Đo áp lực ổ bụng
gián tiếp qua bàng quang bằng sonde FOLEYMANOMETER Chia sẻ
GIỚI THIỆU
Hiện nay đo ALOB thường áp dụng cho Viêm tụy cấp mức độ nặng đang điều trị tại ICU. Áp lực tưới máu trong ổ bụng(ALTMTOB) bình thường giúp đảm bảo tưới máu các cơ quan trong ổ bụng. Tăng áp lực ổ bụng(ALOB) có thể gây suy các tạng trong ổ bụng. Để đảm bảo ALTMTOB phải đảm bảo 2 yếu tố theo công thức:
ALTMTOB = MAP - ALOB
Huyết áp động mạch trung bình(MAP)
Bình thường MAP ≥ 70 mmHg (tương đương HA: 90/60 mmHg).
MAP=(2 x HA tâm trương+HA tâm thu)/3
Trong ICU mức tối thiểu MAP≥ 65 mmHg. Nếu có tăng ALOB hoặc tăng áp lực nội sọ có thể sẽ cần mức MAP cao hơn để đảm bảo áp lực tưới máu.
Áp lực ổ bụng(ALOB)
- ALOB bình thường: 0-5mmHg(7cmH2O), có thể cao hơn ở người béo phì. Ở hầu hết bệnh nhân ICU thường ở mức: 5-10mmHg.
- ALOB càng cao thì ALTMTOB càng thấp khi MAP không thay đổi.
- ALOB phụ thuộc vào các thành phần trong ổ bụng: dịch, máu, tổ chức cơ quan trong ổ bụng, thức ăn – phân trong ống tiêu hóa, nước tiểu trong hệ niệu(nhất là khi bí tiểu) và các tổ chức bất thường trong ổ bụng: tổ chức hoại tử, khối u, dị vật,…
- ALOB thường tăng do phát sinh các tổ chức bất thường trong ổ bụng, hay gặp nhất là dịch bất thường trong ổ bụng: dịch + tổ chức hoại tử trong viêm tụy cấp,.. Vì vậy để giảm ALOB cần phải loại bỏ những tổ chức này, trong cấp cứu ban đầu có thể giảm bớt những thành phần trong ống tiêu hóa: thức ăn, phân, dịch tồn dư dạ dày bằng cách đặt sonde dạ dày, dẫn lưu nước tiểu qua sonde. Nặng hơn có thể chọc hút bớt dịch bất thường sinh ra trong ổ bụng, nặng hơn nữa có thể tiến hành phẫu thuật, loại bỏ tổ chức hoại tử cũng như dẫn lưu dịch ổ bụng liên tục.
ALOB (áp lực ổ bụng)
TALOB (tăng áp lực ổ bụng)
Chuyển đổi đơn vị: 1 mmHg = 1,36 cmH2O
Bình thường: 0 – 5 mmHg(7 cmH2O) có thể cao hơn ở người béo phì
- 5 – 10 mmHg: gặp hầu hết BN ở khoa ICU
- ≥ 12 mmHg(16 cmH2O): tăng áp lực ổ bụng
- 15 – 20 mmHg(20 – 27 cmH2O): TALOB nguy hiểm, chưa phải can thiệp
- > 20 – 25 mmHg(> 27 – 34 cmH2O): TALOB có nguy cơ suy đa tạng, can thiệp => LS: bí tiểu, tăng PIP, giảm cung lượng tim => phẫu thuật giải áp
PHÂN ĐỘ TALOB
- Đô I: 12 – 15 mmHg = 16 – 20 cmH2O
- Độ II: 16 – 20 mmHg = 21 – 27 cmH2O (>27 cmH2O = hội chứng chèn ép khoang)
- Độ III: 21 – 25 mmHg = 28 – 34 cmH2O
- Độ IV: > 25 mmHg = > 34 cmH2O
ALTMOB (áp lực tưới máu ổ bụng) = MAP(HATB động mạch) – ALOB
Mục tiêu: ALTMOB ≥ 60 mmHg
CVP thật = CVP đo được – ½ ALOB
bàng quang là 1 tạng trong ổ bụng, AL trong bàng quang tương đương ALOB. Vì vậy, đo AL trong bàng quang có thể ước lượng được ALOB. Thiết bị chuyên dụng là Sonde Foleymanometer. Tuy nhiên, nếu không có, ta có thể sử dụng chính sonde dẫn nước tiểu, áp dụng theo đúng kỹ thuật đo, cắt chỗ nối với túi dẫn lưu, đưa sonde lên và dùng thước cây để đo (cm), lấy mốc 0 cmH2O tại đường nách giữa hoặc đỉnh xương chậu.
A. Khóa van
B. Dán ống dẫn nước tiểu và ra trải giường như hình vẽ. Gắn hệ thống Foleymanometer vào.
C. Bơm 20ml (hoặc nhiều hơn) NaCl 0,9% (không dùng kim tiêm) nhằm xả hết khí trong ống và đẩy các cặn nước tiểu trong ống.
D. Vị trí 0 mmHg ở đường nách giữa hoặc đỉnh của xương chậu (ililac crest). Đưa Foleymanometer thẳng đứng.
E. Mở kẹp (khóa) Foleymanometer. Xem kết quả trên vạch chia trong ống(cuối thì thở ra).
F. Khóa kẹp Foleymanometer. Đặt lại vị trí dẫn lưu.