ICU & ED
For Doctors and Nurses
CAUTI Bundle
Đăng nhập
TÌM KIẾM

CAUTI Bundle

Gói phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu liên quan đến sonde tiểu
 cập nhật: 6/10/2023
Chia sẻ
×

Chia sẻ

Dùng Camera điện thoại(người nhận) quét mã QR Code



Tiêu chí Điểm
ĐẶT SONDE TIỂU
1
1
1
1
1
CHĂM SÓC DUY TRÌ SONDE TIỂU
1
1
1
1
Tổng điểm

GIỚI THIỆU
Theo IDSA(Hiệp hội bệnh truyền nhiễm Hoa Kỳ) Nhiễm trùng đường tiết niệu liên quan đến sonde tiểu (Catheter Associated Urine Tract Infection - CAUTI) được xác định qua nuôi cấy vi sinh nước tiểu(số lượng vi khuẩn gây bệnh đường tiết niệu ≥ 105 CFU/mL ở bệnh nhân không có triệu chứng hoặc  ≥ 102 CFU/mL ở bệnh nhân có triệu chứng[sốt, đau nhứt góc trên xương mu hoặc thắt lưng hông sườn, và các triệu chứng toàn thân không giải thích được bởi nguyên nhân khác, như thay đổi ý thức, hạ huyết áp, hoặc bằng chứng về hội chứng đáp ứng viêm hệ thống] và có tối đa 2 loài vi khuẩn) sau khi đặt sonde tiểu hoặc mới rút sonde tiểu trong vòng 48 giờ.
  • Quan trọng nhất của việc phòng ngừa CAUTI là tránh đặt sonde tiểu khi không cần thiết, sử dụng kỹ thuật vô trùng khi đặt sonde tiểu và rút bỏ sonde tiểu càng sớm càng tốt. Việc tuân thủ Gói phòng ngừa CAUTI Bundle chuẩn hóa có thể làm giảm CAUTI.
  • Không có lợi ích rõ ràng khi sử dụng sonde tiểu có phủ kháng sinh hoặc sử dụng kháng sinh dự phòng để giảm nguy cơ CAUTI.

  • Có tới 25 - 40% bệnh nhân nhập viện phải đặt sonde tiểu ít nhất 1 lần.
  • Nguy cơ nhiễm vi khuẩn niệu xảy ra khoảng 3 - 10% mỗi ngày lưu sonde tiểu. Sau 30 ngày, dự tính tất cả các bệnh nhân dùng sonde tiểu có vi khuẩn trong nước tiểu.
  • Trong số những bệnh nhân nhiễm vi khuẩn niệu có khoảng 10 - 25% tiến triển các triệu chứng của nhiễm trùng tiết niệu.
  • Nhiễm khuẩn tiết niệu chiếm 25% số bệnh nhân nhiễm khuẩn bệnh viện, 80% các trường hợp nhiễm khuẩn tiết niệu liên quan đến thông tiểu dẫn lưu bàng quang. 
  • Nhiễm khuẩn tiết niệu có tỷ lệ tử vong thấp hơn các nhiễm khuẩn khác nhưng là nguy cơ cao dẫn đến nhiễm trùng huyết và tăng chi phí điều trị.
Thời gian lưu sonde tiểu là yếu tố quan trong nhất đối với nhiễm khuẩn niệu và nhiễm khuẩn tiết niệu có triệu chứng và là mục đích chính của các nổ lực phòng ngừa. Các yếu tố nguy cơ bao gồm:
  • Giới tính nữ
  • Lớn tuổi
  • Đái tháo đường
  • Vi khuẩn xâm nhập vào túi thu nước tiểu
  • Sai sót trong chăm sóc sonde tiểu(ví dụ: kỹ thuật vô trùng, không duy trì hệ thống dẫn lưu khép kín,..v.v)
  • Chủ yếu là vi khuẩn gram âm đường ruột chiếm 60 -70%: Escherichia coli, Enterobacter (E. cloacae, E. aerogenes), Klebsiella,..
  • Cầu khuẩn gram dương 15 - 25%: Staphylococcus aureus, S. epidermidis, S. saprophyticus. Streotococcus pyogenes,..
  • Pseudomonas (P. aeruginosa, P. maltophila): 10  - 15%
  • Nấm: candida albicans
  • Tiếp xúc trực tiếp: 90% các vi khuẩn lây từ dụng cụ y tế, bàn tay nhân viên y tế, dung dịch bôi trơn, hoặc theo ống sonde tiểu trong quá trình chăm sóc sonde tiểu, để nước tiểu trào ngược vào bàng quang,..
  • Theo đường máu: các vi khuẩn gây nhiễm trùng huyết xâm nhập vào đường tiết niệu gây nhiễm trùng tiết niệu
  • Theo đường bạch huyết: nhiễm khuẩn từ các khu vực xung quanh theo đường bạch huyết lan đến đường niệu
Đường xâm nhập của vi khuẩn niệu:
  • Lỗ tiểu và bên ngoài ống sonde tiểu
  • Chỗ nối giữa ống sonde và túi thu nước tiểu (trong lòng ống sonde)
  • Cửa tháo nước tiểu

