Kiểm tra trạng thái tâm thần tối thiểu (MMSE)
Mini Mental State Examination (MMSE) Chia sẻ
GIỚI THIỆU
Thang đánh giá trạng thái tâm thần tối thiểu (MMSE) ban đầu được Folstein và cộng sự giới thiệu vào năm 1975 để phân biệt bệnh nhân tâm thần chức năng và thực thể. Đánh giá này có giá trị như một trắc nghiệm để chẩn đoán, đồng thời cũng có chức năng như một thang để lượng giá tình trạng suy giảm nhận thức.
Điểm tối đa là 30 điểm, điểm càng thấp mức độ suy giảm nhận thức càng nghiêm trọng.
Ý nghĩa điểm MMSE | |
---|---|
Điểm | Ý nghĩa |
≥24 | Không suy giảm nhận thức |
20-23 | Suy giảm nhận thức nhẹ, có thể cần giám sát, hỗ trợ |
14-19 | Suy giảm nhận thức trung bình, khiếm khuyết rõ, có thể cần giám sát 24/24 giờ |
≤13 | Suy giảm nhận thức nặng, khiếm khuyết nặng, cần giám sát 24/24 giờ và trợ giúp trong sinh hoạt hàng ngày |
Điểm tối đa là 30 điểm, điểm càng thấp mức độ mất trí nhớ càng nghiêm trọng. Một số hướng dẫn sử dụng ngưỡng phân loại này để đánh giá mức độ nhận thức.
Ý nghĩa điểm MMSE | |
---|---|
Điểm | Ý nghĩa |
≥24 | Không có chứng mất trí nhớ |
19-23 | Mất trí nhớ nhẹ |
10-18 | Mất trí nhớ trung bình |
≤9 | Mất trí nhớ nặng |
Điểm tối đa là 30 điểm, điểm càng thấp mức độ sa sút trí tuệ càng nghiêm trọng. Điểm < 24 gợi ý sa sút trí tuệ. Ngưỡng cắt có thể khác nhau tùy nguồn tài liệu tham khảo.
Ý nghĩa điểm MMSE | |
---|---|
Điểm | Ý nghĩa |
> 26 | Bình thường (ngưỡng cắt > 24 được sử dụng trong một số hướng dẫn khác). |
20-26 | Suy giảm nhận thức nhẹ, gửi chuyên khoa Thần Kinh, Lão khoa để tìm nguyên nhân, theo dõi MMSE 6 tháng/ lần, có thể cần trợ giúp (ngưỡng cắt 20 - 24 được sử dụng trong một số hướng dẫn khác). |
10-19 | Suy giảm nhận thức trung bình, cần gửi khám chuyên khoa Lão khoa, Thần kinh để chẩn đoán nguyên nhân. Đòi hỏi cần trợ giúp và giám sát 24/24 giờ |
< 10 | Suy giảm nhận thức nặng, đòi hỏi trợ giúp hoàn toàn trong sinh hoạt hàng ngày |