Bảng tóm tắt cập nhật khoa học hồi sinh tim phổi nâng cao nhi khoa (PALS) 2015 - 2020
2020 PALS Scicen Summary Table Chia sẻ
GIỚI THIỆU
Đây là bảng so sánh 2015 với 2020, cung cấp một tham khảo nhanh về những gì thay đổi và những gì mới trong khoa học hỗ trợ sự sống nâng cao nhi khoa (PALS).
Chủ đề PALS | 2015 | 2020 |
---|---|---|
Chuỗi sống còn | 5 liên kết cho cả hai chuỗi (chuỗi sống còn trong bệnh viện [IHCA] và ngoài bệnh viện [OHCA]) | 6 liên kết cho cả hai chuỗi sống còn (chuỗi sống còn trong bệnh viện [IHCA] và ngoài bệnh viện [OHCA]); được thêm 1 liên kết Hồi Phục (Recovery) đến ở cuối của cả hai chuỗi |
Tần số thông khí ở trẻ em | - Hỗ trợ thở: nếu sờ thấy mạch 60 lần/ phút hoặc lớn hơn nhưng thở không đủ, cung cấp các nhịp thở hỗ trợ với tần số khoảng 12 đến 20 lần/ phút (1 nhịp thở mỗi 3 - 5 giây) cho đến khi khôi phục thở tự nhiên. - Đường thở nâng cao trong khi CRP: nếu ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ em được đặt nội khí quản, thông khí với tần số khoảng 1 nhịp mỗi 6 giây (10 lần/ phút) trừ khi gián đoạn ép tim (ép ngực) |
- Hỗ trợ thở: Đối với trẻ sơ sinh và trẻ em có mạch nhưng nổ lực hô hấp không có hoặc không đủ, cung cấp 1 nhịp thở mỗi 2 đến 3 giây (20 - 30 lần/ phút). - Đường thở nâng cao trong khi CRP: tần số thở mục tiêu khoảng 1 nhịp thở mỗi 2 đến 3 giây (20 - 30 lần/ phút), tính toán theo tuổi và tình trạng lâm sàng. Tần số vượt quá khuyến cáo này có thể làm nguy hại cho huyết động. |
Ống nội khí quản có bóng chèn (Cuff) | Cả hai loại ống nội khí quản có bóng chèn (cuff) hoặc không có bóng chèn có thể được chấp nhận cho đặt nội khí quản ở trẻ sơ sinh và trẻ em. Trong những hoàn cảnh nhất định (vd, độ giãn nở phổi kém, trở kháng đường thở cao, hoặc hở khí thanh môn rộng), một ống nội khí quản có bóng chèn có thể thích hợp hơn so với một ống không có bóng chèn, miễn là chú ý đến kích thước (đảm bảo phù hợp) ống nội khí quản, vị trí và áp lực căng phồng của bóng chèn. | Ống nội khí quản có bóng chèn có thể được sử dụng thay vì ống nội khí quản không bóng chèn để đặt nội khí quản cho trẻ sơ sinh và trẻ em. Khi một ống nội khí quản có bóng chèn được sử dụng, cần chú ý đến kích thước ống nội khí quản, vị trí và áp lực căng phồng của bóng chèn (thường ít hơn 20 - 25 cm H2O). |
Ấn sụn nhẫn trong khi đặt ống nội khí quản | Không có đủ bằng chứng để khuyến cáo áp dụng thường quy ấn sụn nhẫn để phòng ngừa hít sặc trong khi đặt ống nội khí quản cho trẻ em. | Sử dụng thường quy ấn sụn nhẫn không được khuyến cáo trong khi đặt ống nội khí quản ở bệnh nhân trẻ em. |
Nhấn mạnh việc cho Adrenaline (Epinephrine) sớm | Cho Adenaline trong ngừng tim ở trẻ em. | Đối với bệnh nhân trẻ em trong bất kỳ bối cảnh nào, cho liều Adrenaline ban đầu trong vòng 5 phút từ khi bắt đầu ép tim. |
Theo dõi huyết áp xâm lấn để đánh giá chất lượng CRP | Đối với những bệnh nhân việc theo dõi huyết động xâm lấn tại chỗ tại thời điểm ngừng tim, nó có thể hợp lý cho những người thực hiện cấp cứu sử dụng huyết áp để hướng dẫn chất lượng CPR. | Đối với những bệnh nhân việc theo dõi huyết áp động mạch xâm lấn liên tục tại chỗ tại thời điểm ngừng tim, những người thực hiện cấp cứu có thể sử dụng huyết áp tâm trương để đánh giá chất lượng CPR. |
Sốc nhiễm trùng | Quản lý dịch ban đầu với liều bolus 20 mL/kg cho trẻ sơ sinh và trẻ em trong sốc có thể hợp lý, bao gồm những người với tình trạng như nhiễm trùng huyết nặng, sốt rét và sốt xuất huyết (Dengue) nặng. | - Ở bệnh nhân sốc nhiễm trùng, quản lý dịch với lượng dịch 10 mL/kg hoặc 20 mL/kg kết hợp với việc đánh giá lại thường xuyên. - Đối với trẻ sơ sinh và trẻ em với sốc nhiễm trùng không đáp ứng với truyền dịch và yêu cầu hỗ trợ thuốc vận mạch, cân nhắc corticosteroid liều stress(căng thẳng). - Ở trẻ sơ sinh và trẻ em với sốc nhiễm trùng kháng với truyền dịch, sử dụng hoặc là Adrenaline hoặc là Noradrenaline như là một thuốc vận mạch truyền ban đầu. - Ở trẻ sơ sinh và trẻ em với sốc nhiễm trùng kháng với truyền dịch, nếu adrenaline và noradrenaline không có sẵn, dopamine có thể được cân nhắc. |