Chỉ định và chống chỉ định đặt ống thông tiểu
Chỉ định đặt ống thông niệu đạo ngắn ngày (lưu ống thông tiểu trên NB ≤ 2 tuần)
  1. Dẫn lưu bàng quang liên tục sau phẫu thuật.
  2. Người bệnh có bí tiểu cấp.
  3. Đo lượng nước tiểu ở bệnh nhân nặng.
  4. Sử dụng sonde tiểu ở bệnh nhân phẫu thuật có chuẩn bị trong các trường hợp sau:
    • Phẫu thuật tái tạo tạm thời/vĩnh viễn đường dẫn niệu ở bệnh nhân tổn thương không hồi phục vùng đáy chậu, xương cùng.
    • Phẫu thuật có thời gian dự kiến kéo dài.
    • Người bệnh dự kiến phải truyền lượng lớn thuốc lợi tiểu trong phẫu thuật.
    • Đo lượng nước tiểu trong phẫu thuật.
  5. Hỗ trợ chữa lành các vết thương hở vùng xương cùng hoặc đáy chậu ở bệnh nhân tiểu tiện không tự chủ. 
  6. Rửa hoặc làm giảm áp lực bàng quang sau phẫu thuật đường tiết niệu.
Chỉ định đặt ống thông tiểu dài ngày (lưu ống thông trên tiểu NB ≥ 4 tuần)
  1. Tắc niệu đạo hoặc bí tiểu không thể xử trí bằng các phương pháp khác như cắt bỏ tổ chức gây tắc, đặt sonde tiểu ngắt quãng.
  2. Tiểu tiện không tự chủ và bí tiểu không thể điều trị bằng các phương pháp khác.
  3. Thúc đẩy tiến triển lành bệnh ở bệnh nhân nhiễm khuẩn tiết niệu(nước tiểu mủ) giai đoạn III–IV.
  4. Bệnh nhân phải bất động kéo dài (ví dụ: chấn thương vùng xương chậu, chấn thương cột sống thắt lưng v.v). 
  5. Chăm sóc bàng quang cho bệnh nhân mắc bệnh không thể điều trị ở giai đoạn cuối.
Chống chỉ định đặt ống thông tiểu
  • Thay thế cho các biện pháp chăm sóc của điều dưỡng với những bệnh nhân tiểu tiện không tự chủ.
  • Sử dụng như phương tiện để lấy mẫu nước tiểu làm xét nghiệm hoặc thay thế cho các xét nghiệm chẩn đoán khác khi bệnh nhân có thể tự tiểu tiện.
  • Sử dụng sonde tiểu kéo dài sau phẫu thuật ở bệnh nhân không có chỉ định đặt sonde tiểu (ví dụ: Sửa lại cấu trúc niệu đạo hoặc các tổ chức xung quanh hoặc tác động kéo dài của thuốc gây tê ngoài màng cứng v.v).
  • Giảm thiểu tối đa việc sử dụng và thời gian lưu sonde tiểu ở mọi người bệnh, đặc biệt ở những bệnh nhân có nguy cơ cao mắc nhiễm khuẩn tiết niệu liên quan đến đặt sonde tiểu như phụ nữ, người cao tuổi và người bệnh suy giảm miễn dịch. 
  • Tránh sử dụng sonde tiểu để thay thế cho các biện pháp chăm sóc của điều dưỡng với những người bệnh tiểu tiện không tự chủ.
  • Chỉ sử dụng sonde tiểu ở bệnh nhân phẫu thuật khi có chỉ định, không sử dụng thường quy cho mọi người bệnh phẫu thuật.
  • Ở bệnh nhân phẫu thuật có chỉ định đặt sonde tiểu, loại bỏ sonde tiểu sớm nhất có thể, tốt nhất là loại bỏ sonde tiểu trong vòng 24 giờ sau phẫu thuật. Chỉ lưu sonde tiểu sau phẫu thuật khi có chỉ định phù hợp.
  1. Bệnh nhân nam không có bí tiểu hoặc tắc bàng quang: Sử dụng sonde dùng ngoài thay cho sonde niệu đạo.
  2. Bệnh nhân có tổn thương tủy sống, bệnh nhi thoát vị tủy sống hoặc mắc hội chứng bàng quang thần kinh: Sử dụng sonde tiểu ngắt quãng thay cho sonde niệu đạo.
