Sốc giảm thể tích máu
Bộ Y Tế Chia sẻ
- GIỚI THIỆU
- NGUYÊN NHÂN
- Sốc giảm thể tích do mất máu
- Sốc giảm thể tích do mất nước
- TRIỆU CHỨNG
- Lâm sàng
- Triệu chứng lâm sàng chung của bệnh cảnh sốc
- Những dấu hiệu lâm sàng gợi ý nguyên nhân của sốc giảm thể tích
- Cận lâm sàng
- CHẨN ĐOÁN
- Chẩn đoán xác định
- Chẩn đoán sốc giảm thể tích máu do mất máu
- Chẩn đoán sốc giảm thể tích máu không do mất máu
- Chẩn đoán phân biệt
- Chẩn đoán mức độ sốc mất máu
- ĐIỀU TRỊ
- Nguyên tắc xử trí
- Xử trí ban đầu và vận chuyển cấp cứu
- Điều trị tại bệnh viện
- Đảm bảo cung cấp oxy tối đa cho người bệnh
- Bù dịch và kiểm soát nguyên nhân
- Kiểm soát nguồn chảy máu
- Các điều trị phối hợp
- TIÊN LƯỢNG, BIẾN CHỨNG VÀ PHÒNG BỆNH
- Tiên lượng
- Biến chứng
- Phòng bệnh
- TÀI LIỆU THAM KHẢO
GIỚI THIỆU
Sốc là một hội chứng lâm sàng xảy ra do giảm tưới máu tổ chức dẫn tới thiếu
oxy tổ chức và tổn thương tế bào.
Sốc do giảm thể tích máu là hậu quả của tình trạng giảm tiền gánh do mất thể
tích dịch trong lòng mạch (có thể do mất máu toàn phần hoặc chỉ mất dịch hoặc huyết
tương). Giảm tiền gánh sẽ dẫn đến giảm cung lượng tim và tăng sức cản mạch hệ
thống để bù trừ cho tình trạng giảm cung lượng tim và duy trì tưới máu cho những cơ
quan quan trọng.
Nếu phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể không để lại di chứng. Nếu phát
hiện muộn và điều trị không kịp thời, tình trạng tụt huyết áp kéo dài dẫn tới suy đa
tạng và tử vong.
Xem thêm: Tổng quan về sốc giảm thể tích
Nguyên nhân của sốc giảm thể tích chia làm hai nhóm: sốc giảm thể tích do mất máu và sốc giảm thể tích do mất nước.
- Chấn thương: vết thương mạch máu, vỡ tạng đặc, vỡ xương chậu…
- Chảy máu đường tiêu hóa: vỡ giãn tĩnh mạch thực quản, loét dạ dày tá tràng, hoặc ruột…
- Chảy máu qua đường hô hấp: ho ra máu nặng.
- Bệnh lý mạch máu: phình bóc tách động mạch, dị dạng động tĩnh mạch.
- Liên quan đến thai sản: có thai ngoài tử cung vỡ, vỡ hoặc rách tử cung, âm đạo, mất máu trong quá trình sinh đẻ (kể cả phẫu thuật chủ động).
- Tiêu chảy cấp.
- Nôn nhiều.
- Đái nhiều do đái tháo nhạt, tăng áp lực thẩm thấu, dùng thuốc lợi tiểu, hoặc truyền nhiều dịch ưu trương...
- Bỏng nặng.
- Say nắng, say nóng.
- Mất nước vào khoang thứ ba: người bệnh sau mổ, tắc ruột, viêm tụy cấp, tiêu cơ vân cấp …
- Mạch nhanh, nhỏ, khó bắt, thường >120 lần/phút. Thời gian đổ đầy mao mạch kéo dài (> 2 giây).
- Hạ huyết áp: huyết áp tâm thu <90 mmHg (huyết áp động mạch trung bình <65mmHg) hoặc huyết áp tâm thu giảm quá 40mmHg so với mức huyết áp nền của người bệnh.
- Thiểu niệu hay vô niệu (nước tiểu <0.5 ml/kg/giờ) có thể kèm theo các triệu chứng hạ huyết áp tư thế, vã mồ hôi, khô các màng nhầy.
- Rối loạn ý thức: chậm chạp, lẫn lộn, kích thích hay hôn mê.
- Da lạnh, nổi vân tím.
- Áp lực tĩnh mạch trung tâm giảm, áp lực mao mạch phổi bít giảm, cung lượng tim giảm, sức cản mạch hệ thống tăng.
- Tùy nguyên nhân gây sốc giảm thể tích, người bệnh có thể có các triệu chứng như nôn ra máu, đi tiêu phân đen, nôn, tiêu chảy, đau bụng.
- Phát hiện các dấu hiệu của chấn thương hoặc người bệnh sau phẫu thuật.
