ICU & ED
For Doctors and Nurses
Kiềm chuyển hóa
Đăng nhập
TÌM KIẾM

Kiềm chuyển hóa

Metabolic alkalosis
 cập nhật: 21/2/2023
Chia sẻ
×

Chia sẻ



GIỚI THIỆU
Kiềm chuyển hóa bản chất tăng nồng độ bicarbonate [HCO3-] trong máu, thường gặp trên lâm sàng, nguyên nhân chủ yếu là mất ion H+ qua đường dạ dày hoặc qua nước tiểu. Mất ion H+ thường đi kèm với mất kali máu và hạ kali máu. Những bệnh nhân có chức năng thận bình thường, lượng bicarbonate được đào thải nhanh chóng qua thận, vì vậy trường hợp nhiễm kiềm kéo dài thường kèm theo giảm thể tích, giảm tuần hoàn hiệu dụng, mất chlo máu, hạ kali máu và bất thường chức năng thận.

Việc đánh giá đáp ứng bù trừ hô hấp được xét theo 2 trường hợp:
  • Nếu HCO3 < 40 mEq/L thì PaCO2 dự đoán = 0.7 x (HCO3) + 21 ± 5
  • Nếu HCO3 > 40 mEq/L thì PaCO2 dự đoán = 0.75 x (HCO3) + 19 ± 7.5
Việc đáp ứng bù trừ phù hợp nếu PaCO2 thực thế nằm trong khoảng dự đoán.
  • Nếu PaCO2 thực tế > PaCO2 dự đoán cho thấy có toan hô hấp phối hợp.
  • Nếu PaCO2 thực tế < PaCO2 dự đoán cho thấy có kiềm hô hấp phối hợp.

  1. Mất axit clohydric qua dạ dày, thận, ruột.
  2. Đưa thêm bicarbonate.

  1. Triệu chứng tim mạch: giảm sức co bóp cơ tim (liên quan đến vận chuyển Ca++ qua màng tế bào), thay đổi dòng máu tới mạch vành, ngộ độc digoxin.
  2. Triệu chứng thần kinh cơ: tăng trương lực cơ, co giật do tổn thương não.
  3. Ảnh hưởng đến chuyển hóa: hạ kali máu, giảm can xi máu, giảm phosphat máu, bất thường chức năng của các enzyme.
  4. Ảnh hưởng đến vận chuyển ô xy: tăng khả năng gắn oxy vào Hb và tăng hoạt tính của 2,3 – DPG.
  • Nồng độ H+ trong máu giảm và HCO3- tăng (HCO3- > 26 mmol/L).
  • pH máu tăng (pH > 7.34), hoặc trong giới hạn bình thường (pH: 7.35 - 7.45; còn bù).

Về chẩn đoán, nên chia nguyên nhân gây nhiễm kiềm chuyển hoá theo nồng độ Clo nước tiểu là tiện lợi. Và ngược lại điều này có ý nghĩa điều trị vì nó quyết định có cho clorua để điều trị nhiễm kiềm hay không (nhiễm kiềm đáp ứng và không đáp ứng với Clorua).
  • Clo niệu ≤ 25 mEq/L: nhiễm kiềm đáp ứng với Clorua
  • Clo niệu > 25 mEq/L: nhiễm kiềm kháng với Clorua
  • Mất [H+] qua dạ dày: nôn ói hoặc hút dịch dạ dày.
  • Sử dụng thuốc lợi tiểu quai/ thiazide trước đó.
  • Tiêu chảy mất [Cl-]: u tuyến nhánh đại tràng (villous adenoma), một vài trường hợp tiểu chảy do lạm dụng thuốc nhuận tràng.
  • Xơ nang ([Cl-] trong mồ hôi cao).
  • Sau tăng CO2 máu.
  • Dư thừa Mineralocorticoid: Cường Aldosteron nguyên phát, hội chứng Cushing hoặc Liddle, sử dụng steroid ngoại sinh, uống cam thảo.
  • Sử dụng thuốc lợi tiểu quai/ thiazide tích cực.
  • Hội chứng Bartter hoặc Gitelman.
  • Truyền kiềm: truyền bicarbonate ngoại sinh, các chế phẩm máu chứa citrate, thuốc kháng acid (hội chứng sữa-kiềm).
  • Hạ kali máu nặng.