  3. Bệnh nhân rối loạn chức năng bài tiết nước tiểu: Sử dụng sonde tiểu ngắt quãng thay cho sonde niệu đạo hoặc đặt dẫn lưu bàng quang trên xương mu.
  • Chỉ những nhân viên đã được tập huấn mới được thực hiện thủ thuật đặt sonde tiểu. 
  • Vệ sinh tay ngay trước và sau khi đặt sonde tiểu hoặc khi thực hiện bất kỳ thao tác nào có tiếp xúc với thiết bị hoặc vị trí đặt sonde tiểu.
  • Sử dụng các dụng cụ, thiết bị đặt sonde tiểu đã được tiệt khuẩn: Găng tay, ga che phủ, miếng bọt biển thấm dịch, túi đựng chất bôi trơn dùng một lần, hóa chất sát khuẩn hoặc dung dịch làm sạch vùng da quanh niệu đạo vô khuẩn.
  • Cố định ống sonde tiểu ngay sau khi đặt (cố định mặt trong đùi ở vị trí thấp hơn bàng quang) để tránh di lệch ống và kéo giãn niệu đạo.
  •  Sử dụng sonde tiểu có đường kính nhỏ nhất có thể với khả năng dẫn lưu tốt để giảm thiểu chấn thương niệu đạo và cổ bàng quang.
  • Nếu sử dụng ống sonde tiểu ngắt quãng, duy trì khoảng cách đều đặn giữa các chu kỳ làm đầy và đẩy nước tiểu ra ngoài bàng quang để tránh tình trạng bàng quang căng quá mức. 
  • Bảo đảm đầu ống sonde tiểu được bôi trơn để phòng ngừa tổn thương niệu đạo.
  • Khi di chuyển người bệnh phải kẹp (khóa) đường dẫn nước tiểu để tránh trào ngược từ túi chứa nước tiểu vào bàng quang.
  • Không đặt lại ống sonde tiểu đã sử dụng khi thực hiện thủ thuật không thành công.
  • Nếu đặt nhầm ống sonde tiểu vào vị trí âm đạo ở bệnh nhân nữ, giữ nguyên vị trí ống sonde tiểu đã đặt cho tới khi ống sonde tiểu mới được đặt vào niệu đạo.
  • Xem xét sử dụng máy siêu âm bàng quang xách tay ở người bệnh có đặt ống sonde tiểu ngắt quãng để đánh giá lượng nước tiểu và giảm thiểu nguy cơ đặt ống sonde tiểu không cần thiết. Nếu sử dụng máy quét siêu âm, phải có chỉ định sử dụng rõ ràng, nhân viên sử dụng máy được đào tạo, thiết bị được làm sạch và khử khuẩn sau sử dụng cho mỗi người bệnh.
  • Duy trì hệ thống dẫn lưu nước tiểu kín khi thay túi nước tiểu, loại bỏ nước tiểu trong túi và khi lấy bệnh phẩm nước tiểu. 
  • Hệ thống dẫn lưu nước tiểu cần được thay mới khi phạm lỗi vô khuẩn trong chăm sóc đường dẫn lưu hoặc khi phát hiện rò rỉ nước tiểu từ các vị trí kết nối giữa ống sonde tiểu với ống dẫn lưu hoặc kết nối giữa ống dẫn lưu với túi lưu nước tiểu.
  • Đặt túi dẫn lưu luôn thấp hơn so với bàng quang, giữ ống sonde tiểu và túi lưu nước tiểu không bị gấp, xoắn vặn để duy trì luồng nước tiểu thông suốt. Không để túi dẫn lưu chạm sàn nhà.
  • Loại bỏ thường xuyên nước tiểu trong túi dẫn lưu, sử dụng túi lưu nước tiểu dùng riêng cho mỗi người bệnh, tránh làm văng bắn và không để van kết nối tiếp xúc với túi dẫn lưu không vô khuẩn.
Ví dụ: người bệnh có vi khuẩn niệu khi loại bỏ ống sonde tiểu sau phẫu thuật tiết niệu.