- Khám phát hiện da khô, lưỡi khô, niêm mạc miệng khô, tĩnh mạch cổ xẹp, áp lực tĩnh mạch trung tâm giảm. Người bệnh có biểu hiện thiếu máu nếu sốc mất máu.
- Lactate máu tăng ≥ 3 mmol/l.
- Sốc giảm thể tích do mất nước: Hematocit tăng, Protein máu tăng.
- Sốc giảm thể tích do mất máu: hồng cầu giảm, hemoglobin giảm, hematocrit giảm.
- Rối loạn nước điện giải, thăng bằng kiềm toan.
- Xét nghiệm tìm nguyên nhân: lipase, amylase tăng trong viêm tụy cấp. Tăng đường máu trong nhiễm toan xê tôn hoặc tăng thẩm thấu. CK tăng cao trong tiêu cơ vân cấp.
- Lâm sàng:
- Mạch nhanh, nhỏ, huyết áp hạ.
- Áp lực tĩnh mạch trung tâm thấp, tĩnh mạc cổ xẹp.
- Da niêm mạc nhợt nhạt, lạnh.
- Thiểu niệu, vô niệu.
- Vật vã, lờ đờ, rối loạn ý thức.
- Các dấu hiệu gợi ý nguyên nhân của mất máu: xuất huyết tiêu hoá, mất máu do chấn thương mạch máu, vỡ tạng đặc, có thai ngoài tử cung vỡ...
- Cận lâm sàng: kết quả xét nghiệm thường chậm
- Lactate tăng.
- Xét nghiệm máu: hồng cầu giảm, hematocrite giảm.
- Lâm sàng: Có dấu hiệu mất nước
- Mạch nhanh, huyết áp hạ.
- Áp lực tĩnh mạch trung tâm thấp, tĩnh mạc cổ xẹp.
- Người bệnh có cảm giác khát nước.
- Da khô, véo da (+), niêm mạc khô.
- Triệu chứng của bệnh nguyên gây mất nước: nôn hoặc đi ngoài nhiều lần….
- Cận lâm sàng:
- Có tình trạng cô đặc máu: hồng cầu tăng, hematocrit tăng.
- Có thể thấy natri máu tăng, đường máu tăng..
- Sốc tim: có triệu chứng của bệnh lý tim mạch: đau ngực, rối loạn nhịp tim, thay đổi điện tâm đồ, áp lực tĩnh mạch trung tâm thường tăng, áp lực mao mạch phổi bít tăng, cung lượng tim giảm, sức cản mạch hệ thống tăng.
Nguyên nhân thường do:
- Nhồi máu cơ tim cấp (do diện tích bị tổn thương lớn sức co bóp của cơ tim giảm nặng hoặc đứt hoặc rách van tim cột cơ, vỡ tim). hoặc
- Loạn nhịp nhanh với tần số tim > 150 lần /phút hoặc châm < 40 lần/phút, hoặc rung thất, xoắn đỉnh, …).
- Ngoài ra còn do phình bóc tách động mạch chủ, nhồi máu phổi nặng.
- Sốc nhiễm khuẩn: sốt, có bằng chứng của ổ nhiễm khuẩn, bạch cầu tăng, áp lực mao mạch phổi bít giảm, cung lượng tim tăng, sức cản mạch hệ thống giảm.
- Sốc phản vệ: có tiền sử tiếp xúc với dị nguyên, cũng có phần giảm thể tích tuần hoàn (tương đối). Chẩn đoán phân biệt khó nếu sốc muộn.
Độ | Thể tích máu mất (mL) | Huyết áp | Mạch (lần/phút) | Hô hấp | Ý thức |
---|---|---|---|---|---|
I | 750 | Bình thường | < 100 | Bình thường | Bình thường |
II | 750-1500 | Bình thường hoặc giảm ít | >100 | Nhịp thở tăng | Lo lắng |
III | 1500- 2000 | Huyết áp tâm thu < 90mmHg | >120 | Khó thở | Vật vã, Kích thích |
IV | >2000 | Huyết áp tâm thu < 70mmHg | >120 | Suy hô hấp nặng | Lơ mơ, Hôn mê |
- Đảm bảo cung cấp oxy.
- Bù dịch và điều trị nguyên nhân.
- Điều trị phối hợp.
- Kiểm soát đường thở.
- Đảm bảo thông khí.
- Băng ép cầm máu đối với các vết thương hở có chảy máu.
- Hạn chế gây thêm các tổn thương (cố định cột sống cổ ở người bệnh chấn thương nghi ngờ tổn thương cột sống cổ..).
- Đặt đường truyền lớn và cố định chắc, bắt đầu truyền dịch natriclorua 0,9%.
