ICU & ED
For Doctors and Nurses
Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch ở phụ nữ có thai và dự phòng trong sản khoa
Đăng nhập
TÌM KIẾM

Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch ở phụ nữ có thai và dự phòng trong sản khoa

theo Hội Tim Mạch Học Việt Nam
 cập nhật: 20/4/2023
Chia sẻ
×

Chia sẻ



GIỚI THIỆU
Mang thai là một trong những yếu tố thúc đẩy thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch. Huyết khối tĩnh mạch sâu chi dướithuyên tắc động mạch phổi là những biểu hiện cấp tính có chung một quá trình bệnh lý, gọi là thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch.

Xem thêm: Phân nhóm khuyến cáo và mức độ bằng chứng 
Các từ viết tắc:
  • MĐBC: Mức độ bằng chứng.
  • TLPT: Trọng lượng phân tử.
  • TTHKTM: Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch.
  • HKTMSCD: Huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới.
Khuyến cáo Nhóm MĐBC
Khuyến cáo sử dụng heparin TLPT thấp để điều trị TTHKTM ở phụ nữ có thai ít nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ, và trong 6 tuần đầu sau khi sinh con I B
Tiêu sợi huyết hoặc phẫu thuật lấy huyết khối nên được cân nhắc chỉ định ở phụ nữ có thai bị TTP cấp nguy cơ cao IIa C
Lưới lọc tĩnh mạch chủ dưới có thể được cân nhắc chỉ định ở phụ nữ có thai bị HKTMSCD trong vòng 2 tuần trước ngày dự kiến sinh IIb B

Mang thai và giai đoạn sau sinh là những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị TTHKTM. Nguy cơ TTHKTM tồn tại ở cả ba quý của thai kỳ, đặc biệt cao ngay sau khi sinh, và giảm dần như phụ nữ không có thai vào tuần thứ 6 sau sinh.

Phụ nữ đang dùng thuốc chống đông đường uống, được khuyến cáo ngừng thuốc ngay khi biết có thai (tốt nhất là trong vòng 2 tuần sau khi mất kinh, và trước tuần thứ 6 của thai kỳ), và chuyển sang Heparin TLPT thấp với liều điều trị, kéo dài suốt quá trình mang thai. Tuy nhiên, sau 3 tháng đầu của thai kỳ, có thể quay lại điều trị bằng thuốc kháng đông đường uống nhóm kháng vitamin K, cân nhắc kéo dài tới 2 tuần trước ngày dự kiến sinh.

Yếu tố nguy cơ lớn nhất của TTHKTM trong thai kỳ chính là tiền sử TTHKTM. 15 – 25% phụ nữ có tiền sử TTHKTM bị tái phát trong thời gian có thai. Tiền sử TTHKTM không rõ YTTĐ có nguy cơ tái phát cao hơn tiền sử TTHKTM có YTTĐ. 

Bệnh lý tăng đông xuất hiện ở 20–50% phụ nữ bị TTHKTM trong thai kỳ và giai đoạn sau sinh. Tình trạng tăng đông có nguy cơ cao bị TTHKTM gồm thiếu hụt antithrombin, hội chứng kháng phospholipid, thiếu hụt protein C, protein S, yếu tố đồng hợp tử V Leiden, đột biến prothrombin đồng hợp tử, phức hợp V Leiden/đột biến prothrombin dị hợp tử. Tình trạng tăng đông có nguy cơ thấp bị TTHKTM gồm yếu tố V Leiden dị hợp tử, đột biến prothrombin dị hợp tử, kháng thể kháng phospholipid.

Ở thai phụ có bệnh lý tăng đông, nhưng chưa có tiền sử bị TTHKTM, nguy cơ xuất hiện TTHKTM tăng gấp 2 – 4 lần nếu trong gia đình có người thân trực hệ bị TTHKTM, tùy thuộc vào số lượng, và độ tuổi của người thân bị TTHKTM. Cần có chiến lược dự phòng TTHKTM hợp lý và cá thể hóa cho thai phụ bị bệnh tăng đông, nhất là khi có kèm theo các yếu tố thúc đẩy khác.
Cân nặng Liều dự phòng
< 50 kg 20mg x 1 lần/ngày
50 – 90 kg 40mg x 1 lần/ngày
91 – 130 kg 60mg x 1 lần/ngày
131 – 170 kg 80mg x 1 lần/ngày
>170 kg 0,5mg/kg x 1 lần/ngày

TÀI LIỆU THAM KHẢO
  1. Khuyến cáo của Hội Tim Mạch Học Việt Nam về chẩn đoán, điều trị và dự phòng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch 2022
TÀI LIỆU THAM KHẢO
  1. Khuyến cáo của Hội Tim Mạch Học Việt Nam về chẩn đoán, điều trị và dự phòng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch 2022
 44 lượt xem VIP

DANH MỤC

Bố cục nội dung


ICU & ED chuyển đổi số !

Chuyên về công cụ hỗ trợ thực hành (tools), cập nhật phác đồ điều trị (protocols), hướng dẫn về thủ thuật (procedures), tra cứu về thuốc (drugs) và xét nghiệm (tests), sơ đồ tiếp cận (approach algorithm). Giúp cải thiện tốc độ và độ chính xác trong chẩn đoán và điều trị.
Chuyên về công cụ hỗ trợ thực hành (tools), cập nhật phác đồ điều trị (protocols), hướng dẫn về thủ thuật (procedures), tra cứu về thuốc (drugs) và xét nghiệm (tests), sơ đồ tiếp cận (approach algorithm). Giúp cải thiện tốc độ và độ chính xác trong chẩn đoán và điều trị.
×

Chia sẻ

Phiên bản miễn phí
Phiên bản VIP