  • Không làm sạch vùng xung quanh niệu đạo bằng dung dịch khử khuẩn để phòng ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu khi đang lưu ống sonde tiểu, chỉ dùng hóa chất làm sạch thông thường.
  • Sử dụng ống sonde tiểu được tẩm kháng sinh như minocycline, rifampicin hoặc nitrofurazone có thể làm giảm tỷ lệ mang vi khuẩn niệu ở người bệnh đặt ống sonde tiểu.
  • Tuy nhiên, hiệu quả làm giảm nhiễm khuẩn tiết niệu của các loại ống sonde tiểu này chưa được chứng minh trên lâm sàng.
  • Chỉ khuyến cáo sử dụng ống sonde tiểu có tẩm kháng sinh nếu tỷ lệ nhiễm khuẩn tiết niệu liên quan đến đặt ống sonde tiểu không giảm sau khi triển khai chiến lược can thiệp toàn diện để làm giảm nhiễm khuẩn tiết niệu.
  • Nếu lấy lượng nhỏ nước tiểu để làm xét nghiệm nuôi cấy hoặc phân tích: Lấy nước tiểu qua cổng lấy mẫu bằng bơm tiêm vô khuẩn sau khi đã làm sạch cổng lấy mẫu nước tiểu bằng hóa chất khử khuẩn.
  • Nếu lấy lượng lớn nước tiểu để làm các xét nghiệm phân tích đặc biệt: Sử dụng kỹ thuật vô khuẩn để lấy nước tiểu từ túi lưu nước tiểu.
  1. Giám sát mức độ tuân thủ của nhân viên y tế đối với việc thực hiện quy trình hướng dẫn phòng ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu.
    • Giám sát quy trình chuẩn bị dụng cụ phương tiện.
    • Giám sát quy trình đặt ống sonde tiểu.
    • Giám sát quy trình chăm sóc người bệnh.
  2. Giám sát tổng thể: Chỉ định, kỹ thuật, chăm sóc.
  3. Giám sát định kỳ hoặc khi xuất hiện ca bệnh hoặc dịch nhiễm khuẩn tiết niệu với tỷ lệ tăng bất thường. Sử dụng bộ tiêu chuẩn chẩn đoán nhiễm khuẩn tiết niệu chuẩn của Bộ Y tế để xác định ca bệnh. Phản hồi kết quả giám sát cho Lãnh đạo bệnh viện, Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn và khoa nơi thực hiện giám sát.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
  1. Phòng ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu do sonde tiểu. Bệnh viện Nhi Đồng 1
  2. Phòng ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu do sonde tiểu trong các cơ sở khám chữa bệnh. Quyết định 3916/QĐ-BYT 28/08/2017 Bộ Y Tế
  3. Catheter-associated urinary tract infection in adults. Uptodate 2023
  4. Catheter-Related Urinary Tract Infection (UTI). Medscape 2023
 30 lượt sử dụng

DANH MỤC


ICU & ED chuyển đổi số !

Chuyên về công cụ hỗ trợ thực hành (tools), cập nhật phác đồ điều trị (protocols), hướng dẫn về thủ thuật (procedures), tra cứu về thuốc (drugs) và xét nghiệm (tests), sơ đồ tiếp cận (approach algorithm). Giúp cải thiện tốc độ và độ chính xác trong chẩn đoán và điều trị.
Chuyên về công cụ hỗ trợ thực hành (tools), cập nhật phác đồ điều trị (protocols), hướng dẫn về thủ thuật (procedures), tra cứu về thuốc (drugs) và xét nghiệm (tests), sơ đồ tiếp cận (approach algorithm). Giúp cải thiện tốc độ và độ chính xác trong chẩn đoán và điều trị.
×

Kích vào đây để tải về

Chia sẻ

Dùng Camera điện thoại quét mã QR Code