ICU & ED
For Doctors and Nurses
Chuyển đổi kháng sinh đường tiêm sang đường uống
Đăng nhập
TÌM KIẾM

Chuyển đổi kháng sinh đường tiêm sang đường uống

Áp dụng cho người lớn điều trị nội trú
 cập nhật: 31/7/2022
Chia sẻ
×

Chia sẻ

Dùng Camera điện thoại(người nhận) quét mã QR Code



Tiêu chí Điểm
Tiêu chí lâm sàng Cần đạt đầy đủ các tiêu chí sau
1
1
1
1
1
1
Tổng điểm

GIỚI THIỆU
Chuyển đổi kháng sinh từ đường tiêm truyền sang đường uống giúp giảm chi phí nhưng không ảnh hưởng tới chất lượng điều trị, giúp thúc đẩy chính sách sử dụng kháng sinh hợp lý, an toàn. Nâng cao hiệu quả điều trị nhiễm trùng, đảm bảo an toàn, giảm thiểu biến cố bất lợi cho người bệnh, giảm khả năng xuất hiện đề kháng của vi sinh vật gây bệnh.
Ghi chú: 
  • Các triệu chứng của nhiễm trùng cải thiện tốt: Không sốt, không có dấu hiệu hạ thân nhiệt (nhiệt độ > 36oC và < 38.3oC trong vòng 24-48 giờ. CRP có xu hướng giảm. Đáp ứng miễn dịch ổn định BC > 4 x 109/L và BC < 12 x 109/L hoặc xu hướng về giới hạn bình thường. Không có mạch nhanh không rõ nguyên nhân. Không có tăng huyết áp không rõ nguyên nhân. Không thở nhanh.
Điểm Tiêu chuẩn chuyển sang kháng sinh đường uống
6 Đủ tiêu chuẩn
0-5 Chưa đủ tiêu chuẩn