Quá liều Opioid | - Dùng Naloxone đường tiêm bắp hoặc qua mũi theo kinh nghiệm cho tất cả bệnh nhân cấp cứu đe dọa tính mạng liên quan đến Opioid bất tỉnh có thể hợp lý như một sơ cứu chuẩn bổ sung và các phác đồ BLS người thực hiện cấp cứu không phải là nhân viên y tế. - Người thực hiện hỗ trợ sự sống tim mạch nâng cao (ACLS) nên hỗ trợ thông khí và sử dụng Naloxone cho những bệnh nhân có nhịp tim đang tưới máu và ngừng thở hoặc suy hô hấp nặng liên quan đến Opioid. Thông khí bóng-mặt nạ (Bag-Mask) nên được duy trì cho đến khi trở lại nhịp thở tự nhiên, và các biện pháp ACLS chuẩn nên tiếp tục nếu nhịp thở tự nhiên không xảy ra. - Chúng tôi không thể đưa ra khuyến cáo liên quan đến việc cho Naloxone trong ngừng tim liên quan đến Opioid được xác nhận. |
- Hai sơ đồ cấp cứu mới liên quan đến Opioid đã được thêm vào đối với người cứu hộ không phải là nhân viên y tế và người cứu hộ là nhân viên y tế được đào tạo. Những sơ đồ này được sử dụng cho cả bệnh nhân người lớn và trẻ em. - Đối với những bệnh nhân ngừng tim, thông khí nhịp thở cứu hộ hoặc bóng-mặt nạ nên được duy trì cho đến khi khôi phục nhịp thở tự nhiên, và các biện pháp hỗ trợ sự sống cơ bản ở trẻ em tiêu chuẩn (PBLS) hoặc hỗ trợ sự sống nâng cao nhi khoa (PALS) nên tiếp tục nếu hồi phục nhịp thở tự nhiên không xảy ra. - Đối với một bệnh nhân bị nghi ngờ quá liều Opioid, người mà chắc chắn có mạch nhưng thở không bình thường hoặc chỉ thở hổn hển (tức là, ngừng hô hấp), ngoài việc cung cấp chăm sóc PBLS chuẩn or PALS, người thực hiện cấp cứu có thể cho Naloxone tiêm bắp hoặc cho qua đường mũi. - Đối với những bệnh nhân đã biết hoặc bị nghi ngờ ngừng tim, không có lợi ích được chứng minh từ việc sử dụng Naloxone, các biện pháp hồi sức chuẩn nên ưu tiên hơn là cho Naloxone, với việc tập trung vào CPR chất lượng cao (ép tim kết hợp với thông khí). |
Sơ đồ (thuật toán) ngừng tim và sơ đồ nhịp chậm có mạch ở trẻ em | Được cập nhật phản ánh khoa học mới nhất | |
Sơ đồ nhịp nhanh có mạch ở trẻ em | Một sơ đồ đơn giản hiện tại bao quát cả nhịp tim nhanh QRS hẹp và rộng. | |
Kiểm tra danh sách(checklist) chăm sóc sau ngừng tuần hoàn ở trẻ em | Một checklist được cung cấp đối với chăm sóc sau ngừng tim ở trẻ em. Nhân viên y tế nên sử dụng checklist này như công cụ đào tạo và để đảm bảo rằng hầu hết các can thiệp có tác động lớn được sử dụng. | |
Sốc mất máu | Ở trẻ sơ sinh và trẻ em với sốc mất máu hạ huyết áp sau chấn thương, cho chế phẩm máu, khi sẵn có, thay vì dịch tinh thể đối với hồi sức thể tích đang diễn ra. | |
Ép tim ở trẻ sơ sinh(infant) | - Một người thực hiện cấp cứu nên ấn lên xương ức với 2 ngón tay hoặc 2 ngón cái được đặt ngay bên dưới đường liên núm vú. - Nếu người thực hiện cấp cứu không thể đạt đến độ sâu phù hợp đối với trẻ sơ sinh bằng 2 ngón tay hoặc 2 ngón tay cái, sử dụng gót (phần kề cổ tay của lòng bàn tay) của 1 bàn tay. |
Viết tắt:
- ACLS: Advanced Cardiovascular Life Support (Hỗ trợ sự sống tim mạch nâng cao, còn gọi là hồi sinh tim phổi nâng cao);
- AED: Automated External Defibrillator (Máy khử rung bên ngoài tự động, hay còn gọi là máy sốc điện tự động);
- BLS: Basic Life Support (Hỗ trợ sự sống cơ bản, còn gọi là hồi sinh tim phổi cơ bản);
- CPR: CardioPulmonary Resuscitation (hồi sức tim phổi, còn gọi là hồi sinh tim phổi);
- EMS: Emergency Medical Services (Dịch vụ cấp cứu y tế);
- ETT: EndoTracheal Tube (ống nội khí quản);
- IHCA: In-Hospital Cardiac Arrest (Ngừng tim trong bệnh viện);
- OHCA: Out-of-Hospital Cardiac Arrest (Ngừng tim ngoài bệnh viện);
- PALS: Pediatric Advanced Life Support (Hỗ trợ sự sống nâng cao nhi khoa, còn gọi là hồi sinh tim phổi nâng cao nhi khoa, hay hồi sinh tim phổi nâng cao ở trẻ em);
- PBLS: Pediatric Basic Life Support (Hỗ trợ sự sống cơ bản nhi khoa, còn gọi là hồi sinh tim phổi cơ bản nhi khoa, hay hồi sinh tim phổi cơ bản ở trẻ em)