- Điều trị các bệnh chính gây ra, bù mất clorua có thể dùng viên NaCl, nếu mất dịch ngoại bào rõ rệt nên truyền muối tĩnh mạch.
- Khi truyền đã nhiều dịch, nếu chức năng thận tốt có thể cho acetazolamide, là một thuốc ức chế men anhydrase carbonic để làm tăng đào thải bicarbonat ở thận. Liều thường dùng là 250 - 500 mg uống hoặc tiêm tĩnh mạch 8 giờ/lần.
- Nhiễm kiêm chuyển hoá nặng (pH > 7,55) với các triệu chứng lâm sàng rõ rệt nên điều trị bằng liệu pháp toan hoá, đặc biệt nếu có chống chỉ định đưa NaCl vào (vì có suy tim, suy thận). Số lượng acid đưa vào để điều trị nhiễm kiềm có thể được tính theo công thức sau:
  • H+ thiếu (mEq) = 0,5 x trọng lượng cơ thể (kg) x [ HCO3-] đo được - HCO3-] muốn có)
  • 1/2 số thiếu bù trong 12 giờ đầu tiên, số còn lại bù trong 24 giờ tiếp sau, theo dõi tình trạng lâm sàng.
  • Có thể làm giảm HCl ở dạ dày bằng các chất đối kháng H2 đường uống hoặc truyền.
  • Cuối cùng là ở người bệnh có suy thận có thể dùng thẩm phân máu để điều trị nhiễm kiềm.
Bệnh cảnh Điều trị
Cường aldosterol tiên phát - Spironolactone có tác dụng ức chế tái hấp thu natri ở ống lượn xa làm cải thiện tình trạng kiềm, hạ kali máu và tăng huyết áp.
- Hạn chế muối và bù kali
- Phẫu thuật cắt bỏ khối u thượng thận.
Cường thượng thận thứ phát - Thuốc ức chế men chuyển thường có hiệu quả.
- Điều trị các nguyên nhân chính nếu có.
Hội chứng Cushing - Do tuyến yên tăng tiết quá mức ACTH: phẫu thuật hoặc xạ trị
- Do adenoma hoặc carcinoma tuyến thượng thận: cắt u
- Do tăng tiết ACTH thứ phát hoặc lạc chỗ: tìm nguyên nhân ác tính tiên phát
Hội chứng Liddle - Điều trị bằng triamtere
Hội chứng Bartter - Tiên lượng điều trị lâu dài thường không tốt.
- Lợi tiểu giữ kali, bổ sung kali và thuốc ức chế men chuyển.
Dùng corticoid ngoại sinh - Ngừng corticoid và ngay lập tức bổ sung kali
Hạ kali hoặc magie máu nặng Bổ sung điện giải

TÀI LIỆU THAM KHẢO
  1. Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí hồi sức tích cực. số 1493/QĐ-BYT ngày 22/04/2015 của Bộ Y Tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
  1. Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí hồi sức tích cực. số 1493/QĐ-BYT ngày 22/04/2015 của Bộ Y Tế.
 305 lượt xem VIP

DANH MỤC

Bố cục nội dung


ICU & ED chuyển đổi số !

Chuyên về công cụ hỗ trợ thực hành (tools), cập nhật phác đồ điều trị (protocols), hướng dẫn về thủ thuật (procedures), tra cứu về thuốc (drugs) và xét nghiệm (tests), sơ đồ tiếp cận (approach algorithm). Giúp cải thiện tốc độ và độ chính xác trong chẩn đoán và điều trị.
Chuyên về công cụ hỗ trợ thực hành (tools), cập nhật phác đồ điều trị (protocols), hướng dẫn về thủ thuật (procedures), tra cứu về thuốc (drugs) và xét nghiệm (tests), sơ đồ tiếp cận (approach algorithm). Giúp cải thiện tốc độ và độ chính xác trong chẩn đoán và điều trị.
×

Chia sẻ

Phiên bản miễn phí
Phiên bản VIP