- Chuyển người bệnh đến cơ sở y tế càng nhanh càng tốt, trong quá trình vận chuyển đặt bệnh nhân ở tư thế nằm đầu bằng.
- Kiểm soát đường thở.
- Đặt người bệnh ở tư thế nằm đầu thấp hai chân nâng cao.
- Thở oxy qua kính mũi 4 -5 lít/phút hoặc mặt nạ 6-10 lít/phút.
- Đặt nội khí quản nếu người bệnh có nguy cơ trào ngược vào phổi hoặc suy hô hấp hoặc rối loạn ý thức.
- Nếu người bệnh có chỉ định thở máy, cần tránh thở máy áp lực dương cao.
- Đặt 2 đường truyền tĩnh mạch ngoại vi lớn (kim luồn kích thước 14 đến 16G) và/hoặc đặt ống thông tĩnh mạch trung tâm, và đo áp lực tĩnh mạch trung tâm (CVP).
- Truyền tĩnh mạch nhanh 1-2 lít (đối với trẻ em 20ml/kg cân nặng) natriclorua 0,9% hoặc ringer lactate. Sau đó, tiếp tục truyền dịch hay khối hồng cầu dựa vào áp lực tĩnh mạch trung tâm (CVP) và huyết áp trung bình (MAP).
- Nếu CVP < 8mmHg: truyền nhanh dịch nhắc lại ít nhất 20ml/kg natriclorua 0,9% hoặc ringer lactate.
- Nếu CVP ≥ 8mmHg và MAP < 60mmHg: dùng thuốc vận mạch noradrenalin hoặc dopamine.
- Nếu CVP ≥ 8mmHg và MAP ≥ 60mmHg: kết thúc quá trình bù dịch.
- Người bệnh sốc giảm thể tích do mất máu: trong khi chờ đợi truyền máu có thể truyền dung dịch HES hoặc gelatin để giữ dịch trong long mạch.
- Nếu có máu, truyền ngay khối hồng cầu để đảm bảo hemoglobin ≥ 8 g/dL. Trong trường hợp sốc mất máu mà chảy máu đang tiếp diễn và không có khối hồng cầu cùng nhóm, có thể truyền ngay 4 đơn vị khối hồng cầu nhóm O (truyền khối hồng cầu nhóm O, Rh (-) cho phụ nữ ở lứa tuổi sinh đẻ). Người bệnh sốc mất máu đang chảy máu tiếp diễn, mục tiêu duy trì hemoglobin >8 g/dL.
- Băng ép đối với vết thương mở đang chảy máu.
- Mổ thăm dò để phát hiện và kiểm soát nguồn chảy máu từ vết thương trong ổ bụng, trong lồng ngực.
- Chụp mạch, tìm vị trí chảy máu và điều trị bằng phương pháp nút mạch đối với mạch đang chảy máu.
- Nội soi dạ dày để chẩn đoán nguyên nhân và cầm máu khi người bệnh bị xuất huyết tiêu hóa cao.
- Truyền tiểu cầu, huyết tương tươi đông lạnh để điều chỉnh chỉnh thích hợp thời gian Prothrombin, và aPTT đảm bảo số lượng tiểu cầu > 50.000/mm3.
- Truyền yếu tố VII: cân nhắc khi người bệnh có tình trạng chảy máu lan tỏa hay chảy máu đang tiếp diễn không thể cầm máu bằng phẫu thuật khi đã điều chỉnh được các yếu tố đông máu.
- Dùng clorua canxi, clorua magie để điều trị hạ canxi và magie do truyền chế phẩm máu chống đông bằng citrat.
- Kỹ thuật làm ấm cho người bệnh: chăn đắp, chăn nhiệt, đèn tỏa nhiệt…
- Kháng sinh: dự phòng và điều trị các vết thương hở nhiễm bẩn.
- Phát hiện và điều trị các biến chứng liên quan đến truyền chế phẩm máu: sốc phản vệ, tổn thương phổi cấp liên quan đến truyền máu.
- Nếu sốc giảm thể tích được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh có thể khỏi không để lại di chứng.
- Nếu phát hiện muộn và điều trị không kịp thời, tình trạng tụt huyết áp kéo dài dẫn tới suy đa tạng và tử vong.
- Suy thận cấp mới đầu là chức năng do giảm tưới máu thận, sau đó có thể chuyển thành suy thận cấp thực tổn.
- Tổn thương phổi cấp liên quan truyền máu nhiều trong điều trị sốc mất máu.
- Suy tim do thiếu oxy tổ chức, nhiễm toan máu, yếu tố ức chế cơ tim. - Tiêu hóa: viêm loét dạ dày tá tràng chảy máu, suy gan.
- Phát hiện và điều trị các nguyên nhân gây mất máu và mất nước sớm.