ICU & ED
For Doctors and Nurses
Đánh giá tình trạng dinh dưỡng
Đăng nhập
TÌM KIẾM

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng

Người lớn (> 18 tuổi), không mang thai dựa theo công cụ NRS(Nutritional Risk Screening)
 cập nhật: 19/3/2024
Chia sẻ
×

Chia sẻ


Tiêu chí Điểm
Tình trạng dinh dưỡng 
- Sụt cân (giảm) = [(cân nặng trước đây - cân nặng hiện tại) x 100] ÷ (cân nặng trước đây).
- Ăn kém(lượng ăn) = [(lượng ăn tuần qua) x 100] ÷ (lượng ăn khi khỏe)
3
2
1
0
Tình trạng bệnh nặng 
Tăng nhu cầu dinh dưỡng
3
2
1
0
Lớn tuổi 
Tuổi theo năm
1
0
Tổng điểm

GIỚI THIỆU
Bệnh nhân nhập viện điều trị cần đánh giá nguy cơ suy dinh dưỡng trong vòng 36 giờ và lên kế hoạch chăm sóc dinh dưỡng phù hợp.
ĐiểmCan thiệp
≥ 3 - Xác định đường nuôi dưỡng: đường miệng, qua sonde dạ dày, tĩnh mạch.
- Hội chẩn dinh dưỡng.
- Đánh giá lại sau 03 ngày.
< 3 - Bệnh nhân không cần can thiệp dinh dưỡng.
- Đánh giá lại hàng tuần (sau 07 ngày).

Quy định thực hiện đánh giá tình trạng dinh dưỡng.
  • Tiêu chí C7.3: người bệnh được đánh giá, theo dõi tình trạng dinh dưỡng trong thời gian nằm viện.
  • Phân loại và xác định chính xác nguy cơ suy dinh dưỡng không quá 36 giờ kể từ khi nhập viện.
Điều dưỡng nhận bệnh:
  • Cân trọng lượng (trường hợp khuyết chi cần tra bảng đối chiếu nhân trắc để ước tính cân nặng)
  • Đo chiều cao (nếu bệnh nhân không thể đứng, đo chiều dài sải tay cần tra bảng nhân trắc để ước tính chiều cao)
  • Tính BMI (cân nặng/ chiều cao2), ngoài ra ước tính BMI theo chu vi vòng cánh tay (tra bảng nhân trắc). Vòng cánh tay > 24.5 cm tương đương BMI < 20.5 kg/m2, vòng cánh tay < 22.5 cm tương đương BMI < 18.5 kg/m2, vòng cánh tay < 20.5 cm tương đương BMI < 16.0 kg/m2.
Tổ dinh dưỡng
  • Xây dựng phiếu đánh giá tình trạng dinh dưỡng
  • Hướng dẫn thực hiện
Bác sĩ điều trị
  • Khám và đánh giá tình trạng dinh dưỡng
  • Chỉ định chế độ ăn bệnh lý(ghi mã CĐA theo quy định bộ y tế vào tờ điều trị)
Sơ đồ tiếp cận đánh giá và can thiệp dinh dưỡng
Nên chỉ định xét nghiệm Albumin máu.
  • Albumin máu: xác định tình trạng thiếu hụt Protein, suy dinh dưỡng, chỉ định truyền Albumin (thời gian bán hủy T1/2 dài từ 12 - 18 ngày). Albumin máu < 30 g/L >> CẦN HỘI CHẨN DINH DƯỠNG.
  • Pre-albumin máu: theo dõi đáp ứng can thiệp dinh dưỡng, đáp ứng truyền Albumin (do T1/2 ngắn khoảng 2 ngày)
Dựa theo Quyết định số 2875/QĐ-BYT ngày 10/08/2006 Hướng dẫn chế độ ăn bệnh viện của Bộ Y Tế.

Ký hiệu CĐA được viết theo cách:
Hai chữ cái đầu của nhóm bệnh + số thứ tự + dạng chế biến (X)
  • Với dạng chế biến (X): Cơm, cháo, cháo xay, sữa, súp sonde, nước đường Malto,..
  • Ví dụ: BT01-Cơm, có nghĩa là bình thường, thứ tự 1, dạng chế biến là cơm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
  1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng (dành cho người ≥ 19 tuổi, không mang thai). Vinmec
  2. Hướng dẫn thực hiện Phiếu đánh giá tình trạng dinh dưỡng - Dành cho bệnh nhân nội trú trưởng thành. Bệnh viện đa khoa quốc tế Nam Sài Gòn
  3. Hướng dẫn chế độ ăn (CĐA) bệnh viện, theo quyết định số 2879/QĐ-BYTT ngày 10 tháng 8 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế
  4. Thông tư số 18/2020/TT-BYT Quy định về hoạt động dinh dưỡng trong bệnh viện
 2449 lượt xem VIP

DANH MỤC

Bố cục nội dung


ICU & ED chuyển đổi số !

Chuyên về công cụ hỗ trợ thực hành (tools), cập nhật phác đồ điều trị (protocols), hướng dẫn về thủ thuật (procedures), tra cứu về thuốc (drugs) và xét nghiệm (tests), sơ đồ tiếp cận (approach algorithm). Giúp cải thiện tốc độ và độ chính xác trong chẩn đoán và điều trị.
Chuyên về công cụ hỗ trợ thực hành (tools), cập nhật phác đồ điều trị (protocols), hướng dẫn về thủ thuật (procedures), tra cứu về thuốc (drugs) và xét nghiệm (tests), sơ đồ tiếp cận (approach algorithm). Giúp cải thiện tốc độ và độ chính xác trong chẩn đoán và điều trị.
×

Chia sẻ

Phiên bản miễn phí
Phiên bản VIP