Nhóm Định nghĩa Kháng sinh
1 Kháng sinh có sinh khả dụng đường uống cao (>90%), hấp thu tốt và dung nạp tốt ở liều tương tự liều đường tiêm Levofloxacin
Linezolid
Cotrimoxazol
Moxifloxacin
Fluconazol
Metronidazol
2 Kháng sinh có sinh khả dụng đường uống thấp hơn (70-80%) nhưng có thể bù trừ bằng tăng liều của kháng sinh uống Ciprofloxacin
Voriconazol
3 Kháng sinh có sinh khả dụng đường uống cao (>90%) nhưng có liều tối đa đường uống thấp hơn so với liều đường tiêm (do dung nạp tiêu hóa kém) Clindamycin
Cephalexin
Amoxicillin
4 Kháng sinh có sinh khả dụng đường uống thấp hơn và liều tối đa thấp hơn đường tiêm Cefuroxim
Ghi chú - Nhóm 1-2 có thể sử dụng ban đầu qua đường uống cho các nhiễm khuẩn không đe dọa tính mạng, bệnh nhân có huyết động ổn định và không có vấn đề về hấp thu, có thể sử dụng trong chuyển tiếp IV/PO nếu đáp ứng điều kiện lâm sàng.
- Nhóm 3-4 có thể sử dụng trong chuyển tiếp IV/PO theo nguyên tắc: sau khi nhiễm khuẩn cơ bản đã được giải quyết bằng kháng sinh đường tiêm ban đầu, kết hợp tác dụng của kháng sinh với tình trạng miễn dịch của người bệnh.
  1. Điều trị tiếp nối (sequential therapy): chuyển từ kháng sinh đường tiêm sang kháng sinh đường uống cùng hoạt chất.
  2. Điều trị chuyển đổi kháng sinh tiêm uống (Switch therapy): chuyển đổi từ kháng sinh đường tiêm sang kháng sinh đường uống cùng nhóm, nhưng kháng sinh đường uống có thể là hoạt chất khác, có cùng hoạt lực và phổ tác dụng.
  3. Điều trị xuống thang (Scale down therapy): Chuyển đổi từ kháng sinh đường tiêm sang kháng sinh đường uống khác có thể cùng loại, cùng nhóm hoặc khác nhóm với kháng sinh đường tiêm. Tuy nhiên, tần suất, liều dùng và phổ tác dụng có thể không hoàn toàn tương tự như kháng sinh đường tiêm.
Kháng sinh tĩnh mạch Kháng sinh đường uống
Levofloxacin 500 mỗi 12 giờ hoặc 750mg mỗi 24 giờ Levofloxacin 500 mỗi 12 giờ hoặc 750mg mỗi 24 giờ
Moxifloxacin 400mg mỗi 24 giờ Moxifloxacin 400mg mỗi 24 giờ
Linezolid 600mg mỗi 12 giờ Linezolid 600mg mỗi 12 giờ
Fluconazol200-400mg mỗi 24 giờ Fluconazol200-400mg mỗi 24 giờ
Metronidazol 500mg mỗi 12 giờ Metronidazol 500mg mỗi 12 giờ
Doxycylin 100-200mg mỗi 12 giờ Doxycyclin 100-200mg mỗi 12 giờ
Minocyclin 200mg mỗi 12 giờ Minocyclin 200mg mỗi 12 giờ
Clarithromycin 500mg mỗi 12 giờ Clarithromycin 500mg mỗi 12 giờ
Azithromycin 500mg mỗi 24 giờ Azithromycin 500mg mỗi 24 giờ
Ciprofloxacin 400mg mỗi 12 giờ Ciprofloxacin 500mg mỗi 12 giờ
Voriconazol 200mg mỗi 12 giờ Voriconazol 200mg mỗi 12 giờ
Ampicillin/sulbactam (liều theo ampicillin) 1-2g mỗi 6 giờ Amoxicillin/acid clavulanic (liều theo amoxicillin) 500-1000mg mỗi 8 giờ
Cefazolin 1-2g mỗi 8 giờ Cephalexin 500mng mỗi 6 giờ
Cefotaxim 1g mỗi 12 giờ Ciprofloxacin 500-750mg mỗi 12 giờ
Ceftriaxon 1-2g mỗi 24 giờ Ciprofloxacin 500-750mg mỗi 12 giờ hoặc amoxicillin/ acid clavulanic 875/125mg mỗi 12 giờ
Cefuroxim 750mg-1,5g mỗi 8 giờ Cefuroxim axetil 500mg-1g mỗi 12 giờ
Cloxacillin 1g mỗi 6 giờ Cloxacillin 500mg mỗi 6 giờ
Clindamycin 600mg mỗi 8 giờ Clindamycin 300-450mg mỗi 6 giờ
Vancomycin (liều theo khuyến cáo) Linezolid 600mg mỗi 12 giờ
Ceftazidim hoặc cefepim (2g mỗi 8 giờ) Ciprofloxacin (750mg mỗi 12 giờ) hoặc levofloxacin (500mg mỗi 12 giờ hoặc 750mg mỗi 24 giờ)
Gentamicin 5mg/kg mỗi 24 giờ Ciprofloxacin (750mg mỗi 12 giờ) hoặc levofloxacin (500mg mỗi 12 giờ hoặc 750mg mỗi 24 giờ)
Gentamicin 5mg/kg mỗi 24 giờ Ciprofloxacin 500mg mỗi 12 giờ (750mg mỗi 12 giờ cho trường hợp nhiễm P.aeruginosa)
Tobramycin 5mg/kg mỗi 24 giờ Ciprofloxacin 500mg mỗi 12 giờ (750mg mỗi 12 giờ cho trường hợp nhiễm P.aeruginosa)

TÀI LIỆU THAM KHẢO
  1. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUẢN LÝ SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG BỆNH VIỆN. Ban hành kèm theo Quyết định số 5631 ngày 31 tháng 12 năm 2020. Bộ Y Tế
  2. INTRAVENOUS TO ORAL CONVERSION FOR ANTIMICROBIALS. Clinical Practice Standard
TÀI LIỆU THAM KHẢO
  1. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUẢN LÝ SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG BỆNH VIỆN. Ban hành kèm theo Quyết định số 5631 ngày 31 tháng 12 năm 2020. Bộ Y Tế
  2. INTRAVENOUS TO ORAL CONVERSION FOR ANTIMICROBIALS. Clinical Practice Standard
 1269 lượt sử dụng

DANH MỤC


ICU & ED chuyển đổi số !

Chuyên về công cụ hỗ trợ thực hành (tools), cập nhật phác đồ điều trị (protocols), hướng dẫn về thủ thuật (procedures), tra cứu về thuốc (drugs) và xét nghiệm (tests), sơ đồ tiếp cận (approach algorithm). Giúp cải thiện tốc độ và độ chính xác trong chẩn đoán và điều trị.
Chuyên về công cụ hỗ trợ thực hành (tools), cập nhật phác đồ điều trị (protocols), hướng dẫn về thủ thuật (procedures), tra cứu về thuốc (drugs) và xét nghiệm (tests), sơ đồ tiếp cận (approach algorithm). Giúp cải thiện tốc độ và độ chính xác trong chẩn đoán và điều trị.
×

Kích vào đây để tải về

Chia sẻ

Dùng Camera điện thoại quét mã QR Code