TRiP(cast) Score
Dự đoán nguy cơ thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch(VTE) ở bệnh nhân bị chấn thương chi dưới sau khi bó bột cố định Chia sẻ
GIỚI THIỆU
Sử dụng công cụ này để xác định nguy cơ thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch(VTE) trong 3 tháng ở bệnh nhân người lớn bị chấn thương chi dưới cần phải bất động. Đánh giá theo 3 tiêu chí: mức độ chấn thương, mức độ bất động và đặc điểm bệnh nhân. Tổng điểm của 3 tiêu chí được sử dụng để phân tần nguy cơ VTE của bệnh nhân.
Ý nghĩa điểm TriP(cast) | |
---|---|
Điểm | Nguy cơ VTE |
< 7 | Thấp |
≥ 7 | Cao (Dự phòng bằng thuốc) |
Bất động chi dưới do chấn thương là yếu tố nguy cơ gây thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch (VTE) với
tần suất có thể đến 3% . Tuy nhiên hiện nay chưa có đồng thuận giữa các hướng dẫn điều trị về việc chỉ
định dự phòng VTE bằng thuốc trên đối tượng này. Tháng 3/2024, nghiên cứu CASTING đăng tải trên tạp chí Lancet đã giới thiệu thang điểm TRiP(cast)
sử dụng để lựa chọn bệnh nhân sau chấn thương cần bất động chi dưới thích hợp cho dự phòng VTE bằng
thuốc. Những điểm nổi bật và đáng lưu ý của nghiên cứu này sẽ được tổng hợp trong bản tin dược lâm
sàng dưới đây.
CASTING là một thử nghiệm lâm sàng đa trung tâm được tiến hành tại 15 khoa Cấp Cứu ở Pháp và
Bỉ trong thời gian từ 6/2020 – 9/2021 với tổng cộng 2120 bệnh nhân được sàng lọc đưa vào nghiên cứu.
Việc đánh giá kết cục lâm sàng trong nghiên cứu được “làm mù”.
Thiết kế nghiên cứu |
---|
Tiêu chuẩn lựa chọn |
|
Tiêu chuẩn loại trừ |
|
Tiêu chí nghiên cứu |
So sánh tỉ lệ huyết khối tĩnh mạch và tỉ lệ chảy máu trong vòng 3 tháng sau chấn thương giữa 2 pha:
|
Can thiệp |
|
Kết quả nghiên cứu | |||
---|---|---|---|
Tiêu chí nghiên cứu | Pha can thiệp (N = 1505) |
Pha chứng (N = 603) |
|
Tiêu chí chính: Tỉ lệ VTE có triệu chứng ở nhóm TRiP(cast) < 7 trong pha can thiệp (n = 1159) (Được coi là ĐẠT khi tỉ lệ ghi nhận < 1% với ngưỡng trên của 95% CI < 2% | 0.7% (95% CI: 0.3–1.4) |
||
Tiêu chí phụ | Tỷ lệ VTE | 1.1% | 1.0% |
ARR (95% CI): 0.1% (-0.8 đến 1.1) | |||
Tỷ lệ VTE ở nhóm TRiP(cast) < 7 (nguy cơ THẤP) | 0.7% | 0.4% | |
ARR (95% CI): 0.3% (-0.2 đến 0.5) | |||
Tỷ lệ VTE ở nhóm TRiP(cast) ≥ 7 (nguy cơ CAO) | 2.6% | 2.8% | |
ARR (95% CI): -0.02% (-0.3 đến 0.3) | |||
Tỷ lệ chảy máu nghiêm trọng | 0.1% (1) | 0 | |
Tỉ lệ bệnh nhân sử dụng thuốc dự phòng huyết khối | 24.5% | 50.4%* |
Điểm TriP(cast) < 7 cho giá trị dự đoán âm tính (không gặp biến cố VTE) rất cao trong nghiên cứu - 0.99 (95% CI: 0.99 – 1.00) [8]. Kết quả này cho thấy hiệu quả của chiến lược phân tầng nguy cơ thuyên tắc trên bệnh nhân bất động chi, tương ứng với đó là phác đồ dự phòng huyết khối thích hợp theo từng nhóm nguy cơ. Điều này giúp hạn chế bớt chỉ định dự phòng huyết khối không cần thiết, từ đó có thể giảm thiểu nguy cơ xuất huyết liên quan đến thuốc chống đông cũng như những bất tiện cho người bệnh do phải sử dụng thuốc tiêm dưới da hàng ngày trong thời gian bất động chi. Bác sĩ điều trị cũng cho phản hồi tích cực khi sử dụng thang điểm TriP(cast) trong thực hành lâm sàng khi 96.0% (n = 1403/1462) bác sĩ tham gia nghiên cứu đánh giá mức độ hài lòng ≥ 3 (trên thang Likert 5 điểm).
Theo Khuyến cáo của Hội Tim Mạch Học Việt Nam về chẩn đoán, điều trị và dự phòng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch 2022.
Xem thêm: Dự phòng huyết khối tĩnh mạch ở bệnh nhân phẫu thuật chấn thương chỉnh hình(CTCH)
Sơ đồ tiếp cận dự phòng VTE ở bệnh nhân CTCH ngoại trú có bất động chi dưới
Bệnh nhân CTCH ngoại trú, có bất động chi dưới | ||||
---|---|---|---|---|
Đánh giá nguy cơ TTHKTM, nguy cơ chảy máu, chống chỉ định với thuốc chống đông | ||||
Nguy cơ TTHKTM | Thấp | CAO | ||
Chân bị cố định cứng, không chịu lực, hoặc bị chấn thương cấp (trật khớp, gãy xương, đứt gân hoàn toàn) | ||||
Bất động tạm thời với chi bị bó bột toàn phần/ bán phần ở trên/dưới gối? | ||||
Biện pháp dự phòng | Không bất động hoàn toàn, dụng cụ cố định không cứng, chịu được lực | Không | Có | |
Có ≥ 2 yếu tố nguy cơ kèm theo? - Trên 60 tuổi - BMI > 30 kg/m2 - Ung thư tiến triển - Hút thuốc lá - Điều trị hormon thay thế, thuốc tránh thai, tamoxifen - Có thai, hoặc ngay sau sinh -Tiền sử cá nhân, gia đình TTHKTM - Bệnh tăng đông đã biết - Suy, giãn tĩnh mạch - Bệnh đồng mắc nặng (suy tim, bệnh phổi, suy thận mạn) - Mới nằm viện, hoặc sau phẫu thuật lớn |
||||
Không | Có | |||
Dự phòng | Không | Cá thể hóa | Enoxaparin 40mg/ ngày | |
Thời gian dự phòng | Không | Duy trì đến khi hết bất động. Cân nhắc ngừng dự phòng nếu bất động quá 42 ngày |
Xem thêm: Dự phòng huyết khối tĩnh mạch ở bệnh nhân phẫu thuật chấn thương chỉnh hình(CTCH)