các biện pháp hạ nhiệt không dùng thuốc.
- Giảm đau:
  • Atropin 1/4 mg x 2 ống/1 lần (tiêm dưới da hoặc tiêm bắp) khi đau.
  • Visceralgin 40 mg (ống hoặc viên): tiêm bắp hoặc tĩnh mạch chậm 1 ống 1 lần; hoặc uống 1 lần 2 viên (4 - 6 viên/ngày).
  • Buscopan viên 10 mg x 2 viên/1 lần, 2 - 4 lần/ngày.
Điều hòa nhu động ruột, chống nôn:
  • Primperan 10 mg (ống hoặc viên): tiêm bắp hoặc tĩnh mạch chậm, hoặc cho uống 10 - 20 mg/1 lần, 2 - 3 lần/ngày.

Biến chứng thường ít xảy ra, ngay cả trong trường hợp không được điều trị, trừ ở người già và trẻ em nhỏ.
  • Sốc giảm thể tích do mất nước và điện giải.
  • Suy thận cơ năng, có thể dẫn đến suy thận thực thể.
  • Sa trực tràng hay gặp ở người già.
  • Thủng ruột già ở cơ địa suy kiệt.
  • Bội nhiễm vi khuẩn khác: nhiễm khuẩn huyết do E. coli, viêm màng não, viêm phổi, viêm tuyến mang tai, viêm thần kinh ngoại biên, hội chứng tán huyết urê huyết cao.
  • Suy dinh dưỡng.
  • Hội chứng Reiter.

  • Vệ sinh thực phẩm, vệ sinh ăn uống, và vệ sinh nước: cần rửa tay cẩn thận trước khi ăn và chế biến thực phẩm.
  • Sử dụng nước sạch.
  • Xử lý nước thải hợp vệ sinh.
  • Diệt ruồi nhặng.
  • Kiểm tra vệ sinh các loại thức uống và thức ăn chế biến sẵn.
  • Phát hiện và cách ly người bệnh.
  • Khử khuẩn chất thải của người bệnh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
  1. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh truyền nhiễm. Bộ Y Tế
TÀI LIỆU THAM KHẢO
  1. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh truyền nhiễm. Bộ Y Tế
 51 lượt xem VIP

DANH MỤC

Bố cục nội dung


ICU & ED chuyển đổi số !

Chuyên về công cụ hỗ trợ thực hành (tools), cập nhật phác đồ điều trị (protocols), hướng dẫn về thủ thuật (procedures), tra cứu về thuốc (drugs) và xét nghiệm (tests), sơ đồ tiếp cận (approach algorithm). Giúp cải thiện tốc độ và độ chính xác trong chẩn đoán và điều trị.
Chuyên về công cụ hỗ trợ thực hành (tools), cập nhật phác đồ điều trị (protocols), hướng dẫn về thủ thuật (procedures), tra cứu về thuốc (drugs) và xét nghiệm (tests), sơ đồ tiếp cận (approach algorithm). Giúp cải thiện tốc độ và độ chính xác trong chẩn đoán và điều trị.
×

Chia sẻ

Phiên bản miễn phí
Phiên bản VIP